HĐND - Phiên giải trình về một số vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức mới đây đã được lãnh đạo các sở, ngành báo cáo giải trình xác định rõ trách nhiệm và đề xuất lộ trình, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giải trình một số vấn đề liên quan công tác quản lý tài nguyên và môi trường mà các đại biểu và cử ttri quan tâm
Tại phiên giải trình đã có 14 lượt đại biểu HĐND tỉnh nêu 16 nội dung yêu cầu giải trình liên quan đến các lĩnh vực công tác quản lý nhà nước của các ngành: Tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, công thương, tài chính, nội vụ.
Một trong những vấn đề "nóng” luôn được cử tri và các đại biểu HĐND tỉnh quan tâm và đề nghị làm rõ, đó là các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT). Cụ thể là việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang xây dựng dự án, công trình; lộ trình và giải pháp thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Ngô Việt Hưng - Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh nêu ý kiến: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 6 cụm xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn 4 huyện, thành phố, còn lại 5 huyện, thị xã chưa có; dề nghị UBND tỉnh làm rõ lộ trình và giải pháp thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại đối với 5 huyện, thị xã còn lại”.
Đại biểu Ngô Việt Hưng - Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh kiến nghị Sở TNMT làm rõ lộ trình và giải pháp thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các huyện, thị xã
Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Thứ nhất, về lộ trình đầu tư đối với các cơ sở y tế công lập, hiện nay, tỉnh đang có chủ trương đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Trung tâm Y tế huyện Lục Yên. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án. Riêng đối với địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Yên, Yên Bình và Văn Chấn thì Sở Y tế sẽ tiếp tục rà soát nhu cầu hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời gian tới.
Về giải pháp xử lý chất thải y tế nguy hại đối với 5 huyện, thị xã còn lại: trước mắt, đối với địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Yên, Yên Bình và Văn Chấn khi chưa có cụm xử lý chất thải y tế thì các cơ sở y tế thực hiện việc xử lý chất thải y tế bằng một trong hai hình thức là tự xử lý theo quy định hoặc thuê xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 18/3/2024 của UBND tỉnh.
Cùng đó, cũng liên quan đến công tác quản lý đất đai, đại biểu Đoàn Thị Thanh Tâm đề nghị Sở TN&MT cho biết các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc việc người dân có nhu cầu chia tách thửa đất để chuyển nhượng, cho tặng… sau khi hoàn thiện công tác thu hồi đất và xây dựng công trình. Đây là vấn đề nhiều cử tri quan tâm và các địa phương đang gặp vướng mắc trong thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo quy định tại Thông tư số 30 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để tháo gỡ khó khăn trên và đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính trong việc chia tách, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở TN&MT thông tin thêm: Trong thời gian vừa qua, Sở đã hướng dẫn, tham mưu giải quyết cho một số địa phương và đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án và cho phép chuyển mục đích như các quỹ đất nhỏ hẹp tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên; thị trấn Cổ Phúc và xã Nga Quán, huyện Trấn Yên. Theo đó, việc xử lý các quỹ đất dôi dư, nhỏ hẹp này không những để tránh lãng phí đất đai, quản lý đất đai được chặt chẽ hơn mà còn giải quyết được nhu cầu chính đáng của người sử dụng đất cũng như làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ tiền sử dụng đất khi giao đất nhỏ hẹp, xen kẹp như cử tri phản ánh.
Liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông, đại biểu Chu Quốc Hoàng, thị xã Nghĩa Lộ nêu ý kiến: "Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn nhiều cầu treo hiện đã xuống cấp, nguy hiểm cho người và phương tiện đi lại; bên cạnh đó, những cây cầu này đã không còn phù hợp với xu thế phát triển, vì hạn chế trọng tải, hạn chế phương tiện ô tô đi lại”...
