HĐND - Chiều 27/9, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 8 điểm cầu tại các huyện, thị xã để nắm bắt diễn biến, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và giải quyết những kiến nghị, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị
Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì Hội nghị
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; các Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và 200 công nhân, viên chức, người lao động đại diện cho trên 60.800 công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh.
Dự Hội nghị tại điểm cầu các địa phương có lãnh đạo HĐND, UBND các huyện, thị xã; đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; lãnh đạo một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn; đại biểu đại diện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương.
Các đại biểu dự Hội nghị tại các điểm cầu trong tỉnh
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp với đối thoại hôm nay là dịp để công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh có cơ hội bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất với trung ương, với tỉnh, với cấp ủy, chính quyền các cấp những vấn đề về cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phát huy vai trò, vị thế của các tầng lớp công nhân, viên chức, người lao động đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham gia hội nghị, phát huy dân chủ, tập trung thảo luận, trao đổi, nêu ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể về những tâm tư, nguyện vọng của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân mình trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, chân thành và chia sẻ, nhất là những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp công nhân, viên chức, người lao động tỉnh ta; nêu những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công nhân, viên chức, người lao động. Trên cơ sở đó, mạnh dạn hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp nhằm phát huy vai trò của các công nhân, viên chức, người lao động tham gia đóng góp ngày càng tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh.
Đối với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu, giải đáp những vấn đề mà công nhân, viên chức, người lao động quan tâm và trả lời “đúng - trúng - thỏa đáng”, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, cần tổng hợp đầy đủ, chi tiết để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi nhằm phát huy tốt nhất vai trò của công nhân, viên chức, người lao động trong thực hiện mục tiêu xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã thông tin về kết quả Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XX nhiệm kỳ 2023-2028.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã trình bày báo cáo dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung thông tin dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Theo chương trình, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 23/10/2023 và bế mạc vào ngày 29/11/2023. Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua 9 dự án Luật, 2 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án Luật khác; xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và một số vấn đề quan trọng khác.
Tiếp theo chương trình Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn; đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã chủ trì đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động.
Tại Hội nghị đối thoại, đã có 15 câu hỏi trực tiếp của công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh đặt ra. Các ý kiến, đề xuất của công nhân, viên chức, lao động gồm 4 nhóm vấn đề chính: Về xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động; về thực hiện chế độ, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, nhà ở xã hội, cải thiện điều kiện lao động đối với công nhân, viên chức, người lao động; định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng và chính sách thu hút đầu tư, vấn đề quản lý doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và nhóm các vấn đề về tuổi nghỉ hưu của lao động, phát triển đảng viên, đảm bảo an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trao đổi và giải đáp ý kiến đại biểu nêu ra tại Hội nghị
Thông tin và giải đáp ý kiến về những giải pháp, chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết: Để thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, trong đó nêu ra 11 nhiệm vụ và giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, trong đó có các giải pháp trọng tâm như: Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông, tạo nền tảng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh và thị trường lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đổi mới và hoàn thiện các chính sách về phát triển nhân lực.
Để góp phần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết của Tỉnh ủy đưa ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 và Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 19/10/2022, trong đó, ban hành Quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 gồm 03 nhóm chính sách lớn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Trong thời gian tới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích phát triển đội ngũ trí thức, phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, tập hợp trí thức, có chính sách sử dụng, bố trí, luân chuyển, đãi ngộ hợp lý; tạo điều kiện và môi trường làm việc dân chủ, thuận lợi nhằm khuyến khích trí thức sáng tạo, phát huy năng lực; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu tại điểm cầu thị xã Nghĩa Lộ đặt câu hỏi với các đồng chí lãnh đạo tỉnh
Trả lời ý kiến của đại biểu tại điểm cầu thị xã Nghĩa Lộ với nội dung: Tỉnh có giải pháp gì để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công để tạo việc làm mới, việc làm bền vững, đảm bảo mức thu nhập đủ sống cho người lao động? Từ đó tỉnh có chính sách, những cơ hội, điều kiện về việc làm cho công nhân lao động trong thời gian tới như thế nào?.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thiếu đơn hàng, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, tỉnh đã chỉ đạo các ngành triển khai nhiều giải pháp cụ thể, gồm:
Về xúc tiến thương mại: Để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã chỉ đạo các ngành đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm giải quyết đầu ra cho các ngành sản xuất. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương như: Cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước.
