Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, với 32 chỉ tiêu chủ yếu. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2023 đề ra.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm mô hình sản xuất quế hữu cơ của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Dương xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên
Thực hiện Nghị quyết số 67/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái năm 2022, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và địa phương, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của trung ương, nghị quyết của Tỉnh ủy - HĐND tỉnh, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH...
Với quyết tâm cao nhất, trong 32 chỉ tiêu chủ yếu được xác định trong Nghị quyết số 67 của HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện vượt kế hoạch 18 chỉ tiêu; 13 chỉ tiêu đạt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng tăng khá so với năm 2021, như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 8,62%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,23%; số lượt khách du lịch gấp 2,0 lần; giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 31,5%; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 5,5%; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,5%;...
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời đúng đối tượng; công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, không xảy ra các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người.
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 với chủ đề của năm "Quyết liệt triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; tập trung phát triển hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển KT-XH nhanh, bền vững; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”; gắn với phương châm hành động "Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”.
Tỉnh đã xác định 32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH, trong đó có 14 chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về xã hội, 6 chỉ tiêu về môi trường; phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,5%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 50 triệu đồng.
6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 25.500 tỷ đồng; số lượt khách du lịch 1.500.000 người; doanh thu từ hoạt động du lịch 1.350 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa 350 triệu USD; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5.200 tỷ đồng; chỉ số hạnh phúc của người dân 63,3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5%...
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long nhấn mạnh: Bước sang năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 và các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương; quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án trọng điểm.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, các cấp, các ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, khắc phục mọi khó khăn; triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra.
Theo Báo Yên Bái
Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, với 32 chỉ tiêu chủ yếu. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2023 đề ra.Thực hiện Nghị quyết số 67/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái năm 2022, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và địa phương, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của trung ương, nghị quyết của Tỉnh ủy - HĐND tỉnh, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH...
Với quyết tâm cao nhất, trong 32 chỉ tiêu chủ yếu được xác định trong Nghị quyết số 67 của HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện vượt kế hoạch 18 chỉ tiêu; 13 chỉ tiêu đạt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng tăng khá so với năm 2021, như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 8,62%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,23%; số lượt khách du lịch gấp 2,0 lần; giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 31,5%; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 5,5%; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,5%;...
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời đúng đối tượng; công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, không xảy ra các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người.
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 với chủ đề của năm "Quyết liệt triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; tập trung phát triển hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển KT-XH nhanh, bền vững; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”; gắn với phương châm hành động "Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”.
Tỉnh đã xác định 32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH, trong đó có 14 chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về xã hội, 6 chỉ tiêu về môi trường; phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,5%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 50 triệu đồng.
6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 25.500 tỷ đồng; số lượt khách du lịch 1.500.000 người; doanh thu từ hoạt động du lịch 1.350 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa 350 triệu USD; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5.200 tỷ đồng; chỉ số hạnh phúc của người dân 63,3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5%...
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long nhấn mạnh: Bước sang năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 và các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương; quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án trọng điểm.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, các cấp, các ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, khắc phục mọi khó khăn; triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra.