Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND tỉnh, mà còn quyết định chất lượng ban hành nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong thực tiễn hoạt động, HĐND tỉnh Yên Bái đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng kỳ họp. Để chuẩn bị tốt các kỳ họp, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện đầy đủ, đồng bộ các công việc như: Xây dựng nội dung, chương trình kỳ họp; tổ chức khảo sát, thẩm tra; nội dung thảo luận và chất vấn; tiếp xúc cử tri; tuyên truyền các nội dung của kỳ họp... HĐND tỉnh Yên Bái đã linh hoạt trong việc tổ chức kỳ họp, cơ bản tổ chức theo hình thức trực tiếp; đối với thời điểm tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã tổ chức họp trực tuyến để kịp thời ban hành các chính sách của tỉnh.
Lễ ký kết quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021 – 2026 giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND - UBND – Ủy ban MTTQ tỉnh.
Để kỳ họp đạt kết quả cao đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND với Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Thực tế, đối với tỉnh Yên Bái, ngay từ đầu nhiệm kỳ đã ban hành Quy chế phối hợp công tác 4 bên giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Các bên phối hợp hiệu quả trong các hoạt động, nhất là công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp của HĐND tỉnh và đã đạt được số kết quả trong công tác phối hợp chuẩn bị kỳ họp như sau:
Về chuẩn bị nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh:
Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành để đề xuất với Tỉnh uỷ đưa danh mục các đề án, chính sách của HĐND tỉnh vào Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thường trực HĐND tỉnh sớm có công văn đề nghị UBND tỉnh đăng ký danh mục các nội dung trình kỳ họp. Đảng đoàn HĐND tỉnh trình Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương về nội dung, chương trình kỳ họp, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách... thuộc thẩm quyền theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của chính quyền cấp tỉnh.
Quan tâm ban hành các nghị quyết liên quan trực tiếp đến hoạt động của HĐND tỉnh như: Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026; nghị quyết về chương trình giám sát, kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh đúng quy định. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh đã tham mưu trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động của HĐND; trình HĐND tỉnh thông qua “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026”, với mục tiêu: Xây dựng HĐND các cấp vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HĐND trong việc quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo hướng thiết thực, hiệu quả. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của đại biểu trong các hoạt động của HĐND và đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.
Chỉ đạo các Ban của HĐND tỉnh phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành thực hiện tốt công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp:
Sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh đăng ký nội dung trình kỳ họp, Thường trực HĐND đã phân công các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình kỳ họp; phối hợp tham gia cùng các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh từ khâu xây dựng dự thảo văn bản, tham dự các hội nghị thẩm định, các cuộc khảo sát thực tế … để nắm bắt quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết.
Thực hiện quy chế làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức các hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến và quyết định các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh; lãnh đạo chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh được mời tham dự để nắm bắt các định hướng, chỉ đạo của Tỉnh ủy về nội dung được phân công thẩm tra, là cơ sở quan trọng để các Ban hoàn thiện các nội dung trình kỳ họp.
Thường trực HĐND tỉnh tham gia trực tiếp công tác khảo sát và thẩm tra các nội dung trình kỳ họp của các Ban HĐND tỉnh. Sau hội nghị thẩm tra, trong trường hợp cần thiết, yêu cầu các Ban HĐND tỉnh tiếp tục khảo sát thực tế và làm việc với các ngành để làm rõ thêm những nội dung đại biểu quan tâm về các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Đối với những nội dung đã đăng ký trình kỳ họp theo kế hoạch nhưng chưa đảm bảo quy trình và chất lượng, sẽ dành thời gian để UBND tỉnh thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng dự thảo nghị quyết, thực hiện việc lấy ý kiến tham gia đầy đủ và thẩm định văn bản kỹ lưỡng; sau đó tổ chức kỳ họp chuyên đề để quyết định vào thời gian sớm nhất, đảm bảo kịp thời để UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Quan tâm mở rộng thành phần đại biểu mời tham dự kỳ họp: Là cử tri đại diện cho các thành phần công nhân, công giáo, phật giáo, thanh niên trí thức trẻ, cán bộ hưu trí, Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, Hội người cao tuổi, người có uy tín tiêu biểu, đại diện hộ gia đình làm kinh tế giỏi, người dân tộc thiểu số, Bí thư Chi bộ tiêu biểu, cán bộ thuộc Đề án của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”. Việc lựa chọn thành phần được linh hoạt theo tính chất, nội dung từng kỳ họp để các đại biểu tham gia ý kiến, từ đó, giúp HĐND tỉnh đưa ra những quyết định đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng của nghị quyết ban hành.