Về thu hút đầu tư: Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gồm: Thành lập Ban Chỉ đạo thu hút đầu tư cấp tỉnh; Thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch; chính sách khuyến khích đầu tư các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; dự án nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh cải cách hành chính trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; duy trì phong trào “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”; gặp mặt doanh nghiệp định kỳ…
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn trả lời và giải đáp ý kiến của đại biểu
Về giải ngân vốn đầu tư công: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và giải ngân vốn đầu tư công nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng; hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, hạ tầng xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Hằng năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, ưu tiên triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Về giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp gồm: Triển khai các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm gồm: Đặt hàng các đơn vị cung cấp dịch vụ việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; hỗ trợ người lao động vay vốn tạo việc làm Tỉnh đã ký chương trình hợp tác, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng để kết nối, đưa lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc tại các doanh nghiệp của Hải Phòng.
Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động; kết nối với hệ thống các trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến để hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động.
Trong thời gian tới, để tiếp tục mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công để tạo việc làm mới, việc làm bền vững cho công nhân lao động, tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hướng tới các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng của tỉnh; đổi mới và nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu; tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, gia tăng các chính sách tín dụng từ các Ngân hàng thương mại, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai là, tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, cùng với đó, nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho lao động của tỉnh.
Thứ ba là, Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động bị mất việc làm, lao động bị thiếu việc làm do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh…
Tại Hội nghị đối thoại, đã có 15 câu hỏi trực tiếp của công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh đặt ra.
Đại biểu tại điểm cầu huyện Yên Bình có ý kiến: “Tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến 2030”, xin các đồng chí cho biết các giải pháp của tỉnh để khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng 4.0".
Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Về nội dung này, đồng chí Nguyễn Chương Phát, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Để khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy dân nhân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 30/12/2022 thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, UBND tỉnh giao các cấp, ngành, địa phương triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ công nhân lao động được học tập thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời, cụ thể:
Tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước phù hợp để hỗ trợ công nhân lao động được học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ trên đạt 75%. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Vận động các doanh nghiệp ưu tiên bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động tham gia học tập, nâng cao tay nghề; tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ CNLĐ được tham gia học tập suốt đời; tham gia góp ý xây dựng các chương trình đào tạo bổ sung, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mới cho CNLĐ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; đổi mới, sáng tạo các mô hình hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ học tập suốt đời, hỗ trợ công nhân lao động đến tham gia sinh hoạt và học tập.
Tiếp tục huy động sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả các Cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy CNLĐ học tập, lao động sáng tạo. Hỗ trợ CNLĐ có điều kiện thuận lợi tham gia học tập như: Bổ sung sách, báo, tờ gấp, poster, các ấn phẩm truyền thông trên các nền tảng và môi trường công nghệ mới.
Đề nghị các sở, ngành chức năng phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương CNLĐ và con CNLĐ hiếu học; nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong tổ chức hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình học tập suốt đời trong CNLĐ.
Đối với những vấn đề khác mà công nhân, viên chức, lao động nêu ra tại hội nghị cũng đã được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đồng chí giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh và đồng chí Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thông tin và giải đáp trực tiếp tại buổi đối thoại.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy phát biểu bế mạc Hội nghị
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục tổng hợp ý kiến, kiến nghị của công nhân, viên chức, người lao động trong toàn tỉnh để đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo tỉnh và các ban, sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, giải đáp, kịp thời giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh.
Giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết, trả lời bằng văn bản gửi địa phương, đơn vị nơi công nhân, viên chức, người lao động có ý kiến. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền của tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh sẽ chuyển các ý kiến, đề xuất kiến nghị tới cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quân tâm ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đề án, chính sách nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, với mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành, xứng đáng là lực lượng quan trọng nhất để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn giành sự quan tâm, chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chăm lo đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, chế độ chính sách đối với người lao động.
Qua đó, các tầng lớp công nhân, viên chức, người lao động tỉnh nhà luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, truyền thống anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tích cực học tập, rèn luyện, lao động và công tác đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Để tiếp tục phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước cũng như chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, ngoài những nội dung đã được giải đáp tại Hội nghị, trong thời gian tới, các cấp, các ngành và đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động tỉnh nhà cần làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là khẩn trương quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023-2028; kịp thời cụ thể hóa, xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, bảo đảm nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Quan tâm triển khai hiệu quả các giải pháp xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, thực sự trở thành cơ sở chính trị vững chắc của Đảng, người cộng tác đắc lực của chính quyền, là cầu nối mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động.
Quan tâm xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động của tỉnh có bước phát triển về số lượng và chất lượng; nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tổ chức, kỷ luật; nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ; từng bước làm chủ khoa học, công nghệ, trở thành lực lượng quan trọng, đi đầu trong chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động, sản xuất kinh doanh.