Về vấn đề này, ông Trần Việt Dũng - Giám đốc Sở Giao thông vận cũng đã đề xuất các giải pháp khắc phục. Đó là, các địa phương cần tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng các cầu treo; xây dựng kế hoạch, lộ trình, cân đối, huy động nguồn lực để đầu tư thay thế các cầu đã hư hỏng nặng, mất an toàn giao thông bằng cầu cứng bê tông cốt thép; tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra để kịp thời sửa chữa, gia cường đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện lưu thông qua cầu, nhất là trong mùa mưu, lũ đang đến gần. Trường hợp đầu tư mới công trình cầu treo cần phân tích, tính toán kỹ lưỡng giữa phương án đầu tư cầu treo và phương án đầu tư cầu cứng bê tông cốt thép; nên ưu tiên lựa chọn phương án đầu tư bằng cầu cứng bê tông cốt thép trong điều kiện có đủ nguồn lực và điều kiện thi công phù hợp.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ các nội dung liên quan đến việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ và chi trả số giờ làm thêm quá quy định cho giáo viên; đề nghị tỉnh xem xét bổ sung biên chế và tổ chức tuyển dụng nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên thư viện, nhân viên văn thư, nhân viên y tế; phương án bồi thường thực hiện dự án kéo lưới điện quốc gia do Sở Công thương tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư; việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề…
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã giải trình làm rõ thêm, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể, xác định rõ lộ trình cho các sở, ngành chuyên môn, UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, vướng mắc đã nêu tại phiên giải trình.
"Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh là sớm giải quyết dứt điểm các kiến nghị, đề xuất của cử tri và nhân dân; không để tình trạng vẫn một nội dung kiến nghị mà cử tri đề xuất nhiều lần tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri. Đối với những nội dung các sở, ngành đã nêu mốc thời gian, lộ trình cụ thể hoàn thành như giải trình thì phải thực hiện đảm bảo nội dung, tiến độ” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước khẳng định.
Ghi nhận và đánh giá cao phiên giải trình, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long cho rằng, với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng tại phiên giải trình, lãnh đạo các sở, ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan đã báo cáo giải trình làm rõ các nội dung thuộc trách nhiệm của ngành chủ trì và phối hợp; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, lộ trình và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong thời gian tới.
Qua các báo cáo giải trình, cơ bản các khó khăn, vướng mắc do một số cơ quan, đơn vị, địa phương, chủ doanh nghiệp, dự án đầu tư, người dân chưa nắm rõ các quy định của Trung ương, của tỉnh; đồng thời, một số nội dung chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương và của tỉnh. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt và đảm bảo hiệu quả các giải pháp; tập trung đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn, phân công rõ trách nhiệm để khắc phục các hạn chế, vướng mắc đã được chỉ ra.
Thường trực HĐND tỉnh giao các ban của HĐND tỉnh, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung đã được các ngành trả lời và kết luận của Phiên giải trình.
Ban Biên tập
HĐND - Phiên giải trình về một số vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức mới đây đã được lãnh đạo các sở, ngành báo cáo giải trình xác định rõ trách nhiệm và đề xuất lộ trình, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Tại phiên giải trình đã có 14 lượt đại biểu HĐND tỉnh nêu 16 nội dung yêu cầu giải trình liên quan đến các lĩnh vực công tác quản lý nhà nước của các ngành: Tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, công thương, tài chính, nội vụ.
Một trong những vấn đề "nóng” luôn được cử tri và các đại biểu HĐND tỉnh quan tâm và đề nghị làm rõ, đó là các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT). Cụ thể là việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang xây dựng dự án, công trình; lộ trình và giải pháp thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Ngô Việt Hưng - Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh nêu ý kiến: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 6 cụm xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn 4 huyện, thành phố, còn lại 5 huyện, thị xã chưa có; dề nghị UBND tỉnh làm rõ lộ trình và giải pháp thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại đối với 5 huyện, thị xã còn lại”.
Đại biểu Ngô Việt Hưng - Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh kiến nghị Sở TNMT làm rõ lộ trình và giải pháp thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các huyện, thị xã
Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Thứ nhất, về lộ trình đầu tư đối với các cơ sở y tế công lập, hiện nay, tỉnh đang có chủ trương đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Trung tâm Y tế huyện Lục Yên. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án. Riêng đối với địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Yên, Yên Bình và Văn Chấn thì Sở Y tế sẽ tiếp tục rà soát nhu cầu hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời gian tới.
Về giải pháp xử lý chất thải y tế nguy hại đối với 5 huyện, thị xã còn lại: trước mắt, đối với địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Yên, Yên Bình và Văn Chấn khi chưa có cụm xử lý chất thải y tế thì các cơ sở y tế thực hiện việc xử lý chất thải y tế bằng một trong hai hình thức là tự xử lý theo quy định hoặc thuê xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 18/3/2024 của UBND tỉnh.
