HĐND - Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái nêu về định hướng dư luận xã hội và quản lý thông tin trên không gian mạng đảm bảo cho không gian mạng trở nên lành mạnh, an toàn.
Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định theo hướng tăng cường các chế tài để răn đe, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân tung tin xấu độc, trục lợi từ các trang mạng xã hội
Hiện nay, cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook... phát triển khá rầm rộ và mạnh mẽ tạo ra nhiều kênh thông tin, kiến thức rất nhanh chóng và kịp thời. Cùng với đó là sự xuất hiện của những thông tin tiêu cực, xấu độc, tin giả, thông tin trái chiều, sai lệch lịch sử, giang hồ mạng... ảnh hưởng rất lớn tới định hướng, giáo dục thế hệ trẻ.
Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định theo hướng tăng cường các chế tài để răn đe, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân tung tin xấu độc, trục lợi từ các trang mạng xã hội. Đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội trên không gian mạng nhằm đảm bảo cho không gian mạng trở nên lành mạnh, an toàn.
Bộ Công An trả lời tại Văn bản số 916/BCA-V01 ngày 16/3/2024, như sau
Thời gian qua, tình trạng đăng tải, tán phát những thông tin xấu độc, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế - xã hội, đặt ra nhiều thách thức mới đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Mặc dù Chính phủ, Bộ Công an và các bộ, ngành đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều biện pháp đấu tranh quyết liệt, tuy nhiên, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, tình trạng đăng tải, tán phát những thông tin xấu độc, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp như cử tri phản ánh.
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ Công an đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu; đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hành chính, hình sự và quy định của pháp luật liên quan theo hướng kịp thời ngăn chặn, bảo đảm tính răn đe đối với các hành vi vi phạm về an ninh mạng, tiết lộ dữ liệu cá nhân, lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng....
Bộ Công an ghi nhận ý kiến phản ánh của cử tri và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt các nhiệm vụ đã đề ra, đặc biệt là tham mưu xây dựng, ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và định hướng dư luận xã hội trên không gian mạng.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là trên các trang mạng xã hội về phương thức, thủ đoạn hoạt động và hậu quả của tội phạm sử dụng công nghệ cao, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân biết, cảnh giác, chủ động, phòng ngừa, đấu tranh, kịp thời tố giác tội phạm.
Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời tại Văn bản số 1077/BTTTT-VP ngày 25/3/2024, như sau:
Bên cạnh mặt tích cực thì thông tin trên mạng Intenet vẫn còn tồn tại các thông tin tiêu cực, thông tin không đúng quy định pháp luật, gây hệ lụy xã hội. Nhận diện rõ nguy cơ này, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của thông tin trên mạng xã hội, Bộ TTTT đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý các thông tin trên mạng xã hội như:
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý: Tham mưu Chính phủ sớm xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018, trong đó bổ sung các quy định nhằm hạn chế tối đa người dùng mạng xã hội cung cấp, phát tán thông tin, hình ảnh vi phạm quy định của pháp luật; bổ sung quy định về xác thực số điện thoại di động đối với tài khoản mạng xã hội...
2. Triển khai hệ thống kỹ thuật, chủ động rà soát không gian mạng: vận hành Trung tâm Giám sát không gian mạng; Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát tán hình ảnh, thông tin vi phạm trên không gian mạng để chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn phù hợp, kịp thời; kết nối các Bộ, Ban, ngành, địa phương với Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam để hướng dẫn thành lập Trung tâm xử lý tin giả tại các địa phương, hình thành mạng lưới xử lý tin giả, thông tin xấu độc quốc gia.
3. Xử lý quyết liệt, mạnh mẽ các trường hợp người dùng trong nước phát tán thông tin vi phạm: Bộ TTTT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao theo hướng: (1) Nếu xác định được nhân thân đối tượng vi phạm trên địa bàn thì các địa phương chủ động xử lý đối tượng (xử phạt vi phạm hành chính); trong trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng thì Sở TTTT phối hợp với Công an tỉnh/thành phố củng cố chứng cứ để có thể xử lý ở mức cao hơn (xử phạt hình sự); (2) Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, thì các địa phương phối hợp với Bộ TTTT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.
4. Kiên quyết đấu tranh yêu cầu các mạng xã hội xuyên biên giới (như Facebook, Google, TikTok ...) phải ngăn chặn gỡ bỏ hình ảnh, thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam.