Các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp cần nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đề xuất, kiến nghị của công nhân, viên chức, người lao động để kịp thời giải quyết và tham mưu các cơ chế, chính sách, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các diễn đàn, buổi gặp gỡ, đối thoại để cán bộ, đoàn viên, người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng và những kiến nghị đề xuất của mình với các cấp, các ngành; đồng thời, định hướng, tạo điều kiện cho những ý tưởng nâng cao hiệu quả công việc, cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh; kịp thời động viên, khích lệ người lao động nỗ lực vươn lên, đóng góp vào sự phát triển của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung.
Các cấp công đoàn trong tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò là điểm tựa vững chắc của người lao động; để công đoàn thực sự là cơ sở chính trị, xã hội vững chắc của Đảng, chính quyền. Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, tiêu biểu như: Hỗ trợ làm nhà cho công nhân, lao động khó khăn về nhà ở; kịp thời thăm hỏi, động viên công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tổ chức Chương trình “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động”,…
Chú trọng phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phương châm “Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức công đoàn”. Đổi mới, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thu hút, tập hợp, phát triển đoàn viên theo hướng đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn và từng loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, người lao động. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động chăm lo lợi ích, bảo đảm quyền của đoàn viên, người lao động; kịp thời giám sát, giải quyết và kiến nghị giải quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên, người lao động; mục đích xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ tại đơn vị, doanh nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật đối với người lao động theo quy định.
Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đổi mới, thiết thực, hiệu quả; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ công đoàn cơ sở, tập thể và người lao động trực tiếp; chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình quản lý, vận hành, sản xuất kinh doanh thiết thực, hiệu quả.
Đối với công nhân, viên chức, người lao động cần tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực, sáng tạo, thi đua trong lao động, sản xuất; không ngừng học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề để từng bước làm chủ khoa học công nghệ, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tích cực trong lao động, sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tin tưởng rằng công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, nỗ lực, phát huy hơn nữa vai trò, bản lĩnh tiên phong của giai cấp công nhân; sẵn sàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; ngày càng xuất hiện thêm nhiều điển hình người lao động tiêu biểu, xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vào năm 2030.
Ban Biên tập
HĐND - Chiều 27/9, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 8 điểm cầu tại các huyện, thị xã để nắm bắt diễn biến, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và giải quyết những kiến nghị, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh.Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì Hội nghị
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; các Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và 200 công nhân, viên chức, người lao động đại diện cho trên 60.800 công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh.
Dự Hội nghị tại điểm cầu các địa phương có lãnh đạo HĐND, UBND các huyện, thị xã; đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; lãnh đạo một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn; đại biểu đại diện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương.
Các đại biểu dự Hội nghị tại các điểm cầu trong tỉnh
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp với đối thoại hôm nay là dịp để công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh có cơ hội bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất với trung ương, với tỉnh, với cấp ủy, chính quyền các cấp những vấn đề về cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phát huy vai trò, vị thế của các tầng lớp công nhân, viên chức, người lao động đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham gia hội nghị, phát huy dân chủ, tập trung thảo luận, trao đổi, nêu ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể về những tâm tư, nguyện vọng của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân mình trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, chân thành và chia sẻ, nhất là những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp công nhân, viên chức, người lao động tỉnh ta; nêu những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công nhân, viên chức, người lao động. Trên cơ sở đó, mạnh dạn hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp nhằm phát huy vai trò của các công nhân, viên chức, người lao động tham gia đóng góp ngày càng tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh.
Đối với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu, giải đáp những vấn đề mà công nhân, viên chức, người lao động quan tâm và trả lời “đúng - trúng - thỏa đáng”, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, cần tổng hợp đầy đủ, chi tiết để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi nhằm phát huy tốt nhất vai trò của công nhân, viên chức, người lao động trong thực hiện mục tiêu xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã thông tin về kết quả Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XX nhiệm kỳ 2023-2028.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã trình bày báo cáo dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung thông tin dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Theo chương trình, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 23/10/2023 và bế mạc vào ngày 29/11/2023. Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua 9 dự án Luật, 2 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án Luật khác; xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và một số vấn đề quan trọng khác.
Tiếp theo chương trình Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn; đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã chủ trì đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động.
