HĐND - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh Hội nghị tại Sở Nội vụ
Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số ban có liên quan của HĐND tỉnh; lãnh đạo, phòng chuyên môn Sở Nội vụ.
Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, tỉnh Yên Bái là một trong những tỉnh được Trung ương ghi nhận, đánh giá là đi đầu trong cả nước về sắp xếp tổ chức bộ máy. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, tinh giản biên chế được thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch, thận trọng, nhân văn, không cầu toàn, nóng vội, trên nguyên tắc "dễ làm trước, khó làm sau", "làm thí điểm trước, nhân rộng sau".
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 538 đơn vị sự nghiệp công lập , trong đó: cấp tỉnh 95 đơn vị, cấp huyện 443 đơn vị; giảm 268 đơn vị so với năm 2015 (đạt 28,2%), giảm 94 đơn vị so với năm 2017 và giảm 19 đơn vị so với năm 2021, vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và nghị quyết của tỉnh.
Lãnh đạo phòng Công chức - Viên chức, Sở Nội vụ tỉnh ý kiến với Đoàn giám sát về việc thực hiện quy định thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Giai đoạn 2015-2021, tỉnh Yên Bái đã giảm 2.271 công chức, viên chức, đạt tỷ lệ 10,21%. Giai đoạn 2022-2026, tỉnh đã ban hành Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 08/12/2023 về việc phê duyệt Đề án tinh giản biên chế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2026, thực hiện tinh giản ít nhất ít nhất 10% số người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế viên chức), tương ứng giảm 2.046 biên chế viên chức so với năm 2021; giảm 29,9% số lượng lãnh đạo cấp phó. Hết năm 2023, toàn tỉnh đã giảm 455 phòng và cơ cấu tổ chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập (đạt tỷ lệ 17,9%) so với năm 2015.
Thông qua buổi giám sát, tỉnh Yên Bái cũng đề xuất, kiến nghị Đoàn giám sát các nhóm giải pháp về thể chế chính sách, về tổ chức thực hiện, về nguồn lực, về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII; đề nghị Bộ Y tế thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ đưa vào giá dịch vụ y tế đối với các chi phí chưa kết cấu vào giá dịch vụ; đề nghị Bộ Nội vụ xem xét tham mưu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, trong đó bổ sung quy định về việc giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế dự phòng đối với các trung tâm y tế đa chức năng được phân loại, giao thực hiện tự chủ vào nhóm 1 hoặc nhóm 2; đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm chuyên môn đối với "vị trí chăm sóc trực tiếp đối tượng” tại các cơ sở trợ giúp xã hội…
Kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 trên địa bàn tỉnh của Sở Nội vụ, đây là cơ sở để Đoàn giám sát báo cáo Quốc hội và Chính phủ.
Đồng chí đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Cơ bản các đơn vị có sự tương đồng hoặc liên thông về chức năng, nhiệm vụ hay chồng chéo về địa bàn hoạt động đã được tính toán hợp nhất, sáp nhập phù hợp. Các đơn vị sau sắp xếp đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành quy chế làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới để triển khai thực hiện, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc. Do đó, Đoàn đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao…
Đối với những phản ánh, kiến nghị của tỉnh Yên Bái, Đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp để trình Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Ban Biên tập
HĐND - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số ban có liên quan của HĐND tỉnh; lãnh đạo, phòng chuyên môn Sở Nội vụ.
Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, tỉnh Yên Bái là một trong những tỉnh được Trung ương ghi nhận, đánh giá là đi đầu trong cả nước về sắp xếp tổ chức bộ máy. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, tinh giản biên chế được thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch, thận trọng, nhân văn, không cầu toàn, nóng vội, trên nguyên tắc "dễ làm trước, khó làm sau", "làm thí điểm trước, nhân rộng sau".
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 538 đơn vị sự nghiệp công lập , trong đó: cấp tỉnh 95 đơn vị, cấp huyện 443 đơn vị; giảm 268 đơn vị so với năm 2015 (đạt 28,2%), giảm 94 đơn vị so với năm 2017 và giảm 19 đơn vị so với năm 2021, vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và nghị quyết của tỉnh.
Lãnh đạo phòng Công chức - Viên chức, Sở Nội vụ tỉnh ý kiến với Đoàn giám sát về việc thực hiện quy định thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Giai đoạn 2015-2021, tỉnh Yên Bái đã giảm 2.271 công chức, viên chức, đạt tỷ lệ 10,21%. Giai đoạn 2022-2026, tỉnh đã ban hành Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 08/12/2023 về việc phê duyệt Đề án tinh giản biên chế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2026, thực hiện tinh giản ít nhất ít nhất 10% số người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế viên chức), tương ứng giảm 2.046 biên chế viên chức so với năm 2021; giảm 29,9% số lượng lãnh đạo cấp phó. Hết năm 2023, toàn tỉnh đã giảm 455 phòng và cơ cấu tổ chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập (đạt tỷ lệ 17,9%) so với năm 2015.
Thông qua buổi giám sát, tỉnh Yên Bái cũng đề xuất, kiến nghị Đoàn giám sát các nhóm giải pháp về thể chế chính sách, về tổ chức thực hiện, về nguồn lực, về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII; đề nghị Bộ Y tế thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ đưa vào giá dịch vụ y tế đối với các chi phí chưa kết cấu vào giá dịch vụ; đề nghị Bộ Nội vụ xem xét tham mưu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, trong đó bổ sung quy định về việc giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế dự phòng đối với các trung tâm y tế đa chức năng được phân loại, giao thực hiện tự chủ vào nhóm 1 hoặc nhóm 2; đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm chuyên môn đối với "vị trí chăm sóc trực tiếp đối tượng” tại các cơ sở trợ giúp xã hội…
Kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 trên địa bàn tỉnh của Sở Nội vụ, đây là cơ sở để Đoàn giám sát báo cáo Quốc hội và Chính phủ.
Đồng chí đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Cơ bản các đơn vị có sự tương đồng hoặc liên thông về chức năng, nhiệm vụ hay chồng chéo về địa bàn hoạt động đã được tính toán hợp nhất, sáp nhập phù hợp. Các đơn vị sau sắp xếp đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành quy chế làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới để triển khai thực hiện, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc. Do đó, Đoàn đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao…
Đối với những phản ánh, kiến nghị của tỉnh Yên Bái, Đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp để trình Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.