HĐND - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ sáng 6/1, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái đăng tải nội dung ý kiến phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu tại Tổ
Thứ nhất, đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ trong thời gian vừa qua đã đầu tư công sức, trí tuệ để hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia cũng như các nội dung Tờ trình, dự thảo nghị quyết của Quốc hội để trình kỳ họp. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết. Bởi vì, quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các đồ án quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng, kinh tế xã hội trọng điểm, cụ thể là 6 vùng quy hoạch tỉnh. Vì vậy, tôi cho rằng quy hoạch này rất cần được nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện để sớm được thông qua. Trong trường hợp phải kéo dài thêm thời gian phê duyệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch vùng cũng như quy hoạch các tỉnh. Vì vậy, tôi cho rằng Chính phủ cần tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu tham gia ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, trong trường hợp nếu như thời gian ngắn mà chưa thể tiếp thu đầy đủ, Quốc hội vẫn thông qua nghị quyết, đồng thời giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với Chính phủ tiếp thu hoàn chỉnh các nội dung chi tiết về mặt kỹ thuật, không nên để thêm một kỳ họp nữa vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
Thứ hai, tham gia cụ thể với một số nội dung, tôi đề nghị tính toán kỹ thêm về tốc độ tăng trưởng GDP, theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội là 7 % năm trong khi chỉ tiêu tăng trưởng của 5 trên 6 vùng kinh tế - xã hội đều cao hơn mức độ này như: vùng Đông Nam Bộ là 8 - 8,5%/năm; vùng đồng bằng sông Hồng là 9%/năm; vùng trung du miền núi phía Bắc là 8 - 9%/năm; vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 7 - 7,5%/năm; vùng Tây Nguyên là 7 - 7,5%/năm; chỉ có vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn tức là 6,5 - 7%/năm trong khi tỷ trọng đóng góp của vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng trong GDP rất lớn. Cho nên cần tính toán chỉ tiêu tăng trưởng chung của cả nước, làm sao phù hợp với tốc độ tăng trưởng của các vùng như trong dự thảo quy hoạch đã nêu.
Thứ ba, về giải pháp thực hiện quy hoạch, tôi xin tham gia thêm giải pháp về cơ chế, chính sách. Trong nội dung dự thảo nghị quyết của Quốc hội có nêu là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các vùng động lực cụ thể như hiện nay chúng ta đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương được xác định là cực tăng trưởng nằm trong vùng động lực.
Tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm trong giải pháp về cơ chế, chính sách, đó là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển các vùng kinh tế trọng điểm cũng như các cơ chế, chính sách về liên kết và kiểm soát phát triển vùng, cơ chế chính sách để huy động và phân bổ nguồn lực phát triển hạ tầng vùng và liên vùng. Tôi cho rằng trên cơ sở các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các địa phương Quốc hội đã ban hành thời gian vừa qua cần có tổng kết, đánh giá và có thể mở rộng theo hướng là chính sách đặc thù cho từng vùng, như thế sẽ giúp cho huy động được nguồn lực cũng như có công cụ để kiểm soát, điều tiết phát triển vùng cũng như tạo ra sự liên kết phát triển trong từng vùng và giữa các vùng.
Đối với nội dung thứ hai, về Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật dược thì tôi thống nhất với việc tiếp tục thực hiện các chính sách trong phòng, chống dịch theo nội dung Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội.
Thứ hai, tôi thống nhất việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 đã nộp hồ sơ gia hạn mà chưa được gia hạn theo quy định của Luật Dược. Tuy nhiên, lý do lớn nhất dẫn đến việc phải ban hành nghị quyết về việc này khác với quy định của Luật dược là do cơ quan nhà nước không có đủ nhân lực để thực hiện việc thẩm định, đánh giá để quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành.
Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần bổ sung giải pháp khắc phục tình trạng này trong năm 2023, bao gồm cả việc sửa đổi Luật dược liên quan đến nội dung này cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc tế và tôi đề nghị đưa nội dung này vào trong nghị quyết của Quốc hội để tránh tình trạng hết năm 2023 mà chúng ta không khắc phục được tình trạng này, khi ấy có thể lại phải điều chỉnh bằng một nghị quyết của Quốc hội, kéo dài thời gian thực hiện các giấy đăng ký lưu hành sang năm 2024.