Cùng đó, cũng liên quan đến công tác quản lý đất đai, đại biểu Đoàn Thị Thanh Tâm đề nghị Sở TN&MT cho biết các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc việc người dân có nhu cầu chia tách thửa đất để chuyển nhượng, cho tặng… sau khi hoàn thiện công tác thu hồi đất và xây dựng công trình. Đây là vấn đề nhiều cử tri quan tâm và các địa phương đang gặp vướng mắc trong thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo quy định tại Thông tư số 30 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để tháo gỡ khó khăn trên và đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính trong việc chia tách, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở TN&MT thông tin thêm: Trong thời gian vừa qua, Sở đã hướng dẫn, tham mưu giải quyết cho một số địa phương và đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án và cho phép chuyển mục đích như các quỹ đất nhỏ hẹp tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên; thị trấn Cổ Phúc và xã Nga Quán, huyện Trấn Yên. Theo đó, việc xử lý các quỹ đất dôi dư, nhỏ hẹp này không những để tránh lãng phí đất đai, quản lý đất đai được chặt chẽ hơn mà còn giải quyết được nhu cầu chính đáng của người sử dụng đất cũng như làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ tiền sử dụng đất khi giao đất nhỏ hẹp, xen kẹp như cử tri phản ánh.
Liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông, đại biểu Chu Quốc Hoàng, thị xã Nghĩa Lộ nêu ý kiến: "Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn nhiều cầu treo hiện đã xuống cấp, nguy hiểm cho người và phương tiện đi lại; bên cạnh đó, những cây cầu này đã không còn phù hợp với xu thế phát triển, vì hạn chế trọng tải, hạn chế phương tiện ô tô đi lại”...
Về vấn đề này, ông Trần Việt Dũng - Giám đốc Sở Giao thông vận cũng đã đề xuất các giải pháp khắc phục. Đó là, các địa phương cần tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng các cầu treo; xây dựng kế hoạch, lộ trình, cân đối, huy động nguồn lực để đầu tư thay thế các cầu đã hư hỏng nặng, mất an toàn giao thông bằng cầu cứng bê tông cốt thép; tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra để kịp thời sửa chữa, gia cường đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện lưu thông qua cầu, nhất là trong mùa mưu, lũ đang đến gần. Trường hợp đầu tư mới công trình cầu treo cần phân tích, tính toán kỹ lưỡng giữa phương án đầu tư cầu treo và phương án đầu tư cầu cứng bê tông cốt thép; nên ưu tiên lựa chọn phương án đầu tư bằng cầu cứng bê tông cốt thép trong điều kiện có đủ nguồn lực và điều kiện thi công phù hợp.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ các nội dung liên quan đến việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ và chi trả số giờ làm thêm quá quy định cho giáo viên; đề nghị tỉnh xem xét bổ sung biên chế và tổ chức tuyển dụng nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên thư viện, nhân viên văn thư, nhân viên y tế; phương án bồi thường thực hiện dự án kéo lưới điện quốc gia do Sở Công thương tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư; việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề…
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã giải trình làm rõ thêm, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể, xác định rõ lộ trình cho các sở, ngành chuyên môn, UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, vướng mắc đã nêu tại phiên giải trình.
"Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh là sớm giải quyết dứt điểm các kiến nghị, đề xuất của cử tri và nhân dân; không để tình trạng vẫn một nội dung kiến nghị mà cử tri đề xuất nhiều lần tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri. Đối với những nội dung các sở, ngành đã nêu mốc thời gian, lộ trình cụ thể hoàn thành như giải trình thì phải thực hiện đảm bảo nội dung, tiến độ” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước khẳng định.
Ghi nhận và đánh giá cao phiên giải trình, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long cho rằng, với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng tại phiên giải trình, lãnh đạo các sở, ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan đã báo cáo giải trình làm rõ các nội dung thuộc trách nhiệm của ngành chủ trì và phối hợp; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, lộ trình và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong thời gian tới.
Qua các báo cáo giải trình, cơ bản các khó khăn, vướng mắc do một số cơ quan, đơn vị, địa phương, chủ doanh nghiệp, dự án đầu tư, người dân chưa nắm rõ các quy định của Trung ương, của tỉnh; đồng thời, một số nội dung chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương và của tỉnh. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt và đảm bảo hiệu quả các giải pháp; tập trung đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn, phân công rõ trách nhiệm để khắc phục các hạn chế, vướng mắc đã được chỉ ra.
Thường trực HĐND tỉnh giao các ban của HĐND tỉnh, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung đã được các ngành trả lời và kết luận của Phiên giải trình.