Sign In

Tin Hoạt động >> Chính trị

Kỳ họp thứ 10 - Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn dân chủ, xây dựng, trách nhiệm

12/12/2022 08:45:10 Xem cỡ chữ Google
HĐND - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10/12, Kỳ họp thứ 10 - Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Vân, Tổ đại biểu huyện Lục Yên chất vấn tại Kỳ họp

Đây là nội dung được cử tri toàn tỉnh đặc biệt quan tâm theo dõi, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái. Do đó, ngay khi bước vào phiên họp, Chủ tọa điều hành Kỳ họp đã định hướng và đề nghị đại biểu nêu vấn đề chất vấn ngắn gọn, trọng tâm, là các vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu, cử tri, Nhân dân quan tâm; các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước; hoặc qua khảo sát, giám sát phát hiện hạn chế, bất cập cần được chất vấn để làm rõ và đưa ra những yêu cầu, giải pháp để kịp thời khắc phục.

Trong phiên chất vấn đã có 9 lượt đại biểu HĐND tỉnh nêu vấn đề chất vấn tập trung vào các nhóm vấn đề: Việc thực hiện ba Chương trình MTQG; việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư; việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các vấn đề liên quan đến các ngành: Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Ban Dân tộc tỉnh.

Ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn

Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn của đại biểu Hoàng Thị Thanh Vân, tổ đại biểu huyện Lục Yên, về việc nêu rõ nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nội dung, dự án các chương trình MTQG; trách nhiệm và những giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình trong thời gian tới.

Về vấn đề trên, ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ba chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn đoạn 2021 - 2025 gồm: xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững. Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các sở, ngành và các địa phương đã tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025; lập phương án phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đảm bảo không trùng lặp với các Chương trình MTQG khác triển khai trên địa bàn tỉnh. Ngày 27/6/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND về giao kế hoạch thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình MTQG với tổng vốn là 249,46 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư đã phân bổ xong cho các địa phương. Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện theo kế hoạch. Đối với vốn sự nghiệp, hiện UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2409/QĐ-UBND ngày 07/12/2022 phân bổ và giao dự toán kinh phí sự nghiệp cho các sở, ngành, các địa phương để triển khai thực hiện. Như vậy, đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2022 đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đồng bộ, đúng trình tự và không có khó khăn vướng mắc.

Cũng trả lời chất vấn về vấn đề trên, ông Ngô Thanh Giang - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ ra một số nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, như: chương trình của giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước; số dự án, tiểu dự án thành phần nhiều hơn; đối tượng, phạm vi hỗ trợ rộng hơn; cơ chế quản lý phức tạp hơn nên các cấp, các ngành cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, hướng dẫn triển khai. Nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của các bộ, ngành Trung ương ban hành chậm. Nội dung một số văn bản của Trung ương còn có nhiều điểm vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với thực tế, gây ra những khó khăn cho các địa phương khi triển khai thực hiện. Ngoài ra, nguồn kinh phí thực hiện chương trình năm 2022 khá lớn, lại được giao muộn hơn so với cùng kỳ mọi năm trong khi các văn bản liên quan chưa được ban hành đầy đủ làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình trong thời gian tới, đề nghị các sở, ngành trên địa bàn tỉnh khẩn trương hoàn tất việc trình UBND tỉnh ban hành hoặc báo cáo UBND trình HĐND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để triển khai thực hiện chương trình; đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình ngay sau khi các văn bản liên quan được ban hành đầy đủ.

Đề nghị UBND tỉnh quan tâm, sớm phân bổ chi tiết khoản kinh phí thực hiện Chương trình năm 2022 cho các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình để tổng hợp, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn kết quả triển khai thực hiện Chương trình với trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và người đứng đầu; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chương trình.

Ông Trần Xuân Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trả lời chất vấn

Trả lời chất vấn vấn đề liên quan đến thực hiện chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Trần Xuân Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Đến nay, nguồn vốn đầu tư đã giao chi tiết đạt 89,7%, nguồn vốn sự nghiệp giao chi tiết đạt 59,3%. Việc để chậm chễ trong giao vốn, Ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm trong việc phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã trong việc tham mưu phân bổ nguồn vốn để triển khai thực hiện.

Ông Thủy cũng nêu nguyên nhân các dự án của chương trình chưa đồng bộ là do năm đầu triển khai thực hiện các dự án mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành dẫn đến vướng mắc trong ban hành hướng dẫn của c