Tại Hội nghị đối thoại, đã có 15 câu hỏi trực tiếp của công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh đặt ra. Các ý kiến, đề xuất của công nhân, viên chức, lao động gồm 4 nhóm vấn đề chính: Về xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động; về thực hiện chế độ, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, nhà ở xã hội, cải thiện điều kiện lao động đối với công nhân, viên chức, người lao động; định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng và chính sách thu hút đầu tư, vấn đề quản lý doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và nhóm các vấn đề về tuổi nghỉ hưu của lao động, phát triển đảng viên, đảm bảo an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trao đổi và giải đáp ý kiến đại biểu nêu ra tại Hội nghị
Thông tin và giải đáp ý kiến về những giải pháp, chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết: Để thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, trong đó nêu ra 11 nhiệm vụ và giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, trong đó có các giải pháp trọng tâm như: Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông, tạo nền tảng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh và thị trường lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đổi mới và hoàn thiện các chính sách về phát triển nhân lực.
Để góp phần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết của Tỉnh ủy đưa ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 và Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 19/10/2022, trong đó, ban hành Quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 gồm 03 nhóm chính sách lớn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Trong thời gian tới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích phát triển đội ngũ trí thức, phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, tập hợp trí thức, có chính sách sử dụng, bố trí, luân chuyển, đãi ngộ hợp lý; tạo điều kiện và môi trường làm việc dân chủ, thuận lợi nhằm khuyến khích trí thức sáng tạo, phát huy năng lực; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu tại điểm cầu thị xã Nghĩa Lộ đặt câu hỏi với các đồng chí lãnh đạo tỉnh
Trả lời ý kiến của đại biểu tại điểm cầu thị xã Nghĩa Lộ với nội dung: Tỉnh có giải pháp gì để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công để tạo việc làm mới, việc làm bền vững, đảm bảo mức thu nhập đủ sống cho người lao động? Từ đó tỉnh có chính sách, những cơ hội, điều kiện về việc làm cho công nhân lao động trong thời gian tới như thế nào?.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thiếu đơn hàng, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, tỉnh đã chỉ đạo các ngành triển khai nhiều giải pháp cụ thể, gồm:
Về xúc tiến thương mại: Để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã chỉ đạo các ngành đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm giải quyết đầu ra cho các ngành sản xuất. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương như: Cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước.
Về thu hút đầu tư: Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gồm: Thành lập Ban Chỉ đạo thu hút đầu tư cấp tỉnh; Thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch; chính sách khuyến khích đầu tư các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; dự án nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh cải cách hành chính trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; duy trì phong trào “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”; gặp mặt doanh nghiệp định kỳ…
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn trả lời và giải đáp ý kiến của đại biểu
Về giải ngân vốn đầu tư công: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và giải ngân vốn đầu tư công nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng; hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, hạ tầng xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Hằng năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, ưu tiên triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Về giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp gồm: Triển khai các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm gồm: Đặt hàng các đơn vị cung cấp dịch vụ việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; hỗ trợ người lao động vay vốn tạo việc làm Tỉnh đã ký chương trình hợp tác, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng để kết nối, đưa lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc tại các doanh nghiệp của Hải Phòng.
Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động; kết nối với hệ thống các trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến để hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động.
Trong thời gian tới, để tiếp tục mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công để tạo việc làm mới, việc làm bền vững cho công nhân lao động, tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hướng tới các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng của tỉnh; đổi mới và nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu; tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, gia tăng các chính sách tín dụng từ các Ngân hàng thương mại, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai là, tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, cùng với đó, nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho lao động của tỉnh.
Thứ ba là, Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động bị mất việc làm, lao động bị thiếu việc làm do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh…
Tại Hội nghị đối thoại, đã có 15 câu hỏi trực tiếp của công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh đặt ra.
Đại biểu tại điểm cầu huyện Yên Bình có ý kiến: “Tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến 2030”, xin các đồng chí cho biết các giải pháp của tỉnh để khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng 4.0".
Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Về nội dung này, đồng chí Nguyễn Chương Phát, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Để khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy dân nhân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 30/12/2022 thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, UBND tỉnh giao các cấp, ngành, địa phương triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ công nhân lao động được học tập thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời, cụ thể:
Tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước phù hợp để hỗ trợ công nhân lao động được học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ trên đạt 75%. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Vận động các doanh nghiệp ưu tiên bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động tham gia học tập, nâng cao tay nghề; tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ CNLĐ được tham gia học tập suốt đời; tham gia góp ý xây dựng các chương trình đào tạo bổ sung, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mới cho CNLĐ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; đổi mới, sáng tạo các mô hình hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ học tập suốt đời, hỗ trợ công nhân lao động đến tham gia sinh hoạt và học tập.
