Ngày 5/7, HĐND tỉnh Yên Bái chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 7 với nhiều đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động, nhất là những nội dung trình tại kỳ họp không chỉ liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà còn đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân sau thời gian dài chống dịch - một tâm thế mới. Đó là chia sẻ của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh VŨ QUỲNH KHÁNH hứa hẹn một tâm thế mới sau đại dịch trước thềm kỳ họp.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái Vũ Quỳnh Khánh
Dự kiến thông qua 14 nghị quyết quan trọng
- Những nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Khóa XIX là gì, thưa ông?
- Đây là kỳ đầu năm, HĐND tỉnh sẽ xem xét kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, xem xét các báo cáo theo luật định về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri…
Cùng với đó, kỳ họp dự kiến sẽ thông qua 14 nghị quyết. Trong đó, có nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2022 - 2023; ban hành Quy định chính sách hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế đối với người dân sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040; chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2023…
Đặc biệt, tại kỳ họp này sẽ thảo luận các báo cáo chuyên đề của UBND tỉnh về tình hình triển khai lập quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản; đề án phát triển giao thông nông thôn; chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Đồng thời, sẽ ban hành nghị quyết của kỳ họp nhằm thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện phát triển kinh kinh tế - xã hội năm 2022 và các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh.
HĐND tỉnh đề ra 4 phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng ngày càng hiệu lực, hiệu quả; Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết tại các kỳ họp. Đồng thời, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát năm 2023 của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh bảo đảm khoa học, chất lượng và hiệu quả; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh trong giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đặc biệt, triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đổi mới, linh hoạt, khoa học, chuẩn bị từ sớm, từ xa
- Với các nội dung lớn như vậy, HĐND tỉnh đã có sự chuẩn bị như thế nào để kỳ họp diễn ra vừa bảo đảm yêu cầu thời gian đã dự kiến, vừa bảo đảm chất lượng, thưa ông?
- Học tập kinh nghiệm từ Quốc hội năng động, đổi mới sáng tạo, chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa. Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo công tác chuẩn bị kỳ họp chu đáo, kỹ lưỡng, khoa học. Phối hợp chặt với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan liên quan thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp và tham gia ngay từ khâu xây dựng các báo cáo, dự thảo nghị quyết. Đồng thời, yêu cầu các Ban của HĐND tỉnh tập trung hoạt động giám sát, khảo sát từ cơ sở để nắm bắt thực tế, tham gia ý kiến vào các dự thảo nghị quyết. Quá trình thẩm tra, các Ban HĐND tỉnh luôn trao đổi, chia sẻ để bảo đảm thông tin tổng thể, toàn diện để nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra - cơ sở quan trọng cho việc thảo luận tại kỳ họp, bảo đảm nghị quyết ban hành khả thi, sát thực tiễn.
Kỳ họp lần này, HĐND tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình “Kỳ họp không giấy”. Theo đó, toàn bộ tài liệu đã được gửi sớm, kết nối thông qua máy tính bảng để các đại biểu có thời gian nghiên cứu. Một số báo cáo, tờ trình cũng xin ý kiến đại biểu không trình bày tại kỳ họp. Mặt khác, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu các báo cáo, tờ trình phải tóm tắt để dành thời gian cho thảo luận, chất vấn, giám sát. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu đại biểu chất vấn và lãnh đạo các sở, ngành, thành viên UBND tỉnh trả lời thẳng vào vấn đề với tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì sự phát triển của địa phương, cuộc sống của nhân dân lên trên hết và trước hết.
- Tại kỳ họp lần này, những vấn đề nào được lựa chọn chất vấn, thưa ông?
- Hoạt động chất vấn chính là kênh quan trọng để Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đây là nội dung được truyền hình trực tiếp tới cử tri, được cử tri rất quan tâm. Xác định điều đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng yêu cầu đề ra. Đồng thời, đề nghị các đại biểu phát huy vai trò, trách nhiệm, đề xuất và kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, góp phần ổn định đời sống của cử tri và Nhân dân.
Tại kỳ họp lần này, sẽ có nhiều nội dung được đại biểu chất vấn. Đây đều là những vấn đề thời sự, thực tiễn đang đặt ra, được đại biểu HĐND tỉnh và cử tri đặc biệt quan tâm. Có thể kể đến như nội dung về vấn đề an toàn giao thông; việc triển khai thực hiện danh mục dự án cần thu hồi; chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; công tác tuyển dụng giáo viên, nhất là đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn…
Chúng tôi xác định mục đích quan trọng nhất của hoạt động chất vấn phải đưa ra giải pháp, lộ trình cụ thể cũng như cam kết khắc phục những tồn tại, hạn chế. Từ đó, có cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh giám sát lời hứa của thành viên UBND tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành đối với nội dung cử tri, đại biểu quan tâm.
