Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ công tác bảo đảm chương trình, kế hoạch đề ra; chất lượng và hiệu quả ngày càng nâng cao. Cùng với đó là thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 76/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tổ chức lớp tuấn huấn cho đại biểu HĐND cấp xã
Để triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 06/KH-HĐND ngày 28/01/2022; trong đó đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể theo từng năm, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án.
Thường trực HĐND tỉnh đã tích cực triển khai Đề án, với nhiều nhiệm vụ quan trọng, như: Trang bị trên 1.700 cuốn sách pháp luật cho HĐND cấp xã; biên soạn, phát hành cuốn “Cẩm nang hướng dẫn hoạt động của HĐND cấp xã”; xây dựng 04 chuyên đề về nâng cao chất lượng kỳ họp, phiên họp; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát; nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp; trong đó tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐNĐ cấp xã với 23 lớp, tổng số 1.184 đại biểu.
Đã duy trì tổ chức hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện; tổ chức đoàn 90 đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện dự thính phiên họp kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV; tổ chức các đoàn đại biểu đi học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Hội đồng nhân dân, chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới, gắn với phát triển du lịch.
Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng Đề án chuyển đổi số trong hoạt động của HĐND tỉnh; xây dựng tiêu chí đánh giá, chấm điểm đại biểu HĐND tỉnh hằng năm, góp phần nâng cao công tác quản lý và điều hành của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát thường xuyên hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Qua giám sát, đã kịp thời hướng dẫn về những khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong quá trình thực hiện các nội dung của Đề án và việc thực hiện toàn diện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, nhất là đối với cấp xã.
Trong năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án; trong đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh; xây dựng chương trình kỳ họp khoa học, chặt chẽ, bảo đảm các nội dung theo quy định, dành nhiều thời gian chất vấn, thảo luận. Tổ chức các kỳ họp chuyên đề để quyết định kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề; trọng tâm là thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hoà hoạt động giám sát tránh trùng lặp về thời gian, đối tượng, phạm vi giám sát. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát thường xuyên tập trung vào tình hình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức thực hiện các nghị quyết, cơ chế, chính sách được Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh ban hành; giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và công dân, việc thực hiện các nghị quyết, kết luận sau giám sát.
Tổ chức các phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh về những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh, cử tri và Nhân dân quan tâm, những vấn đề mới, phức tạp, vấn đề có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập ở địa phương trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; những nội dung còn có tồn tại, hạn chế mà chưa có giải pháp khắc phục.
Tăng cường tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp. Tổ chức các Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp bốn bên giữa Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong tổ chức triển khai các hoạt động. Tích cực phối hợp với các Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong hoạt động giám sát, khảo sát việc thi hành pháp luật tại địa phương./.
Ban Biên tập
Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ công tác bảo đảm chương trình, kế hoạch đề ra; chất lượng và hiệu quả ngày càng nâng cao. Cùng với đó là thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 76/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Để triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 06/KH-HĐND ngày 28/01/2022; trong đó đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể theo từng năm, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án.
Thường trực HĐND tỉnh đã tích cực triển khai Đề án, với nhiều nhiệm vụ quan trọng, như: Trang bị trên 1.700 cuốn sách pháp luật cho HĐND cấp xã; biên soạn, phát hành cuốn “Cẩm nang hướng dẫn hoạt động của HĐND cấp xã”; xây dựng 04 chuyên đề về nâng cao chất lượng kỳ họp, phiên họp; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát; nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp; trong đó tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐNĐ cấp xã với 23 lớp, tổng số 1.184 đại biểu.
Đã duy trì tổ chức hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện; tổ chức đoàn 90 đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện dự thính phiên họp kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV; tổ chức các đoàn đại biểu đi học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Hội đồng nhân dân, chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới, gắn với phát triển du lịch.
Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng Đề án chuyển đổi số trong hoạt động của HĐND tỉnh; xây dựng tiêu chí đánh giá, chấm điểm đại biểu HĐND tỉnh hằng năm, góp phần nâng cao công tác quản lý và điều hành của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát thường xuyên hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Qua giám sát, đã kịp thời hướng dẫn về những khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong quá trình thực hiện các nội dung của Đề án và việc thực hiện toàn diện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, nhất là đối với cấp xã.
Trong năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án; trong đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh; xây dựng chương trình kỳ họp khoa học, chặt chẽ, bảo đảm các nội dung theo quy định, dành nhiều thời gian chất vấn, thảo luận. Tổ chức các kỳ họp chuyên đề để quyết định kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề; trọng tâm là thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hoà hoạt động giám sát tránh trùng lặp về thời gian, đối tượng, phạm vi giám sát. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát thường xuyên tập trung vào tình hình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức thực hiện các nghị quyết, cơ chế, chính sách được Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh ban hành; giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và công dân, việc thực hiện các nghị quyết, kết luận sau giám sát.
Tổ chức các phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh về những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh, cử tri và Nhân dân quan tâm, những vấn đề mới, phức tạp, vấn đề có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập ở địa phương trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; những nội dung còn có tồn tại, hạn chế mà chưa có giải pháp khắc phục.
Tăng cường tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp. Tổ chức các Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp bốn bên giữa Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong tổ chức triển khai các hoạt động. Tích cực phối hợp với các Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong hoạt động giám sát, khảo sát việc thi hành pháp luật tại địa phương./.