Tăng cường giám sát tại kỳ họp: Thông qua xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các ngành chức năng. Đặc biệt, là xem xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo chuyên đề về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh; báo cáo việc tổ chức thực hiện các nội dung thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh giữa 2 kỳ họp.
Xây dựng chương trình kỳ họp, chương trình điều hành chi tiết kỳ họp đảm bảo khoa học, hợp lý: Dành thời gian hợp lý cho hoạt động thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn. Các đại biểu HĐND cơ sở, đại biểu cử tri, đại biểu thuộc Đề án, Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện được khuyến khích tham gia phát biểu thảo luận. Hoạt động chất vấn được đổi mới, thành phần chất vấn được mở rộng, không chỉ chất vấn các uỷ viên Ủy ban nhân dân tỉnh mà còn yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị có liên quan giải trình làm rõ thêm, đồng thời cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu về các nội dung mà thành viên UBND tỉnh giải trình chưa cụ thể để vấn đề chất vấn được trả lời rõ ràng, thỏa đáng.
Chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp: HĐND tỉnh Yên Bái phát huy hiệu quả “Kỳ họp không giấy”, tài liệu kỳ họp được chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp theo trình tự nội dung, chương trình gửi cho các đại biểu HĐND thông qua hệ thống thông tin điện tử để đại biểu sớm tiếp cận và có nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị các nội dung tại kỳ họp. Vì vậy đã rút ngắn thời gian phát hành, chuyển tài liệu kỳ họp kịp thời cho đại biểu (giảm 95% giấy tờ, 40% chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu kỳ họp).
Phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh trong công tác tiếp xúc cử tri và giải quyết kiến nghị của cử tri:
Trước và sau các kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri. Một số hội nghị tiếp xúc cử tri có sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri đã mời lãnh đạo các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri tham dự, vì vậy một số kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết đã được trả lời ngay tại hội nghị tiếp xúc cử tri.
Phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp đầy đủ kiến nghị của cử tri gửi các kỳ họp HĐND tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh tích cực chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm để các sở, ban, ngành xem xét, trả lời, giải quyết các kiến nghị của cử tri theo đề nghị của Thường trực HĐND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và cáo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh. Các báo cáo trả lời giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh, Báo Yên Bái. Căn cứ vào nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri theo từng lĩnh vực, Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc giải quyết.
Ngoài việc tiếp xúc cử tri theo kế hoạch, các đại biểu HĐND tỉnh là lãnh đạo tỉnh, trưởng các sở ngành, đoàn thể hàng tháng đều tham dự họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, dự sinh hoạt chi bộ tại các huyện, xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công phụ trách để kịp thời chỉ đạo, định hướng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Nhìn chung, các ý kiến, kiến nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời. Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền.
Với công tác chuẩn bị chu đáo, khoa học, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh Yên Bái đã tổ chức 05 thành công kỳ họp, ban hành 58 nghị quyết. Đặc biệt đã ban hành 20 chính sách thực hiện Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, có các chính sách, nghị quyết cho cả nhiệm kỳ về: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông nông thôn; hỗ trợ ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; các đề án, chính sách phát triển giáo dục đào tạo; hỗ trợ phát triển du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Các nghị quyết ban hành đã tạo tiền đề cho việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh, kịp thời phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.
Để nâng cao chất lượng phối hợp trong công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái xin được trao đổi một số kinh nghiệm và giải pháp như sau:
Thứ nhất, Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh sớm thống nhất nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp với Uỷ ban nhân dân dân tỉnh, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương về nội dung, chương trình kỳ họp; thường xuyên chỉ đạo đổi mới công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các Ban, Văn phòng trong việc chuẩn bị các nội dung, chương trình kỳ họp.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện đúng quy trình và nâng cao chất lượng soạn thảo các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, đặc biệt là các nghị quyết quy phạm pháp luật phải đúng quy trình chặt chẽ, đáp ứng các yếu tố cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, hồ sơ và gửi tài liệu đúng thời gian quy định sẽ tạo điều kiện cho các Ban HĐND tỉnh có đủ thời gian để khảo sát, thẩm tra, góp phần nâng cao chất lượng nghị quyết.
