HĐND - Thời gian qua, HĐND huyện Trấn Yên đã có nhiều đổi mới triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2026”.
.
Để thực hiện tốt chức năng quyết đinh, Thường trực, các Ban HĐND huyện xác định phải nghiên cứu môt cách nghiêm túc, kỹ lưỡng các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, thẩm quyền quyết định của HĐND huyện trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tài chính - ngân sách, đầu tư công, các biện pháp trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để trên cơ sở đó xây dựng các Nghị quyết đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tế của địa phương, cơ sở. Trong công tác thẩm tra nội dung trình kỳ họp. Đối với một số lĩnh vực, một số nội dung Uỷ ban nhân dân huyện trình Thường trực HĐND, Các Ban HĐND huyện tham gia ngay từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến để hiểu và nắm rõ nội dung, bản chất. Cách làm này vừa đảm bảo tiến độ thẩm tra, vừa đảm bảo tính chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội theo quy định cụ thể trong các Luật hiện hành, Thường trực HĐND huyện Trấn Yên còn chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện cụ thể hóa thành 42 nghị quyết chuyên đề, đây là các nghị quyết vừa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, vừa phát huy được các tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về thực hiện chức năng giám sát. Đối với giám sát tại kỳ họp thông qua xem xét, cho ý kiến về các nội dung trình kỳ họp: Để các nội dung trình họp có chất lượng, Thường trực HĐND huyện chỉ đạo các Ban HĐND, Đại biểu HĐND huyện nghiên cứu thật kỹ các nội dung các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; nhất là các kỳ họp cuối năm, kỳ họp chuyên đề.
Đối với thảo luận và chất vấn tại kỳ họp: đây là hoạt động rất quan trọng; vì vậy để các phiên thảo luận tại hội trường, phiên chất vấn tại kỳ họp có chất lượng HĐND huyện Trấn Yên đều tổ chức truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài TTTH huyện để đông đảo cử tri và nhân dân được biết và theo dõi.
Ở một số kỳ họp có nhiều nội dung phải xem xét, thông qua ngoài các phiên thảo luận tại Hội trường HĐND huyện Trấn Yên đã tổ chức chia tổ để có nhiều đại biểu được phát biểu, tham gia nhiều nội dung, lĩnh vực, toàn diện hơn, tại Kỳ họp thứ 2 có 10 ý kiến, Kỳ họp thứ 3 có 7 ý kiến, Kỳ họp thứ 7 có 7 ý kiến; thảo luận tại Tổ tại Kỳ họp thứ 2 có 10 ý kiến, Kỳ họp thứ 3 có 7 ý kiến, Kỳ họp thứ 7 có 10 ý kiến.
Để đại biểu tham gia chất vấn nhiều hơn thì bên cạnh việc ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc đại biểu chuẩn bị nội dung chất vấn, trước 10 ngày diễn ra khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND huyện cần phải tiến hành họp, làm việc trực tiếp từng Tổ đại biểu để định hướng, tập hợp các nội dung chất vấn cụ thể của từng đại biểu (trong trường hợp đại biểu chưa chuẩn bị nội dung thì cần phải gợi ý (đặt hàng) cho đại biểu để đại biểu chuẩn bị trước câu hỏi chất vấn, tại Kỳ họp thứ 3 có 5 ý kiến; Kỳ họp thứ 4 có 4 ý kiến; Kỳ họp thứ 7 có 4 ý kiến chất vấn.
Trong điều hành chất vấn chủ tọa luôn linh hoạt để tạo được không khí chất vấn sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn mang tính tranh luận nhưng không quá căng thẳng, sau khi kết thúc kỳ họp Thường trực tổng hợp lại các nội dung chất vấn của đại biểu và những vấn đề mà người trả lời chất vấn hứa tại kỳ họp để làm căn cứ cho đại biểu giám sát. Nếu kỳ họp kế tiếp người trả lời chất vấn chưa thực hiện lời hứa thì đại biểu HĐND huyện sẽ chất vấn lại, điều này rất quan trọng và rất hữu ích để giải quyết dứt điểm các vấn đề.
Đối với hoạt động sát giám sát chuyên đề của Thường trực, các Ban HĐND huyện. Để các cuộc giám sát có chất lượng, hiệu quả, trước hết cần phải chuẩn bị kỹ các điều kiện cho cuộc giám sát, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mẫu biểu, đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, số liệu; chọn nội dung giám sát không quá rộng, mà nên đi vào các nội dung cụ thể, đang được cử tri quan tâm, những vấn đề bức xúc, nổi cộm liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách, liên quan đến hiệu quả của chính sách, chương trình, dự án, để sau khi kết thúc giám sát có thể chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục mà không phải chờ nguồn lực tài chính.