5. Chỉ đạo các cơ quan báo chí sử dụng các hình thức thông tin phù hợp để đẩy mạnh tuyến bài tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet, mạng xã hội; kịp thời lan tỏa thông tin chính thống, thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt, lan tỏa cộng đồng sống tử tế trên không gian mạng, các thông tin khuyến khích thế hệ thanh niên giữ gìn truyền thống văn hóa, đạo đức, bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc...; kết nối, tập hợp các nhà sáng tạo nội dung, kênh nội dung trong nước để định hướng, khuyến khích sản xuất các nội dung hay, nội dung tích cực trên mạng để quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam.
6. Xây dựng và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo lên tivi thông minh cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam.
7. Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, để từng người sử dụng cho các hành xử phù hợp, không cung cấp, sử dụng các nội dung không lành mạnh.
8. Xây dựng và phát hành cuốn “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” nhằm cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân dùng mạng Internet để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả tin giả, tin sai sự thật.
9. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các biện pháp hạn chế sự xuất hiện hình ảnh, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên báo chí, các phương tiện truyền thông (nhất là trên Facebook, YouTube, TikTok) khi có vi phạm về pháp luật hoặc vi phạm Quy tắc ứng xử trên không gian mạng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ, góp phần ngăn chặn việc sản xuất nội dung phản cảm, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cho môi trường mạng; khuyến khích, phát triển nội dung thông tin phù hợp với người Việt Nam trên mạng để pha loãng, cân bằng tiến tới mục tiêu giảm mạnh tỷ lệ thông tin, hình ảnh không tốt, tiêu cực trên mạng xã hội nói riêng và trên môi trường mạng nói chung.
10. Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để quản lý thông tin trên mạng, với nhận thức thế giới thực ra sao, trên không gian mạng như vậy - ai quản lý lĩnh vực nào ở thế giới thực thi quản lý lĩnh vực đó trên không gian mạng, để quản lý hiệu quả không gian mạng cần có sự vào cuộc tích cực, chủ động của các Bộ, ngành, các tổ chức liên quan, khi toàn bộ xã hội vào cuộc thi mới quản lý được hiệu quả, giải quyết được căn cơ các vấn đề.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp trên, đặc biệt chú trọng về tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người sử dụng và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao công tác quản lý thông tin trên mạng tiến tới sử dụng các kênh thông tin chính thống trên mạng Internet để thúc đẩy, góp phần vào quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.
Ban Biên tập
HĐND - Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái nêu về định hướng dư luận xã hội và quản lý thông tin trên không gian mạng đảm bảo cho không gian mạng trở nên lành mạnh, an toàn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook... phát triển khá rầm rộ và mạnh mẽ tạo ra nhiều kênh thông tin, kiến thức rất nhanh chóng và kịp thời. Cùng với đó là sự xuất hiện của những thông tin tiêu cực, xấu độc, tin giả, thông tin trái chiều, sai lệch lịch sử, giang hồ mạng... ảnh hưởng rất lớn tới định hướng, giáo dục thế hệ trẻ.
Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định theo hướng tăng cường các chế tài để răn đe, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân tung tin xấu độc, trục lợi từ các trang mạng xã hội. Đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội trên không gian mạng nhằm đảm bảo cho không gian mạng trở nên lành mạnh, an toàn.
Bộ Công An trả lời tại Văn bản số 916/BCA-V01 ngày 16/3/2024, như sau
Thời gian qua, tình trạng đăng tải, tán phát những thông tin xấu độc, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế - xã hội, đặt ra nhiều thách thức mới đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Mặc dù Chính phủ, Bộ Công an và các bộ, ngành đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều biện pháp đấu tranh quyết liệt, tuy nhiên, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, tình trạng đăng tải, tán phát những thông tin xấu độc, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp như cử tri phản ánh.
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ Công an đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu; đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hành chính, hình sự và quy định của pháp luật liên quan theo hướng kịp thời ngăn chặn, bảo đảm tính răn đe đối với các hành vi vi phạm về an ninh mạng, tiết lộ dữ liệu cá nhân, lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng....
Bộ Công an ghi nhận ý kiến phản ánh của cử tri và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt các nhiệm vụ đã đề ra, đặc biệt là tham mưu xây dựng, ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và định hướng dư luận xã hội trên không gian mạng.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là trên các trang mạng xã hội về phương thức, thủ đoạn hoạt động và hậu quả của tội phạm sử dụng công nghệ cao, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân biết, cảnh giác, chủ động, phòng ngừa, đấu tranh, kịp thời tố giác tội phạm.
Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời tại Văn bản số 1077/BTTTT-VP ngày 25/3/2024, như sau:
Bên cạnh mặt tích cực thì thông tin trên mạng Intenet vẫn còn tồn tại các thông tin tiêu cực, thông tin không đúng quy định pháp luật, gây hệ lụy xã hội. Nhận diện rõ nguy cơ này, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của thông tin trên mạng xã hội, Bộ TTTT đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý các thông tin trên mạng xã hội như:
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý: Tham mưu Chính phủ sớm xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018, trong đó bổ sung các quy định nhằm hạn chế tối đa người dùng mạng xã hội cung cấp, phát tán thông tin, hình ảnh vi phạm quy định của pháp luật; bổ sung quy định về xác thực số điện thoại di động đối với tài khoản mạng xã hội...
2. Triển khai hệ thống kỹ thuật, chủ động rà soát không gian mạng: vận hành Trung tâm Giám sát không gian mạng; Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát tán hình ảnh, thông tin vi phạm trên không gian mạng để chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn phù hợp, kịp thời; kết nối các Bộ, Ban, ngành, địa phương với Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam để hướng dẫn thành lập Trung tâm xử lý tin giả tại các địa phương, hình thành mạng lưới xử lý tin giả, thông tin xấu độc quốc gia.
3. Xử lý quyết liệt, mạnh mẽ các trường hợp người dùng trong nước phát tán thông tin vi phạm: Bộ TTTT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao theo hướng: (1) Nếu xác định được nhân thân đối tượng vi phạm trên địa bàn thì các địa phương chủ động xử lý đối tượng (xử phạt vi phạm hành chính); trong trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng thì Sở TTTT phối hợp với Công an tỉnh/thành phố củng cố chứng cứ để có thể xử lý ở mức cao hơn (xử phạt hình sự); (2) Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, thì các địa phương phối hợp với Bộ TTTT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.
4. Kiên quyết đấu tranh yêu cầu các mạng xã hội xuyên biên giới (như Facebook, Google, TikTok ...) phải ngăn chặn gỡ bỏ hình ảnh, thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam.
5. Chỉ đạo các cơ quan báo chí sử dụng các hình thức thông tin phù hợp để đẩy mạnh tuyến bài tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet, mạng xã hội; kịp thời lan tỏa thông tin chính thống, thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt, lan tỏa cộng đồng sống tử tế trên không gian mạng, các thông tin khuyến khích thế hệ thanh niên giữ gìn truyền thống văn hóa, đạo đức, bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc...; kết nối, tập hợp các nhà sáng tạo nội dung, kênh nội dung trong nước để định hướng, khuyến khích sản xuất các nội dung hay, nội dung tích cực trên mạng để quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam.
6. Xây dựng và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo lên tivi thông minh cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam.
7. Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, để từng người sử dụng cho các hành xử phù hợp, không cung cấp, sử dụng các nội dung không lành mạnh.
8. Xây dựng và phát hành cuốn “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” nhằm cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân dùng mạng Internet để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả tin giả, tin sai sự thật.
9. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các biện pháp hạn chế sự xuất hiện hình ảnh, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên báo chí, các phương tiện truyền thông (nhất là trên Facebook, YouTube, TikTok) khi có vi phạm về pháp luật hoặc vi phạm Quy tắc ứng xử trên không gian mạng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ, góp phần ngăn chặn việc sản xuất nội dung phản cảm, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cho môi trường mạng; khuyến khích, phát triển nội dung thông tin phù hợp với người Việt Nam trên mạng để pha loãng, cân bằng tiến tới mục tiêu giảm mạnh tỷ lệ thông tin, hình ảnh không tốt, tiêu cực trên mạng xã hội nói riêng và trên môi trường mạng nói chung.
10. Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để quản lý thông tin trên mạng, với nhận thức thế giới thực ra sao, trên không gian mạng như vậy - ai quản lý lĩnh vực nào ở thế giới thực thi quản lý lĩnh vực đó trên không gian mạng, để quản lý hiệu quả không gian mạng cần có sự vào cuộc tích cực, chủ động của các Bộ, ngành, các tổ chức liên quan, khi toàn bộ xã hội vào cuộc thi mới quản lý được hiệu quả, giải quyết được căn cơ các vấn đề.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp trên, đặc biệt chú trọng về tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người sử dụng và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao công tác quản lý thông tin trên mạng tiến tới sử dụng các kênh thông tin chính thống trên mạng Internet để thúc đẩy, góp phần vào quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.