HĐND - Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trả lời phỏng vấn Đài TNVN về hoạt động của HĐND tỉnh.
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
PV: Năm 2022 và 7 tháng năm nay, hoạt động giám sát đã được HĐND tỉnh Yên Bái triển khai đạt các kết quả như thế nào? Các giải pháp đẩy mạnh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát trong thời gian tới?
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh:
Hoạt động giám sát là nhiệm vụ chính của hoạt động HĐND, Trong những năm qua, HĐND tỉnh Yên Bái đã tích cực phát huy vai trò hoạt động giám sát; quá trình tổ chức triển khai thực hiện đúng quy trình và có nhiều đổi mới.
Đặc biệt là năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung giám sát có trọng tâm, trọng điểm với 15 chuyên đề về: Công tác quy hoạch; quản lý đất đai, sử dụng tài sản công; việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Ngoài ra, tổ chức giám sát thường xuyên việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp của HĐND tỉnh …
Phương thức giám sát có nhiều đổi mới theo hướng dành phần lớn thời gian giám sát thực tế tại cơ sở, nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu trước khi làm việc tại đơn vị được giám sát, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người dân được thụ hưởng chính sách, qua đó nắm được chính sách có phù hợp, đi vào thực tế, phát huy được hiệu quả, có thực hiện được đúng đối trượng không… Các đại biểu HĐND tỉnh đã không quản đường xá đi lại khó khăn, thời tiết mưa nắng để đến những nơi đặc biệt khó khăn để giám sát như thôn Làng Mảnh, xã Sùng Đô, Tập Lăng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, các công trình thủy lợi như Giàng Vàng Thênh, xã Lao Chải, Lờ A Nhà, xã Khao Mang, huyện MCC...
Qua giám sát đã đánh gia rõ kết quả đạt được; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến nghị cụ thể đối với các cấp, các ngành trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh.
Bên cạnh đó, còn tăng cường giám sát tại kỳ họp thường lệ qua việc xem xét các báo cáo theo luật định và qua hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát. HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, làm cơ sở để giám sát UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết các vấn đề chất vấn tại kỳ họp.
HĐND tỉnh cũng đã phát huy vai trò giám sát thông qua phiên giải trình của Thường trực HĐND về những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện về: Các dự án thu hồi đất, quản lý sử dụng đất công, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Phát huy những kết quả đạt được của hoạt động giám sát, trong thời gian tới, HĐND tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường tổ chức triển khai có hiệu quả các cuộc giám sát bảo đảm kế hoạch, tiến độ; tăng cường giám sát thường xuyên về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Tập trung giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh nhằm đánh việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết và đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả nghị quyết HĐND đã ban hành.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giám sát tại kỳ họp và phiên giải trình của Thường trực HĐND; đổi mới hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn, tập trung lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn liên quan đến những vấn đề nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu HĐND, cử tri quan tâm.
PV: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt của dân tộc. Những năm qua, Yên Bái đã quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bằng các cơ chế, chính sách như thế nào? Phương hướng thời gian tới?
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh:
Tỉnh Yên Bái luôn quan tâm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy vai trò của văn hóa với mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”. Vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã Nghị quyết số 10 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Nghị quyết đã quy định 11 chính sách hỗ trợ, từ việc phát triển cơ sở hạ tầng hạ tầng du lịch như: Đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm du lịch; đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chuẩn, bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái phục vụ khách du lịch; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị; hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải, nhà vệ sinh công cộng các khu trung tâm và các địa điểm có hoạt động du lịch.
Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Đồng thời, quy định chính sách hỗ trợ phát triển tài nguyên du lịch: Thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn bản có hoạt động du lịch cộng đồng; Hỗ trợ lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch; Hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể; Hỗ trợ duy trì, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch...
Từ chính sách này, đến hết tháng 6/2023, tỉnh đã cấp kinh phí hỗ trợ 186 hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đề nghị thụ hưởng chính sách, với tổng kinh phí gần 4,5 tỷ đồng.
Qua giám sát, nhận thấy, các ngành, các địa phương tích cực, chủ động trong thực hiện Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh; các chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả trong phát triển các hoạt động văn hoá, du lịch. Sự tăng trưởng của du lịch đã tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực đời sống xã hội, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt vấn đề việc làm, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, các cấp các ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển du lịch. HĐND tỉnh tiếp tục giám sát kết quả thực hiện các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất bổ sung các chính sách cần thiết khác để hỗ trợ phát triển du lịch nói chung và các chính sách về lĩnh vực văn hóa nói riêng bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện của tỉnh, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân.