Năm 2021, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của HĐND huyện Giám sát 04 chuyên đề. Năm 2022, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của HĐND huyện Giám sát 05 chuyên đề. Năm 2023, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của HĐND huyện Giám sát 05 chuyên đề.
Trong quá trình tổ chức giám sát các đoàn đều phân công thành viên kết hợp khảo sát, tiến hành thu thập thông tin qua nhiều kênh, nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng được thụ hưởng chính sách, chương trình, dự án; tổng hợp từ số liệu từ cơ sở trên cơ sở đó đối chiếu với số liệu do các phòng, ban, UBND huyện cung cấp để phân tích, đánh giá được một cách khách quan về kết quả thực hiện các nội dung giám sát.
Các nội dung giám sát cần phải tiến hành phù hợp với từng thời điểm, tránh để kéo dài khi không còn là vấn đề bức xúc hoặc nếu không sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội. (Ban KTXH giám sát chuyên đề về chính sách an sinh xã hội trong dịp tết nguyên đán 2022; Giám sát việc cấp thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; Giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình năm 2021 tại các xã. Ban Pháp chế giám sát chuyên đề Giám sát việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng trên địa bàn huyện.)
Để UBND huyện, các ngành, đơn vị liên quan chấp hành nghiêm túc kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND huyện thì một số những biện pháp quan trọng mà huyện Trấn Yên rút ra đó là: Thường trực HĐND cần phải phân công cho các Ban HĐND tiến hành theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ý kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND huyện. Nếu cần thiết tổ chức tái giám sát việc thực hiện các ý kiến kết luận do các đoàn giám sát của Thường trực, các Ban nêu ra sau giám sát của Uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quan, đơn vị, địa phương được giám sát. Từ đó, hiệu lực giám sát được nâng lên.
Về thực hiện chức năng đại diện. Thường trực HĐND huyện Trấn Yên đã đổi mới cách thức tổ chức tiếp xúc cử tri, làm sao vừa không phải tổ chức quá nhiều cuộc ở trong một địa bàn mà phải có sự kết hợp tiếp xúc cử tri 02 cấp, 03 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cùng tổ chức chung để cử tri không phải tham gia nhiều lần. Cụ thể đã tổ chức 07 cuộc TXCT, trong đó có 03 cuộc 2 cấp, 04 cuộc 3 cấp).
Trước mỗi cuộc tiếp xúc cử tri Thường trực HĐND huyện chỉ đạo các đại biểu HĐND huyện nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật để giải trình, giải thích cho cử tri, có như vậy ở các kỳ tiếp xúc sau đó cử tri mới tham gia. Sau tiếp xúc cử tri chỉ đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện và các đồng chí Tổ trưởng các Tổ Đại biểu tổng hợp đầy đủ, chi tiết, cụ thể, có địa chỉ các ý kiến kiến nghị, đồng thời phân loại các ý kiến theo thẩm quyền từng cấp, từng lĩnh vực, giúp cho UBND huyện, các phòng chuyên môn trả lời và giải quyết các kiến nghị đúng trọng tâm, bám sát nội dung, bản chất vấn đề cử tri kiến nghị. Giám sát về cơ bản tất cả các ý kiến kiến nghị được Thường trực HĐND huyện tổng hợp đã được UBND huyện và các ngành liên quan đều tiếp thu, trả lời đầy đủ và giải quyết được rất nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến còn tồn đọng ở các nhiệm kỳ trước đây đã được xem xét, giải quyết triệt để.
Để hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương được tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, HĐND huyện Trấn Yên tiếp tục quán triệt và nghiêm túc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 21/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Yên Bái. Tập trung thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phương thức, cách thức hoạt động của đại biểu HĐND từ khâu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến xem xét, thẩm tra, giám sát, đánh giá, biểu quyết thông qua nghị quyết.
Phải thực sự coi trọng chất lượng đại biểu HĐND, thường xuyên nâng cao năng lực cho đại biểu bằng tập huấn, hội thảo, tập huấn kỹ năng hoạt động.
Thường trực phải thể hiện việc chủ trì, điều hòa, phân công phối hợp giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, duy trì tốt chế độ giao ban thường kỳ để cung cấp, trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, thống nhất chủ trương, biện pháp, cách thức tổ chức triển khai thực hiện.
Đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp, tăng thời gian thảo luận, thời gian chất vấn. Đổi mới phương thức giám sát, thực hiện “tái giám sát” các kết luận, các kiến nghị sau giám sát. Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, thực hiện tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết của HĐND, coi trọng việc lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn và đối tượng chịu sự tác động của nghị quyết.
Đề cao công tác phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong hoạt động. Phối hợp công tác thông tin tuyên truyền với các cơ quan báo chí, các phóng viên trên địa bàn để thực hiện công tác truyền thông.
Ban Biên tập
HĐND - Thời gian qua, HĐND huyện Trấn Yên đã có nhiều đổi mới triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2026”. Để thực hiện tốt chức năng quyết đinh, Thường trực, các Ban HĐND huyện xác định phải nghiên cứu môt cách nghiêm túc, kỹ lưỡng các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, thẩm quyền quyết định của HĐND huyện trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tài chính - ngân sách, đầu tư công, các biện pháp trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để trên cơ sở đó xây dựng các Nghị quyết đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tế của địa phương, cơ sở. Trong công tác thẩm tra nội dung trình kỳ họp. Đối với một số lĩnh vực, một số nội dung Uỷ ban nhân dân huyện trình Thường trực HĐND, Các Ban HĐND huyện tham gia ngay từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến để hiểu và nắm rõ nội dung, bản chất. Cách làm này vừa đảm bảo tiến độ thẩm tra, vừa đảm bảo tính chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội theo quy định cụ thể trong các Luật hiện hành, Thường trực HĐND huyện Trấn Yên còn chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện cụ thể hóa thành 42 nghị quyết chuyên đề, đây là các nghị quyết vừa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, vừa phát huy được các tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về thực hiện chức năng giám sát. Đối với giám sát tại kỳ họp thông qua xem xét, cho ý kiến về các nội dung trình kỳ họp: Để các nội dung trình họp có chất lượng, Thường trực HĐND huyện chỉ đạo các Ban HĐND, Đại biểu HĐND huyện nghiên cứu thật kỹ các nội dung các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; nhất là các kỳ họp cuối năm, kỳ họp chuyên đề.
Đối với thảo luận và chất vấn tại kỳ họp: đây là hoạt động rất quan trọng; vì vậy để các phiên thảo luận tại hội trường, phiên chất vấn tại kỳ họp có chất lượng HĐND huyện Trấn Yên đều tổ chức truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài TTTH huyện để đông đảo cử tri và nhân dân được biết và theo dõi.
Ở một số kỳ họp có nhiều nội dung phải xem xét, thông qua ngoài các phiên thảo luận tại Hội trường HĐND huyện Trấn Yên đã tổ chức chia tổ để có nhiều đại biểu được phát biểu, tham gia nhiều nội dung, lĩnh vực, toàn diện hơn, tại Kỳ họp thứ 2 có 10 ý kiến, Kỳ họp thứ 3 có 7 ý kiến, Kỳ họp thứ 7 có 7 ý kiến; thảo luận tại Tổ tại Kỳ họp thứ 2 có 10 ý kiến, Kỳ họp thứ 3 có 7 ý kiến, Kỳ họp thứ 7 có 10 ý kiến.
Để đại biểu tham gia chất vấn nhiều hơn thì bên cạnh việc ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc đại biểu chuẩn bị nội dung chất vấn, trước 10 ngày diễn ra khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND huyện cần phải tiến hành họp, làm việc trực tiếp từng Tổ đại biểu để định hướng, tập hợp các nội dung chất vấn cụ thể của từng đại biểu (trong trường hợp đại biểu chưa chuẩn bị nội dung thì cần phải gợi ý (đặt hàng) cho đại biểu để đại biểu chuẩn bị trước câu hỏi chất vấn, tại Kỳ họp thứ 3 có 5 ý kiến; Kỳ họp thứ 4 có 4 ý kiến; Kỳ họp thứ 7 có 4 ý kiến chất vấn.
Trong điều hành chất vấn chủ tọa luôn linh hoạt để tạo được không khí chất vấn sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn mang tính tranh luận nhưng không quá căng thẳng, sau khi kết thúc kỳ họp Thường trực tổng hợp lại các nội dung chất vấn của đại biểu và những vấn đề mà người trả lời chất vấn hứa tại kỳ họp để làm căn cứ cho đại biểu giám sát. Nếu kỳ họp kế tiếp người trả lời chất vấn chưa thực hiện lời hứa thì đại biểu HĐND huyện sẽ chất vấn lại, điều này rất quan trọng và rất hữu ích để giải quyết dứt điểm các vấn đề.
Đối với hoạt động sát giám sát chuyên đề của Thường trực, các Ban HĐND huyện. Để các cuộc giám sát có chất lượng, hiệu quả, trước hết cần phải chuẩn bị kỹ các điều kiện cho cuộc giám sát, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mẫu biểu, đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, số liệu; chọn nội dung giám sát không quá rộng, mà nên đi vào các nội dung cụ thể, đang được cử tri quan tâm, những vấn đề bức xúc, nổi cộm liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách, liên quan đến hiệu quả của chính sách, chương trình, dự án, để sau khi kết thúc giám sát có thể chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục mà không phải chờ nguồn lực tài chính.