Thứ ba, các Ban của HĐND tỉnh chuẩn bị và tổ chức tốt hoạt động thẩm tra. Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành trong quá trình xây dựng nghị quyết; tổ chức khảo sát tình hình thực tế đối với những chính sách có phạm vi tác động lớn, liên quan đến quyền lợi của nhiều đối tượng, các chính sách an sinh xã hội. Báo cáo thẩm tra thể hiện rõ tính phản biện, rõ quan điểm, cung cấp nhiều thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu HĐND tỉnh trong quá trình xem xét, quyết nghị tại kỳ họp.
Thứ tư, nâng cao vai trò Chủ tọa kỳ họp trong các hoạt động điều hành kỳ họp. Bố trí thời gian các phiên họp hợp lý, rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo, tờ trình (trình bày bản tóm tắt), tập trung thời gian để đại biểu thảo luận tại tổ, thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình. Khi xét thấy cần thiết, chủ tọa yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu quan tâm để thống nhất trước khi đại biểu biểu quyết thông qua tại kỳ họp.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong công tác tiếp xúc cử tri, tổng hợp đầy đủ kiến nghị của cử tri và tuyên truyền các nghị quyết thông qua các kỳ họp; đồng thời động viên nhân dân tự giác thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh.
Thứ sáu, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tăng cường phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trong việc tham mưu chuẩn bị các nội dung trình kỳ họp; đôn đốc việc gửi tài liệu kỳ họp đúng tiến độ để kịp thời gửi đại biểu nghiên cứu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động HĐND tỉnh; chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công các kỳ họp HĐND tỉnh./.
Ban Biên tập
Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND tỉnh, mà còn quyết định chất lượng ban hành nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong thực tiễn hoạt động, HĐND tỉnh Yên Bái đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng kỳ họp. Để chuẩn bị tốt các kỳ họp, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện đầy đủ, đồng bộ các công việc như: Xây dựng nội dung, chương trình kỳ họp; tổ chức khảo sát, thẩm tra; nội dung thảo luận và chất vấn; tiếp xúc cử tri; tuyên truyền các nội dung của kỳ họp... HĐND tỉnh Yên Bái đã linh hoạt trong việc tổ chức kỳ họp, cơ bản tổ chức theo hình thức trực tiếp; đối với thời điểm tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã tổ chức họp trực tuyến để kịp thời ban hành các chính sách của tỉnh. Để kỳ họp đạt kết quả cao đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND với Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Thực tế, đối với tỉnh Yên Bái, ngay từ đầu nhiệm kỳ đã ban hành Quy chế phối hợp công tác 4 bên giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Các bên phối hợp hiệu quả trong các hoạt động, nhất là công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp của HĐND tỉnh và đã đạt được số kết quả trong công tác phối hợp chuẩn bị kỳ họp như sau:
Về chuẩn bị nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh:
Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành để đề xuất với Tỉnh uỷ đưa danh mục các đề án, chính sách của HĐND tỉnh vào Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thường trực HĐND tỉnh sớm có công văn đề nghị UBND tỉnh đăng ký danh mục các nội dung trình kỳ họp. Đảng đoàn HĐND tỉnh trình Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương về nội dung, chương trình kỳ họp, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách... thuộc thẩm quyền theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của chính quyền cấp tỉnh.
Quan tâm ban hành các nghị quyết liên quan trực tiếp đến hoạt động của HĐND tỉnh như: Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026; nghị quyết về chương trình giám sát, kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh đúng quy định. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh đã tham mưu trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động của HĐND; trình HĐND tỉnh thông qua “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026”, với mục tiêu: Xây dựng HĐND các cấp vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HĐND trong việc quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo hướng thiết thực, hiệu quả. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của đại biểu trong các hoạt động của HĐND và đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.
Chỉ đạo các Ban của HĐND tỉnh phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành thực hiện tốt công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp:
Sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh đăng ký nội dung trình kỳ họp, Thường trực HĐND đã phân công các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình kỳ họp; phối hợp tham gia cùng các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh từ khâu xây dựng dự thảo văn bản, tham dự các hội nghị thẩm định, các cuộc khảo sát thực tế … để nắm bắt quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết.
