HĐND - Chiều 19/6, thảo luận ở tổ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy và Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận đã phát biểu tham gia dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng các luật khác phải tuân thủ theo Luật Kinh doanh bất động sản thì cần làm rõ ràng, tránh chung chung
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại hội trường. Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tiến hành thảo luận ở tổ về dự thảo luật này cùng đại biểu các tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình, Khánh Hòa và Bình Phước.
Bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy đã tham gia một số nội dung liên quan đến các quy định chung trong đó yêu cầu cần bổ sung, phân định rõ hai khái niệm là kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản; về nguyên tắc kinh doanh bất động sản.
Về áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản và các luật có liên quan, đại biểu cho rằng cần phải quy định cụ thể hơn nữa nội dung của điều này theo hướng các nội dung mà luật này cần dẫn chiếu hoặc tuân thủ theo các luật chuyên ngành. Những nội dung nào mà các luật khác phải tuân thủ theo Luật Kinh doanh bất động sản thì cần làm rõ ràng hơn, tránh những quy định chung chung như hiện nay.
Về các loại bất động sản đưa vào kinh doanh, đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng, dự thảo Luật quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản mới đưa ra quy định về hợp đồng đối với công trình xây dựng có chức năng du lịch, lưu trú nhưng mà chưa có các loại bất động sản khác như nhà phố thương mại, căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng hay công trình văn phòng làm việc kết hợp lưu trú..., đề nghị làm rõ thêm nội dung này.
Nêu vấn đề công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh quy định về hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản, đại biểu cho rằng khá chung chung, chưa rõ vì không rõ là giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản gồm những loại giấy tờ gì, hồ sơ dự án, giấy phép xây dựng, thỏa thuận đấu nối hạ tầng hay là các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ tài chính, cần quy định cho rõ.
Về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản, nêu quy định trong dự thảo: là cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định pháp luật, đại biểu đề nghị sửa cụm từ "cơ quan, tổ chức” thành "tổ chức, doanh nghiệp”. "Bấy lâu nay chúng ta sử dụng với cơ quan nhà nước và cơ quan nhà nước thì tài sản của cơ quan nhà nước đã thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho nên không áp dụng theo Luật Kinh doanh bất động sản” - đại biểu cho biết.
Đại biểu cơ bản thống nhất và tham gia một số ý trong quy định về đặt cọc đối với việc mua bán, chuyển nhượng hoặc thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai; đề nghị bổ sung thêm một điều quy định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bất động sản, sự cần thiết về giao dịch bất động sản qua sàn để bảo đảm minh bạch thị trường…
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại tổ thảo luận
Cũng đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đề nghị xem xét quy định trách nhiệm của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
Nêu vấn đề, giá giao dịch bất động sản quy định: "Giá mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng. Trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó", đại biểu Luận đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại quy định này vì Luật Giá đang trình kỳ họp này không đưa giá giao dịch bất động sản vào trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, do vậy việc quy định là không cần thiết, không đồng nhất với các quy định của Luật Nhà ở.
Đại biểu cũng cho rằng quy định tại khoản 1, điều 57: "Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để người dân tự xây dựng nhà ở phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Luật này” là không cần thiết.
Lý do là: theo quy định của dự thảo Luật thì các sàn giao dịch bất động sản hiện nay là một đơn vị có vai trò môi giới, tư vấn, trung gian, cung cấp thông tin liên quan của bất động sản cho khách hàng.
"Các sàn giao dịch bất động sản không phải là các cơ quan quản lý nhà nước, do vậy nếu quy định cứng các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản dẫn đến tăng chi phí, có thể phát sinh một số thủ tục không bắt buộc hoặc có thể gây ra tình trạng làm nhiễu loạn thị trường, không phản ánh đúng nhu cầu, giá cả” - ông Luận phát biểu và cho rằng chỉ nên khuyến khích chứ không nên quy định cứng như trong Dự luật.
Trước đó, trong phiên làm việc tại hội trường và đầu buổi chiều 19/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Luật Giá (sửa đổi).