HĐND - Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trả lời phỏng vấn Đài TNVN về hoạt động của HĐND tỉnh.PV: Năm 2022 và 7 tháng năm nay, hoạt động giám sát đã được HĐND tỉnh Yên Bái triển khai đạt các kết quả như thế nào? Các giải pháp đẩy mạnh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát trong thời gian tới?
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh:
Hoạt động giám sát là nhiệm vụ chính của hoạt động HĐND, Trong những năm qua, HĐND tỉnh Yên Bái đã tích cực phát huy vai trò hoạt động giám sát; quá trình tổ chức triển khai thực hiện đúng quy trình và có nhiều đổi mới.
Đặc biệt là năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung giám sát có trọng tâm, trọng điểm với 15 chuyên đề về: Công tác quy hoạch; quản lý đất đai, sử dụng tài sản công; việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Ngoài ra, tổ chức giám sát thường xuyên việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp của HĐND tỉnh …
Phương thức giám sát có nhiều đổi mới theo hướng dành phần lớn thời gian giám sát thực tế tại cơ sở, nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu trước khi làm việc tại đơn vị được giám sát, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người dân được thụ hưởng chính sách, qua đó nắm được chính sách có phù hợp, đi vào thực tế, phát huy được hiệu quả, có thực hiện được đúng đối trượng không… Các đại biểu HĐND tỉnh đã không quản đường xá đi lại khó khăn, thời tiết mưa nắng để đến những nơi đặc biệt khó khăn để giám sát như thôn Làng Mảnh, xã Sùng Đô, Tập Lăng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, các công trình thủy lợi như Giàng Vàng Thênh, xã Lao Chải, Lờ A Nhà, xã Khao Mang, huyện MCC...
Qua giám sát đã đánh gia rõ kết quả đạt được; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến nghị cụ thể đối với các cấp, các ngành trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh.
Bên cạnh đó, còn tăng cường giám sát tại kỳ họp thường lệ qua việc xem xét các báo cáo theo luật định và qua hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát. HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, làm cơ sở để giám sát UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết các vấn đề chất vấn tại kỳ họp.
HĐND tỉnh cũng đã phát huy vai trò giám sát thông qua phiên giải trình của Thường trực HĐND về những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện về: Các dự án thu hồi đất, quản lý sử dụng đất công, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Phát huy những kết quả đạt được của hoạt động giám sát, trong thời gian tới, HĐND tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường tổ chức triển khai có hiệu quả các cuộc giám sát bảo đảm kế hoạch, tiến độ; tăng cường giám sát thường xuyên về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Tập trung giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh nhằm đánh việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết và đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả nghị quyết HĐND đã ban hành.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giám sát tại kỳ họp và phiên giải trình của Thường trực HĐND; đổi mới hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn, tập trung lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn liên quan đến những vấn đề nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu HĐND, cử tri quan tâm.
PV: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt của dân tộc. Những năm qua, Yên Bái đã quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bằng các cơ chế, chính sách như thế nào? Phương hướng thời gian tới?
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh:
Tỉnh Yên Bái luôn quan tâm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy vai trò của văn hóa với mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”. Vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã Nghị quyết số 10 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Nghị quyết đã quy định 11 chính sách hỗ trợ, từ việc phát triển cơ sở hạ tầng hạ tầng du lịch như: Đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm du lịch; đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chuẩn, bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái phục vụ khách du lịch; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị; hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải, nhà vệ sinh công cộng các khu trung tâm và các địa điểm có hoạt động du lịch.
Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Đồng thời, quy định chính sách hỗ trợ phát triển tài nguyên du lịch: Thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn bản có hoạt động du lịch cộng đồng; Hỗ trợ lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch; Hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể; Hỗ trợ duy trì, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch...
Từ chính sách này, đến hết tháng 6/2023, tỉnh đã cấp kinh phí hỗ trợ 186 hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đề nghị thụ hưởng chính sách, với tổng kinh phí gần 4,5 tỷ đồng.
Qua giám sát, nhận thấy, các ngành, các địa phương tích cực, chủ động trong thực hiện Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh; các chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả trong phát triển các hoạt động văn hoá, du lịch. Sự tăng trưởng của du lịch đã tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực đời sống xã hội, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt vấn đề việc làm, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, các cấp các ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển du lịch. HĐND tỉnh tiếp tục giám sát kết quả thực hiện các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất bổ sung các chính sách cần thiết khác để hỗ trợ phát triển du lịch nói chung và các chính sách về lĩnh vực văn hóa nói riêng bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện của tỉnh, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân.