Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã thực hiện chương trình giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Quốc Luận đánh giá cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 của ngành Ngân hàng trong thời gian qua
Ông Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng sự cuộc giám sát có bà Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu Quốc hội tỉnh, đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh), Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh.
Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và công tác tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, trong năm 2022 và 2023, các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực như: đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại địa phương, khai thác tốt nguồn vốn ngoài tỉnh, nguồn vốn điều hòa hệ thống; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo, đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và QTDND trên địa bàn đạt 49.600 tỷ đồng, tăng 17,55% so với 31/12/2022, tăng 45,3% so với 31/12/2021; trong đó: vốn huy động tại địa phương đạt 31.200 tỷ đồng, tăng 17,8% so với 31/12/2022, tăng 35,17% so với 31/12/2021. Tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 41.537 tỷ đồng, tăng 12,86% so với 31/12/2022, đạt 100% kế hoạch, tăng 36,85% so với 31/12/2021.
Thực hiện các chính sách tài khóa về an sinh xã hội, lao động, việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đang triển khai trên địa bàn 18 chương trình tín dụng. Trong năm 2022 và năm 2023 đã giải ngân 2.373 tỷ đồng cho vay mới và hỗ trợ 46.299 lượt hộ gia đình được thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách. Các chương trình tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện để mua sắm tư liệu sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Đối với việc thực hiện các chính sách tài khóa về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã chủ động rà soát các khách hàng đủ điều kiện cho vay để triển khai chính sách, giải ngân các hợp đồng đã ký kết; duy trì cho vay các khách hàng đã hỗ trợ.
Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện. Đến nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ cho vay 1.385 tỷ đồng với 115 khách hàng (trong đó có 47 doanh nghiệp). Lũy kế đến nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 1.539 lượt khách hàng, số tiền cam kết cho vay là 22.394 tỷ đồng và doanh số cho vay là 68.002 tỷ đồng; cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 7.381 khách hàng với dư nợ 6.406 tỷ đồng; gia hạn nợ cho 47 khách hàng với số tiền 550 tỷ đồng và cơ cấu lại vay cũ về mức phù hợp cho 198 doanh nghiệp với dư nợ 1.967 tỷ đồng.
Trong thực hiện các chính sách tiền tệ, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của các chi nhánh ngân hàng thương mại ở mức 4%/năm (giảm 1%/năm so với 31/12/2022); cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh từ 7% - 10,5%/năm (giảm 1%/năm so với 31/12/2022); cho vay trung và dài hạn ở mức từ 8,99% - 12,5%/năm (giảm từ 0,5%/năm đến 1%/năm so với 31/12/2022); cho vay tiêu dùng ở mức từ 9,5% - 12,5%/năm (giảm từ 0,5%/năm đến 2%/năm so với 31/12/2022)...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Quốc Luận đã nhấn mạnh mục tiêu của cuộc giám sát và đánh giá cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 của các đơn vị. Đồng thời, đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả đạt trong 2 năm qua theo tinh thần Nghị quyết 43; đổi mới, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của ngành, tiếp tục nghiên cứu và đơn giản các thủ tục, có thêm các gói chính sách, lãi suất hợp lý để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; có các giải pháp kịp thời, hiệu quả để hạn chế nợ xấu. Đồng thời, quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cân đối để có nhiều hơn nữa sự quan tâm đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đồng hành cùng của địa phương.
Đoàn giám sát cũng đã ghi nhận những phản ánh, kiến nghị của ngành ngân hàng để nghiên cứu và có kiến nghị cụ thể với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Theo Báo Yên Bái
Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã thực hiện chương trình giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái.Ông Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng sự cuộc giám sát có bà Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu Quốc hội tỉnh, đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh), Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh.
Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và công tác tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, trong năm 2022 và 2023, các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực như: đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại địa phương, khai thác tốt nguồn vốn ngoài tỉnh, nguồn vốn điều hòa hệ thống; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo, đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và QTDND trên địa bàn đạt 49.600 tỷ đồng, tăng 17,55% so với 31/12/2022, tăng 45,3% so với 31/12/2021; trong đó: vốn huy động tại địa phương đạt 31.200 tỷ đồng, tăng 17,8% so với 31/12/2022, tăng 35,17% so với 31/12/2021. Tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 41.537 tỷ đồng, tăng 12,86% so với 31/12/2022, đạt 100% kế hoạch, tăng 36,85% so với 31/12/2021.
Thực hiện các chính sách tài khóa về an sinh xã hội, lao động, việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đang triển khai trên địa bàn 18 chương trình tín dụng. Trong năm 2022 và năm 2023 đã giải ngân 2.373 tỷ đồng cho vay mới và hỗ trợ 46.299 lượt hộ gia đình được thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách. Các chương trình tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện để mua sắm tư liệu sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Đối với việc thực hiện các chính sách tài khóa về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã chủ động rà soát các khách hàng đủ điều kiện cho vay để triển khai chính sách, giải ngân các hợp đồng đã ký kết; duy trì cho vay các khách hàng đã hỗ trợ.
Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện. Đến nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ cho vay 1.385 tỷ đồng với 115 khách hàng (trong đó có 47 doanh nghiệp). Lũy kế đến nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 1.539 lượt khách hàng, số tiền cam kết cho vay là 22.394 tỷ đồng và doanh số cho vay là 68.002 tỷ đồng; cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 7.381 khách hàng với dư nợ 6.406 tỷ đồng; gia hạn nợ cho 47 khách hàng với số tiền 550 tỷ đồng và cơ cấu lại vay cũ về mức phù hợp cho 198 doanh nghiệp với dư nợ 1.967 tỷ đồng.
Trong thực hiện các chính sách tiền tệ, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của các chi nhánh ngân hàng thương mại ở mức 4%/năm (giảm 1%/năm so với 31/12/2022); cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh từ 7% - 10,5%/năm (giảm 1%/năm so với 31/12/2022); cho vay trung và dài hạn ở mức từ 8,99% - 12,5%/năm (giảm từ 0,5%/năm đến 1%/năm so với 31/12/2022); cho vay tiêu dùng ở mức từ 9,5% - 12,5%/năm (giảm từ 0,5%/năm đến 2%/năm so với 31/12/2022)...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Quốc Luận đã nhấn mạnh mục tiêu của cuộc giám sát và đánh giá cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 của các đơn vị. Đồng thời, đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả đạt trong 2 năm qua theo tinh thần Nghị quyết 43; đổi mới, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của ngành, tiếp tục nghiên cứu và đơn giản các thủ tục, có thêm các gói chính sách, lãi suất hợp lý để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; có các giải pháp kịp thời, hiệu quả để hạn chế nợ xấu. Đồng thời, quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cân đối để có nhiều hơn nữa sự quan tâm đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đồng hành cùng của địa phương.
Đoàn giám sát cũng đã ghi nhận những phản ánh, kiến nghị của ngành ngân hàng để nghiên cứu và có kiến nghị cụ thể với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.