Tiếp tục huy động sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả các Cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy CNLĐ học tập, lao động sáng tạo. Hỗ trợ CNLĐ có điều kiện thuận lợi tham gia học tập như: Bổ sung sách, báo, tờ gấp, poster, các ấn phẩm truyền thông trên các nền tảng và môi trường công nghệ mới.
Đề nghị các sở, ngành chức năng phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương CNLĐ và con CNLĐ hiếu học; nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong tổ chức hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình học tập suốt đời trong CNLĐ.
Đối với những vấn đề khác mà công nhân, viên chức, lao động nêu ra tại hội nghị cũng đã được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đồng chí giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh và đồng chí Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thông tin và giải đáp trực tiếp tại buổi đối thoại.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy phát biểu bế mạc Hội nghị
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục tổng hợp ý kiến, kiến nghị của công nhân, viên chức, người lao động trong toàn tỉnh để đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo tỉnh và các ban, sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, giải đáp, kịp thời giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh.
Giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết, trả lời bằng văn bản gửi địa phương, đơn vị nơi công nhân, viên chức, người lao động có ý kiến. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền của tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh sẽ chuyển các ý kiến, đề xuất kiến nghị tới cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quân tâm ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đề án, chính sách nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, với mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành, xứng đáng là lực lượng quan trọng nhất để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn giành sự quan tâm, chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chăm lo đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, chế độ chính sách đối với người lao động.
Qua đó, các tầng lớp công nhân, viên chức, người lao động tỉnh nhà luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, truyền thống anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tích cực học tập, rèn luyện, lao động và công tác đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Để tiếp tục phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước cũng như chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, ngoài những nội dung đã được giải đáp tại Hội nghị, trong thời gian tới, các cấp, các ngành và đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động tỉnh nhà cần làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là khẩn trương quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023-2028; kịp thời cụ thể hóa, xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, bảo đảm nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Quan tâm triển khai hiệu quả các giải pháp xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, thực sự trở thành cơ sở chính trị vững chắc của Đảng, người cộng tác đắc lực của chính quyền, là cầu nối mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động.
Quan tâm xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động của tỉnh có bước phát triển về số lượng và chất lượng; nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tổ chức, kỷ luật; nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ; từng bước làm chủ khoa học, công nghệ, trở thành lực lượng quan trọng, đi đầu trong chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động, sản xuất kinh doanh.
Các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp cần nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đề xuất, kiến nghị của công nhân, viên chức, người lao động để kịp thời giải quyết và tham mưu các cơ chế, chính sách, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các diễn đàn, buổi gặp gỡ, đối thoại để cán bộ, đoàn viên, người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng và những kiến nghị đề xuất của mình với các cấp, các ngành; đồng thời, định hướng, tạo điều kiện cho những ý tưởng nâng cao hiệu quả công việc, cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh; kịp thời động viên, khích lệ người lao động nỗ lực vươn lên, đóng góp vào sự phát triển của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung.
Các cấp công đoàn trong tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò là điểm tựa vững chắc của người lao động; để công đoàn thực sự là cơ sở chính trị, xã hội vững chắc của Đảng, chính quyền. Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, tiêu biểu như: Hỗ trợ làm nhà cho công nhân, lao động khó khăn về nhà ở; kịp thời thăm hỏi, động viên công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tổ chức Chương trình “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động”,…
Chú trọng phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phương châm “Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức công đoàn”. Đổi mới, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thu hút, tập hợp, phát triển đoàn viên theo hướng đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn và từng loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, người lao động. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động chăm lo lợi ích, bảo đảm quyền của đoàn viên, người lao động; kịp thời giám sát, giải quyết và kiến nghị giải quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên, người lao động; mục đích xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ tại đơn vị, doanh nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật đối với người lao động theo quy định.
Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đổi mới, thiết thực, hiệu quả; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ công đoàn cơ sở, tập thể và người lao động trực tiếp; chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình quản lý, vận hành, sản xuất kinh doanh thiết thực, hiệu quả.
Đối với công nhân, viên chức, người lao động cần tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực, sáng tạo, thi đua trong lao động, sản xuất; không ngừng học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề để từng bước làm chủ khoa học công nghệ, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tích cực trong lao động, sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tin tưởng rằng công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, nỗ lực, phát huy hơn nữa vai trò, bản lĩnh tiên phong của giai cấp công nhân; sẵn sàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; ngày càng xuất hiện thêm nhiều điển hình người lao động tiêu biểu, xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vào năm 2030.