Thực hiện quy chế làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức các hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến và quyết định các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh; lãnh đạo chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh được mời tham dự để nắm bắt các định hướng, chỉ đạo của Tỉnh ủy về nội dung được phân công thẩm tra, là cơ sở quan trọng để các Ban hoàn thiện các nội dung trình kỳ họp.
Thường trực HĐND tỉnh tham gia trực tiếp công tác khảo sát và thẩm tra các nội dung trình kỳ họp của các Ban HĐND tỉnh. Sau hội nghị thẩm tra, trong trường hợp cần thiết, yêu cầu các Ban HĐND tỉnh tiếp tục khảo sát thực tế và làm việc với các ngành để làm rõ thêm những nội dung đại biểu quan tâm về các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Đối với những nội dung đã đăng ký trình kỳ họp theo kế hoạch nhưng chưa đảm bảo quy trình và chất lượng, sẽ dành thời gian để UBND tỉnh thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng dự thảo nghị quyết, thực hiện việc lấy ý kiến tham gia đầy đủ và thẩm định văn bản kỹ lưỡng; sau đó tổ chức kỳ họp chuyên đề để quyết định vào thời gian sớm nhất, đảm bảo kịp thời để UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Quan tâm mở rộng thành phần đại biểu mời tham dự kỳ họp: Là cử tri đại diện cho các thành phần công nhân, công giáo, phật giáo, thanh niên trí thức trẻ, cán bộ hưu trí, Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, Hội người cao tuổi, người có uy tín tiêu biểu, đại diện hộ gia đình làm kinh tế giỏi, người dân tộc thiểu số, Bí thư Chi bộ tiêu biểu, cán bộ thuộc Đề án của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”. Việc lựa chọn thành phần được linh hoạt theo tính chất, nội dung từng kỳ họp để các đại biểu tham gia ý kiến, từ đó, giúp HĐND tỉnh đưa ra những quyết định đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng của nghị quyết ban hành.
Tăng cường giám sát tại kỳ họp: Thông qua xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các ngành chức năng. Đặc biệt, là xem xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo chuyên đề về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh; báo cáo việc tổ chức thực hiện các nội dung thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh giữa 2 kỳ họp.
Xây dựng chương trình kỳ họp, chương trình điều hành chi tiết kỳ họp đảm bảo khoa học, hợp lý: Dành thời gian hợp lý cho hoạt động thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn. Các đại biểu HĐND cơ sở, đại biểu cử tri, đại biểu thuộc Đề án, Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện được khuyến khích tham gia phát biểu thảo luận. Hoạt động chất vấn được đổi mới, thành phần chất vấn được mở rộng, không chỉ chất vấn các uỷ viên Ủy ban nhân dân tỉnh mà còn yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị có liên quan giải trình làm rõ thêm, đồng thời cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu về các nội dung mà thành viên UBND tỉnh giải trình chưa cụ thể để vấn đề chất vấn được trả lời rõ ràng, thỏa đáng.
Chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp: HĐND tỉnh Yên Bái phát huy hiệu quả “Kỳ họp không giấy”, tài liệu kỳ họp được chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp theo trình tự nội dung, chương trình gửi cho các đại biểu HĐND thông qua hệ thống thông tin điện tử để đại biểu sớm tiếp cận và có nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị các nội dung tại kỳ họp. Vì vậy đã rút ngắn thời gian phát hành, chuyển tài liệu kỳ họp kịp thời cho đại biểu (giảm 95% giấy tờ, 40% chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu kỳ họp).
Phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh trong công tác tiếp xúc cử tri và giải quyết kiến nghị của cử tri:
Trước và sau các kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri. Một số hội nghị tiếp xúc cử tri có sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri đã mời lãnh đạo các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri tham dự, vì vậy một số kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết đã được trả lời ngay tại hội nghị tiếp xúc cử tri.
Phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp đầy đủ kiến nghị của cử tri gửi các kỳ họp HĐND tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh tích cực chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm để các sở, ban, ngành xem xét, trả lời, giải quyết các kiến nghị của cử tri theo đề nghị của Thường trực HĐND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và cáo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh. Các báo cáo trả lời giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh, Báo Yên Bái. Căn cứ vào nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri theo từng lĩnh vực, Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc giải quyết.