Ban Biên tập
HĐND - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ sáng 6/1, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái đăng tải nội dung ý kiến phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy. Thứ nhất, đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ trong thời gian vừa qua đã đầu tư công sức, trí tuệ để hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia cũng như các nội dung Tờ trình, dự thảo nghị quyết của Quốc hội để trình kỳ họp. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết. Bởi vì, quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các đồ án quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng, kinh tế xã hội trọng điểm, cụ thể là 6 vùng quy hoạch tỉnh. Vì vậy, tôi cho rằng quy hoạch này rất cần được nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện để sớm được thông qua. Trong trường hợp phải kéo dài thêm thời gian phê duyệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch vùng cũng như quy hoạch các tỉnh. Vì vậy, tôi cho rằng Chính phủ cần tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu tham gia ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, trong trường hợp nếu như thời gian ngắn mà chưa thể tiếp thu đầy đủ, Quốc hội vẫn thông qua nghị quyết, đồng thời giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với Chính phủ tiếp thu hoàn chỉnh các nội dung chi tiết về mặt kỹ thuật, không nên để thêm một kỳ họp nữa vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
Thứ hai, tham gia cụ thể với một số nội dung, tôi đề nghị tính toán kỹ thêm về tốc độ tăng trưởng GDP, theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội là 7 % năm trong khi chỉ tiêu tăng trưởng của 5 trên 6 vùng kinh tế - xã hội đều cao hơn mức độ này như: vùng Đông Nam Bộ là 8 - 8,5%/năm; vùng đồng bằng sông Hồng là 9%/năm; vùng trung du miền núi phía Bắc là 8 - 9%/năm; vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 7 - 7,5%/năm; vùng Tây Nguyên là 7 - 7,5%/năm; chỉ có vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn tức là 6,5 - 7%/năm trong khi tỷ trọng đóng góp của vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng trong GDP rất lớn. Cho nên cần tính toán chỉ tiêu tăng trưởng chung của cả nước, làm sao phù hợp với tốc độ tăng trưởng của các vùng như trong dự thảo quy hoạch đã nêu.
Thứ ba, về giải pháp thực hiện quy hoạch, tôi xin tham gia thêm giải pháp về cơ chế, chính sách. Trong nội dung dự thảo nghị quyết của Quốc hội có nêu là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các vùng động lực cụ thể như hiện nay chúng ta đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương được xác định là cực tăng trưởng nằm trong vùng động lực.
Tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm trong giải pháp về cơ chế, chính sách, đó là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển các vùng kinh tế trọng điểm cũng như các cơ chế, chính sách về liên kết và kiểm soát phát triển vùng, cơ chế chính sách để huy động và phân bổ nguồn lực phát triển hạ tầng vùng và liên vùng. Tôi cho rằng trên cơ sở các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các địa phương Quốc hội đã ban hành thời gian vừa qua cần có tổng kết, đánh giá và có thể mở rộng theo hướng là chính sách đặc thù cho từng vùng, như thế sẽ giúp cho huy động được nguồn lực cũng như có công cụ để kiểm soát, điều tiết phát triển vùng cũng như tạo ra sự liên kết phát triển trong từng vùng và giữa các vùng.
Đối với nội dung thứ hai, về Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật dược thì tôi thống nhất với việc tiếp tục thực hiện các chính sách trong phòng, chống dịch theo nội dung Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội.
Thứ hai, tôi thống nhất việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 đã nộp hồ sơ gia hạn mà chưa được gia hạn theo quy định của Luật Dược. Tuy nhiên, lý do lớn nhất dẫn đến việc phải ban hành nghị quyết về việc này khác với quy định của Luật dược là do cơ quan nhà nước không có đủ nhân lực để thực hiện việc thẩm định, đánh giá để quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành.
Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần bổ sung giải pháp khắc phục tình trạng này trong năm 2023, bao gồm cả việc sửa đổi Luật dược liên quan đến nội dung này cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc tế và tôi đề nghị đưa nội dung này vào trong nghị quyết của Quốc hội để tránh tình trạng hết năm 2023 mà chúng ta không khắc phục được tình trạng này, khi ấy có thể lại phải điều chỉnh bằng một nghị quyết của Quốc hội, kéo dài thời gian thực hiện các giấy đăng ký lưu hành sang năm 2024.