Sáng mai - 20/6, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận và Luật Phòng thủ dân sự.
Ban Biên tập
HĐND - Chiều 19/6, thảo luận ở tổ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy và Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận đã phát biểu tham gia dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại hội trường. Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tiến hành thảo luận ở tổ về dự thảo luật này cùng đại biểu các tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình, Khánh Hòa và Bình Phước.
Bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy đã tham gia một số nội dung liên quan đến các quy định chung trong đó yêu cầu cần bổ sung, phân định rõ hai khái niệm là kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản; về nguyên tắc kinh doanh bất động sản.
Về áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản và các luật có liên quan, đại biểu cho rằng cần phải quy định cụ thể hơn nữa nội dung của điều này theo hướng các nội dung mà luật này cần dẫn chiếu hoặc tuân thủ theo các luật chuyên ngành. Những nội dung nào mà các luật khác phải tuân thủ theo Luật Kinh doanh bất động sản thì cần làm rõ ràng hơn, tránh những quy định chung chung như hiện nay.
Về các loại bất động sản đưa vào kinh doanh, đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng, dự thảo Luật quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản mới đưa ra quy định về hợp đồng đối với công trình xây dựng có chức năng du lịch, lưu trú nhưng mà chưa có các loại bất động sản khác như nhà phố thương mại, căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng hay công trình văn phòng làm việc kết hợp lưu trú..., đề nghị làm rõ thêm nội dung này.
Nêu vấn đề công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh quy định về hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản, đại biểu cho rằng khá chung chung, chưa rõ vì không rõ là giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản gồm những loại giấy tờ gì, hồ sơ dự án, giấy phép xây dựng, thỏa thuận đấu nối hạ tầng hay là các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ tài chính, cần quy định cho rõ.
Về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản, nêu quy định trong dự thảo: là cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định pháp luật, đại biểu đề nghị sửa cụm từ "cơ quan, tổ chức” thành "tổ chức, doanh nghiệp”. "Bấy lâu nay chúng ta sử dụng với cơ quan nhà nước và cơ quan nhà nước thì tài sản của cơ quan nhà nước đã thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho nên không áp dụng theo Luật Kinh doanh bất động sản” - đại biểu cho biết.
Đại biểu cơ bản thống nhất và tham gia một số ý trong quy định về đặt cọc đối với việc mua bán, chuyển nhượng hoặc thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai; đề nghị bổ sung thêm một điều quy định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bất động sản, sự cần thiết về giao dịch bất động sản qua sàn để bảo đảm minh bạch thị trường…
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại tổ thảo luận
Cũng đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đề nghị xem xét quy định trách nhiệm của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
Nêu vấn đề, giá giao dịch bất động sản quy định: "Giá mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng. Trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó", đại biểu Luận đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại quy định này vì Luật Giá đang trình kỳ họp này không đưa giá giao dịch bất động sản vào trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, do vậy việc quy định là không cần thiết, không đồng nhất với các quy định của Luật Nhà ở.
Đại biểu cũng cho rằng quy định tại khoản 1, điều 57: "Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để người dân tự xây dựng nhà ở phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Luật này” là không cần thiết.
Lý do là: theo quy định của dự thảo Luật thì các sàn giao dịch bất động sản hiện nay là một đơn vị có vai trò môi giới, tư vấn, trung gian, cung cấp thông tin liên quan của bất động sản cho khách hàng.
"Các sàn giao dịch bất động sản không phải là các cơ quan quản lý nhà nước, do vậy nếu quy định cứng các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản dẫn đến tăng chi phí, có thể phát sinh một số thủ tục không bắt buộc hoặc có thể gây ra tình trạng làm nhiễu loạn thị trường, không phản ánh đúng nhu cầu, giá cả” - ông Luận phát biểu và cho rằng chỉ nên khuyến khích chứ không nên quy định cứng như trong Dự luật.
Trước đó, trong phiên làm việc tại hội trường và đầu buổi chiều 19/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Luật Giá (sửa đổi).
Sáng mai - 20/6, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận và Luật Phòng thủ dân sự.