Ngày 5/7, HĐND tỉnh Yên Bái chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 7 với nhiều đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động, nhất là những nội dung trình tại kỳ họp không chỉ liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà còn đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân sau thời gian dài chống dịch - một tâm thế mới. Đó là chia sẻ của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh VŨ QUỲNH KHÁNH hứa hẹn một tâm thế mới sau đại dịch trước thềm kỳ họp. Dự kiến thông qua 14 nghị quyết quan trọng
- Những nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Khóa XIX là gì, thưa ông?
- Đây là kỳ đầu năm, HĐND tỉnh sẽ xem xét kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, xem xét các báo cáo theo luật định về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri…
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái Vũ Quỳnh Khánh
Cùng với đó, kỳ họp dự kiến sẽ thông qua 14 nghị quyết. Trong đó, có nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2022 - 2023; ban hành Quy định chính sách hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế đối với người dân sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040; chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2023…
Đặc biệt, tại kỳ họp này sẽ thảo luận các báo cáo chuyên đề của UBND tỉnh về tình hình triển khai lập quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản; đề án phát triển giao thông nông thôn; chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Đồng thời, sẽ ban hành nghị quyết của kỳ họp nhằm thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện phát triển kinh kinh tế - xã hội năm 2022 và các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh.
HĐND tỉnh đề ra 4 phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng ngày càng hiệu lực, hiệu quả; Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết tại các kỳ họp. Đồng thời, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát năm 2023 của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh bảo đảm khoa học, chất lượng và hiệu quả; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh trong giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đặc biệt, triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đổi mới, linh hoạt, khoa học, chuẩn bị từ sớm, từ xa
- Với các nội dung lớn như vậy, HĐND tỉnh đã có sự chuẩn bị như thế nào để kỳ họp diễn ra vừa bảo đảm yêu cầu thời gian đã dự kiến, vừa bảo đảm chất lượng, thưa ông?
- Học tập kinh nghiệm từ Quốc hội năng động, đổi mới sáng tạo, chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa. Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo công tác chuẩn bị kỳ họp chu đáo, kỹ lưỡng, khoa học. Phối hợp chặt với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan liên quan thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp và tham gia ngay từ khâu xây dựng các báo cáo, dự thảo nghị quyết. Đồng thời, yêu cầu các Ban của HĐND tỉnh tập trung hoạt động giám sát, khảo sát từ cơ sở để nắm bắt thực tế, tham gia ý kiến vào các dự thảo nghị quyết. Quá trình thẩm tra, các Ban HĐND tỉnh luôn trao đổi, chia sẻ để bảo đảm thông tin tổng thể, toàn diện để nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra - cơ sở quan trọng cho việc thảo luận tại kỳ họp, bảo đảm nghị quyết ban hành khả thi, sát thực tiễn.
Trưởng Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh cùng các đại biểu khảo sát việc quy hoạch đất rừng
Kỳ họp lần này, HĐND tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình “Kỳ họp không giấy”. Theo đó, toàn bộ tài liệu đã được gửi sớm, kết nối thông qua máy tính bảng để các đại biểu có thời gian nghiên cứu. Một số báo cáo, tờ trình cũng xin ý kiến đại biểu không trình bày tại kỳ họp. Mặt khác, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu các báo cáo, tờ trình phải tóm tắt để dành thời gian cho thảo luận, chất vấn, giám sát. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu đại biểu chất vấn và lãnh đạo các sở, ngành, thành viên UBND tỉnh trả lời thẳng vào vấn đề với tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì sự phát triển của địa phương, cuộc sống của nhân dân lên trên hết và trước hết.
- Tại kỳ họp lần này, những vấn đề nào được lựa chọn chất vấn, thưa ông?
- Hoạt động chất vấn chính là kênh quan trọng để Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đây là nội dung được truyền hình trực tiếp tới cử tri, được cử tri rất quan tâm. Xác định điều đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng yêu cầu đề ra. Đồng thời, đề nghị các đại biểu phát huy vai trò, trách nhiệm, đề xuất và kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, góp phần ổn định đời sống của cử tri và Nhân dân.
Tại kỳ họp lần này, sẽ có nhiều nội dung được đại biểu chất vấn. Đây đều là những vấn đề thời sự, thực tiễn đang đặt ra, được đại biểu HĐND tỉnh và cử tri đặc biệt quan tâm. Có thể kể đến như nội dung về vấn đề an toàn giao thông; việc triển khai thực hiện danh mục dự án cần thu hồi; chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; công tác tuyển dụng giáo viên, nhất là đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn…
Chúng tôi xác định mục đích quan trọng nhất của hoạt động chất vấn phải đưa ra giải pháp, lộ trình cụ thể cũng như cam kết khắc phục những tồn tại, hạn chế. Từ đó, có cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh giám sát lời hứa của thành viên UBND tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành đối với nội dung cử tri, đại biểu quan tâm.