Năm 2021, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của HĐND huyện Giám sát 04 chuyên đề. Năm 2022, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của HĐND huyện Giám sát 05 chuyên đề. Năm 2023, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của HĐND huyện Giám sát 05 chuyên đề.
Trong quá trình tổ chức giám sát các đoàn đều phân công thành viên kết hợp khảo sát, tiến hành thu thập thông tin qua nhiều kênh, nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng được thụ hưởng chính sách, chương trình, dự án; tổng hợp từ số liệu từ cơ sở trên cơ sở đó đối chiếu với số liệu do các phòng, ban, UBND huyện cung cấp để phân tích, đánh giá được một cách khách quan về kết quả thực hiện các nội dung giám sát.
Các nội dung giám sát cần phải tiến hành phù hợp với từng thời điểm, tránh để kéo dài khi không còn là vấn đề bức xúc hoặc nếu không sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội. (Ban KTXH giám sát chuyên đề về chính sách an sinh xã hội trong dịp tết nguyên đán 2022; Giám sát việc cấp thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; Giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình năm 2021 tại các xã. Ban Pháp chế giám sát chuyên đề Giám sát việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng trên địa bàn huyện.)
Để UBND huyện, các ngành, đơn vị liên quan chấp hành nghiêm túc kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND huyện thì một số những biện pháp quan trọng mà huyện Trấn Yên rút ra đó là: Thường trực HĐND cần phải phân công cho các Ban HĐND tiến hành theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ý kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND huyện. Nếu cần thiết tổ chức tái giám sát việc thực hiện các ý kiến kết luận do các đoàn giám sát của Thường trực, các Ban nêu ra sau giám sát của Uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quan, đơn vị, địa phương được giám sát. Từ đó, hiệu lực giám sát được nâng lên.
Về thực hiện chức năng đại diện. Thường trực HĐND huyện Trấn Yên đã đổi mới cách thức tổ chức tiếp xúc cử tri, làm sao vừa không phải tổ chức quá nhiều cuộc ở trong một địa bàn mà phải có sự kết hợp tiếp xúc cử tri 02 cấp, 03 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cùng tổ chức chung để cử tri không phải tham gia nhiều lần. Cụ thể đã tổ chức 07 cuộc TXCT, trong đó có 03 cuộc 2 cấp, 04 cuộc 3 cấp).
Trước mỗi cuộc tiếp xúc cử tri Thường trực HĐND huyện chỉ đạo các đại biểu HĐND huyện nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật để giải trình, giải thích cho cử tri, có như vậy ở các kỳ tiếp xúc sau đó cử tri mới tham gia. Sau tiếp xúc cử tri chỉ đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện và các đồng chí Tổ trưởng các Tổ Đại biểu tổng hợp đầy đủ, chi tiết, cụ thể, có địa chỉ các ý kiến kiến nghị, đồng thời phân loại các ý kiến theo thẩm quyền từng cấp, từng lĩnh vực, giúp cho UBND huyện, các phòng chuyên môn trả lời và giải quyết các kiến nghị đúng trọng tâm, bám sát nội dung, bản chất vấn đề cử tri kiến nghị. Giám sát về cơ bản tất cả các ý kiến kiến nghị được Thường trực HĐND huyện tổng hợp đã được UBND huyện và các ngành liên quan đều tiếp thu, trả lời đầy đủ và giải quyết được rất nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến còn tồn đọng ở các nhiệm kỳ trước đây đã được xem xét, giải quyết triệt để.
Để hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương được tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, HĐND huyện Trấn Yên tiếp tục quán triệt và nghiêm túc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 21/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Yên Bái. Tập trung thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phương thức, cách thức hoạt động của đại biểu HĐND từ khâu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến xem xét, thẩm tra, giám sát, đánh giá, biểu quyết thông qua nghị quyết.
Phải thực sự coi trọng chất lượng đại biểu HĐND, thường xuyên nâng cao năng lực cho đại biểu bằng tập huấn, hội thảo, tập huấn kỹ năng hoạt động.
Thường trực phải thể hiện việc chủ trì, điều hòa, phân công phối hợp giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, duy trì tốt chế độ giao ban thường kỳ để cung cấp, trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, thống nhất chủ trương, biện pháp, cách thức tổ chức triển khai thực hiện.
Đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp, tăng thời gian thảo luận, thời gian chất vấn. Đổi mới phương thức giám sát, thực hiện “tái giám sát” các kết luận, các kiến nghị sau giám sát. Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, thực hiện tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết của HĐND, coi trọng việc lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn và đối tượng chịu sự tác động của nghị quyết.
Đề cao công tác phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong hoạt động. Phối hợp công tác thông tin tuyên truyền với các cơ quan báo chí, các phóng viên trên địa bàn để thực hiện công tác truyền thông.