HĐND - Sáng 12/5, tại Hội trường Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh tài nguyên nước (sửa đổi). Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có các đại biểu Quốc hội: Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Mù Cang Chải; Triệu Thị Huyền - Cán bộ Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc Sở; đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp.
Phát biểu gợi ý thảo luận tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Luật Đất đai (sửa đổi) là luật rất quan trọng, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, tác động tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội. Do đó, việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật. Để chương trình thảo luận bảo đảm chất lượng, hiệu quả và theo đúng chương trình đề ra, đồng chí đề nghị các đại biểu, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị tập trung nghiên cứu, chủ động tham gia ý kiến ngắn gọn, tập trung vào những khó khăn, bất cập, những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương đối với 2 nội dung dự thảo luật nêu trên.
Đồng chí Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có 174/236 ý kiến nhất trí với dự thảo Luật; có 62 ý kiến tham gia đề nghị chỉnh sửa, bổ sung vào nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung góp ý bổ sung, phân tích để làm rõ các vấn đề đối với 2 dự thảo Luật. Đối với Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu đã cho ý kiến các nội dung về nguyên tắc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, trưng dụng đất; về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chế độ sử dụng đất…
Các đại biểu có ý kiến đề nghị bổ sung khái niệm cụm từ “Tái định cư tại chỗ” vào Điều 3 dự thảo Luật Đất đai để áp dụng khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 6 Điều 82 cho thống nhất; bổ sung khái niệm “đất vườn, ao” vào Điều 3 hoặc mục 2 Chương XIII chế độ sử dụng đất, do trong hệ thống phân loại đất hiện nay không có loại đất này; bổ sung khái niệm “khu vực sử dụng đất theo chức năng trong quy hoạch sử dụng đất”, do hiện nay việc hiểu và áp dụng cụm từ này đang không thống nhất gây khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là khi có sự điều chỉnh về quy mô, diện tích, vị trí, địa điểm các dự án trong quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sửa đổi khoản 33 “khu vực quản lý nghiêm ngặt mục đích sử dụng đất là khu vực không được thay đổi mục đích sử dụng đất, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, đất quốc phòng, đất an ninh cần bảo vệ đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất…
Các đại biểu cũng có một số ý kiến về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất…Trong đó, đề nghị thay thế cụm từ “dự án khu đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án nhà ở thương mại” vào điểm e, điểm g khoản 3 Điều 75. Vì loại hình dự án hiện nay đã được định nghĩa và luật hoá trong các luật chuyên ngành khác như Nghị định số 11 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; trong Điều 82 đã quy định thời gian 10 ngày vận động, thuyết phục, nhưng cần quy định thêm số lần vận động, thuyết phục (ví dụ như tối thiểu là 3 lần vận động, thuyết phục); Các đại biểu có ý kiến, tại điểm b khoản 2 Điều 102, đề nghị chỉ xem xét quy định về điều kiện khi xây dựng khu tái định cư phải đảm bảo các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật; còn quy định về hạ tầng xã hội nêu như dự thảo (đảm bảo trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, khu thương mại - dịch vụ) là rất khó khăn do đặc thù là tỉnh niềm núi, dân cu phân bố không đồng đều, phong tục, tập quán của từng khu vực khác nhau, bên cạnh đó nguồn ngân sách còn hạn hẹp nên việc xây dựng các tái định cư chủ yếu là quy mô nhỏ nếu đảm bảo các điều kiện về hạ tầng xã hội nêu trong dự thảo Luật là rất khó có thể thực hiện được...
Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị
Đối với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu tham gia ý kiến về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; về Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; trách nhiệm quản lý tài nguyên nước; thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước…
Các đại biểu có ý kiến đề nghị bổ sung các quy định trong công tác quản lý về đảm bảo an ninh nguồn nước; bổ sung thêm điều khoản hướng dẫn về cơ chế, chính sách tài chính, nguồn lực làm cơ sở thực hiện các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đề nghị bổ sung giải thích khái niệm phát triển nguồn nước, phát triển tài nguyên nước; bổ sung thêm nội dung quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai do nước gây ra trong khoản 2, Điều 5; tại khoản 3 Điều 13, đề nghị bổ sung nội dung giải thích “các nhiệm vụ cấp thiết” trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước; đề nghị nghiên cứu viết lại nội dung khoản 1 Điều 15 cho phù hợp, tách riêng phần giải thích khái niệm, quy định cơ quan có nhiệm vụ lập quy hoạch, thời kỳ lập quy hoạch vào khoản khác; đề nghị làm rõ khai niệm về quy hoạch tài nguyên nước tại khoản 7 Điều 4; đề nghị xem xét tại khoản 2 Điều 25 đối với đăng ký khai thác nước mặt thì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa, đập dâng có phải là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định phê duyệt đăng ký khai thác nước mặt; đề nghị quy định cụ thể thẩm quyền việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước, đăng ký khai thác, sử dụng nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trong Luật Tài nguyên nước…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đầy đủ các ý kiến thảo luận của đại biểu thành báo cáo gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh. Đồng thời, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến để báo cáo Đoàn, làm căn cứ thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Ban Biên tập
HĐND - Sáng 12/5, tại Hội trường Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh tài nguyên nước (sửa đổi). Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị có các đại biểu Quốc hội: Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Mù Cang Chải; Triệu Thị Huyền - Cán bộ Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc Sở; đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp.