Ngoài việc tiếp xúc cử tri theo kế hoạch, các đại biểu HĐND tỉnh là lãnh đạo tỉnh, trưởng các sở ngành, đoàn thể hàng tháng đều tham dự họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, dự sinh hoạt chi bộ tại các huyện, xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công phụ trách để kịp thời chỉ đạo, định hướng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Nhìn chung, các ý kiến, kiến nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời. Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền.
Với công tác chuẩn bị chu đáo, khoa học, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh Yên Bái đã tổ chức 05 thành công kỳ họp, ban hành 58 nghị quyết. Đặc biệt đã ban hành 20 chính sách thực hiện Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, có các chính sách, nghị quyết cho cả nhiệm kỳ về: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông nông thôn; hỗ trợ ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; các đề án, chính sách phát triển giáo dục đào tạo; hỗ trợ phát triển du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Các nghị quyết ban hành đã tạo tiền đề cho việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh, kịp thời phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.
Để nâng cao chất lượng phối hợp trong công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái xin được trao đổi một số kinh nghiệm và giải pháp như sau:
Thứ nhất, Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh sớm thống nhất nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp với Uỷ ban nhân dân dân tỉnh, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương về nội dung, chương trình kỳ họp; thường xuyên chỉ đạo đổi mới công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các Ban, Văn phòng trong việc chuẩn bị các nội dung, chương trình kỳ họp.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện đúng quy trình và nâng cao chất lượng soạn thảo các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, đặc biệt là các nghị quyết quy phạm pháp luật phải đúng quy trình chặt chẽ, đáp ứng các yếu tố cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, hồ sơ và gửi tài liệu đúng thời gian quy định sẽ tạo điều kiện cho các Ban HĐND tỉnh có đủ thời gian để khảo sát, thẩm tra, góp phần nâng cao chất lượng nghị quyết.
Thứ ba, các Ban của HĐND tỉnh chuẩn bị và tổ chức tốt hoạt động thẩm tra. Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành trong quá trình xây dựng nghị quyết; tổ chức khảo sát tình hình thực tế đối với những chính sách có phạm vi tác động lớn, liên quan đến quyền lợi của nhiều đối tượng, các chính sách an sinh xã hội. Báo cáo thẩm tra thể hiện rõ tính phản biện, rõ quan điểm, cung cấp nhiều thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu HĐND tỉnh trong quá trình xem xét, quyết nghị tại kỳ họp.
Thứ tư, nâng cao vai trò Chủ tọa kỳ họp trong các hoạt động điều hành kỳ họp. Bố trí thời gian các phiên họp hợp lý, rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo, tờ trình (trình bày bản tóm tắt), tập trung thời gian để đại biểu thảo luận tại tổ, thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình. Khi xét thấy cần thiết, chủ tọa yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu quan tâm để thống nhất trước khi đại biểu biểu quyết thông qua tại kỳ họp.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong công tác tiếp xúc cử tri, tổng hợp đầy đủ kiến nghị của cử tri và tuyên truyền các nghị quyết thông qua các kỳ họp; đồng thời động viên nhân dân tự giác thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh.
Thứ sáu, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tăng cường phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trong việc tham mưu chuẩn bị các nội dung trình kỳ họp; đôn đốc việc gửi tài liệu kỳ họp đúng tiến độ để kịp thời gửi đại biểu nghiên cứu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động HĐND tỉnh; chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công các kỳ họp HĐND tỉnh./.
Các bài khác
- Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương (15/04/2022)
- Phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ nhất: Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND theo hướng thực chất, toàn diện, đồng bộ (15/04/2022)
- Thường trực HĐND tỉnh tham dự Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Nhất (12/04/2022)
- HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (07/04/2022)
- Quy định mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái (07/04/2022)
- Nghị quyết sáp nhập tổ dân phố, thôn, bản trên địa bàn huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ (05/04/2022)
- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình, dự sinh hoạt tại chi bộ thôn Gò Bông, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (04/04/2022)
- Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX của đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (31/03/2022)
- 10 Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh khóa XIX (31/03/2022)
- Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX của đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (31/03/2022)
Xem thêm »