HĐND - Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện 26 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư 12.977.432 triệu đồng. Các dự án đã được HĐND tỉnh quyết nghị thông qua phê duyệt chủ trương và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại 13 nghị quyết.
Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh thường xuyên giám sát, khảo sát việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
Đây đều là những công trình hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh; do đó, thời gian qua, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh thường xuyên tổ chức giám sát, khảo sát (GSKS) việc triển khai tổ chức thực hiện các dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các công trình.
Trong 26 dự án, công trình trọng điểm, có 5 dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020 và 21 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025. Các dự án chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa thể thao, công nghệ thông tin; có vai trò rất quan trọng, nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối vùng, liên vùng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân, lưu thông hàng hóa. Đồng thời, đóng góp tích cực vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Qua GSKS việc triển khai tổ chức thực hiện các dự án trọng điểm, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh đánh giá, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã nỗ lực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo các chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn, các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của tỉnh. Đến nay, phần lớn các dự án đã được triển khai thực hiện, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra, bảo đảm kế hoạch giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình GSKS, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh cũng nhận thấy, việc triển khai một số dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm; một số dự án có quy mô lớn, yêu cầu cao về kiến trúc, cần tổ chức thi tuyển kiến trúc, cần nhiều thủ tục nên mất thời gian.
Trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), một số công trình trên địa bàn có mật độ dân cư đông, thu hồi đất ở, nhà ở liên quan đến chính sách tái định cư; công tác đo đạc, rà soát thực địa, thu thập thông tin, tài liệu về đất đai phức tạp do các hộ chuyển nhượng nhiều lần, không thường trú tại địa phương…
Do đó, để các dự án đảm bảo tiến độ, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo kế hoạch đề ra, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị có liên quan cần tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, xử lý kịp thời, tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công triển khai thực hiện đúng tiến độ.
Đồng thời, các đơn vị chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm quản lý, khẩn trương đôn đốc đơn vị thi công tập trung máy móc, thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng; tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết toán các khối lượng hoàn thành bảo đảm tiến độ giải ngân. Đối với các dự án phải lùi thời gian khởi công sang năm 2023, các đơn vị chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc.
Đối với dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến khởi công mới năm 2024, các đơn vị chủ đầu tư khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thi công xây dựng, bảo đảm đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án, khởi công xây dựng theo kế hoạch.
Cùng đó, các đơn vị chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu bảo đảm thực hiện theo đúng hợp đồng xây dựng và cam kết trong hồ sơ dự thầu; tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường.
Có thể thấy, với sự điều hành thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, hiệu quả, kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và sự vào cuộc của người đứng đầu các sở, ngành, các địa phương trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các dự án, các công trình trọng điểm của tỉnh đã và đang được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Cùng đó, sự chủ động, linh hoạt của các nhà thầu và sự ủng hộ của nhân dân trong giải phóng mặt bằng, các công trình trọng điểm của tỉnh đã được tháo nút thắt, đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa các dự án vào khai thác hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.
Ban Biên tập
HĐND - Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện 26 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư 12.977.432 triệu đồng. Các dự án đã được HĐND tỉnh quyết nghị thông qua phê duyệt chủ trương và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại 13 nghị quyết.Đây đều là những công trình hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh; do đó, thời gian qua, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh thường xuyên tổ chức giám sát, khảo sát (GSKS) việc triển khai tổ chức thực hiện các dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các công trình.
Trong 26 dự án, công trình trọng điểm, có 5 dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020 và 21 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025. Các dự án chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa thể thao, công nghệ thông tin; có vai trò rất quan trọng, nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối vùng, liên vùng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân, lưu thông hàng hóa. Đồng thời, đóng góp tích cực vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Qua GSKS việc triển khai tổ chức thực hiện các dự án trọng điểm, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh đánh giá, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã nỗ lực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo các chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn, các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của tỉnh. Đến nay, phần lớn các dự án đã được triển khai thực hiện, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra, bảo đảm kế hoạch giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình GSKS, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh cũng nhận thấy, việc triển khai một số dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm; một số dự án có quy mô lớn, yêu cầu cao về kiến trúc, cần tổ chức thi tuyển kiến trúc, cần nhiều thủ tục nên mất thời gian.
Trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), một số công trình trên địa bàn có mật độ dân cư đông, thu hồi đất ở, nhà ở liên quan đến chính sách tái định cư; công tác đo đạc, rà soát thực địa, thu thập thông tin, tài liệu về đất đai phức tạp do các hộ chuyển nhượng nhiều lần, không thường trú tại địa phương…
Do đó, để các dự án đảm bảo tiến độ, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo kế hoạch đề ra, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị có liên quan cần tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, xử lý kịp thời, tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công triển khai thực hiện đúng tiến độ.
Đồng thời, các đơn vị chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm quản lý, khẩn trương đôn đốc đơn vị thi công tập trung máy móc, thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng; tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết toán các khối lượng hoàn thành bảo đảm tiến độ giải ngân. Đối với các dự án phải lùi thời gian khởi công sang năm 2023, các đơn vị chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc.
Đối với dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến khởi công mới năm 2024, các đơn vị chủ đầu tư khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thi công xây dựng, bảo đảm đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án, khởi công xây dựng theo kế hoạch.
Cùng đó, các đơn vị chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu bảo đảm thực hiện theo đúng hợp đồng xây dựng và cam kết trong hồ sơ dự thầu; tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường.
Có thể thấy, với sự điều hành thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, hiệu quả, kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và sự vào cuộc của người đứng đầu các sở, ngành, các địa phương trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các dự án, các công trình trọng điểm của tỉnh đã và đang được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Cùng đó, sự chủ động, linh hoạt của các nhà thầu và sự ủng hộ của nhân dân trong giải phóng mặt bằng, các công trình trọng điểm của tỉnh đã được tháo nút thắt, đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa các dự án vào khai thác hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.