Phát biểu gợi ý thảo luận tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Luật Đất đai (sửa đổi) là luật rất quan trọng, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, tác động tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội. Do đó, việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật. Để chương trình thảo luận bảo đảm chất lượng, hiệu quả và theo đúng chương trình đề ra, đồng chí đề nghị các đại biểu, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị tập trung nghiên cứu, chủ động tham gia ý kiến ngắn gọn, tập trung vào những khó khăn, bất cập, những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương đối với 2 nội dung dự thảo luật nêu trên.
Đồng chí Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có 174/236 ý kiến nhất trí với dự thảo Luật; có 62 ý kiến tham gia đề nghị chỉnh sửa, bổ sung vào nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung góp ý bổ sung, phân tích để làm rõ các vấn đề đối với 2 dự thảo Luật. Đối với Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu đã cho ý kiến các nội dung về nguyên tắc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, trưng dụng đất; về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chế độ sử dụng đất…
Các đại biểu có ý kiến đề nghị bổ sung khái niệm cụm từ “Tái định cư tại chỗ” vào Điều 3 dự thảo Luật Đất đai để áp dụng khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 6 Điều 82 cho thống nhất; bổ sung khái niệm “đất vườn, ao” vào Điều 3 hoặc mục 2 Chương XIII chế độ sử dụng đất, do trong hệ thống phân loại đất hiện nay không có loại đất này; bổ sung khái niệm “khu vực sử dụng đất theo chức năng trong quy hoạch sử dụng đất”, do hiện nay việc hiểu và áp dụng cụm từ này đang không thống nhất gây khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là khi có sự điều chỉnh về quy mô, diện tích, vị trí, địa điểm các dự án trong quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sửa đổi khoản 33 “khu vực quản lý nghiêm ngặt mục đích sử dụng đất là khu vực không được thay đổi mục đích sử dụng đất, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, đất quốc phòng, đất an ninh cần bảo vệ đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất…
Các đại biểu cũng có một số ý kiến về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất…Trong đó, đề nghị thay thế cụm từ “dự án khu đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án nhà ở thương mại” vào điểm e, điểm g khoản 3 Điều 75. Vì loại hình dự án hiện nay đã được định nghĩa và luật hoá trong các luật chuyên ngành khác như Nghị định số 11 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; trong Điều 82 đã quy định thời gian 10 ngày vận động, thuyết phục, nhưng cần quy định thêm số lần vận động, thuyết phục (ví dụ như tối thiểu là 3 lần vận động, thuyết phục); Các đại biểu có ý kiến, tại điểm b khoản 2 Điều 102, đề nghị chỉ xem xét quy định về điều kiện khi xây dựng khu tái định cư phải đảm bảo các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật; còn quy định về hạ tầng xã hội nêu như dự thảo (đảm bảo trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, khu thương mại - dịch vụ) là rất khó khăn do đặc thù là tỉnh niềm núi, dân cu phân bố không đồng đều, phong tục, tập quán của từng khu vực khác nhau, bên cạnh đó nguồn ngân sách còn hạn hẹp nên việc xây dựng các tái định cư chủ yếu là quy mô nhỏ nếu đảm bảo các điều kiện về hạ tầng xã hội nêu trong dự thảo Luật là rất khó có thể thực hiện được...
Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị
Đối với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu tham gia ý kiến về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; về Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; trách nhiệm quản lý tài nguyên nước; thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước…
Các đại biểu có ý kiến đề nghị bổ sung các quy định trong công tác quản lý về đảm bảo an ninh nguồn nước; bổ sung thêm điều khoản hướng dẫn về cơ chế, chính sách tài chính, nguồn lực làm cơ sở thực hiện các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đề nghị bổ sung giải thích khái niệm phát triển nguồn nước, phát triển tài nguyên nước; bổ sung thêm nội dung quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai do nước gây ra trong khoản 2, Điều 5; tại khoản 3 Điều 13, đề nghị bổ sung nội dung giải thích “các nhiệm vụ cấp thiết” trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước; đề nghị nghiên cứu viết lại nội dung khoản 1 Điều 15 cho phù hợp, tách riêng phần giải thích khái niệm, quy định cơ quan có nhiệm vụ lập quy hoạch, thời kỳ lập quy hoạch vào khoản khác; đề nghị làm rõ khai niệm về quy hoạch tài nguyên nước tại khoản 7 Điều 4; đề nghị xem xét tại khoản 2 Điều 25 đối với đăng ký khai thác nước mặt thì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa, đập dâng có phải là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định phê duyệt đăng ký khai thác nước mặt; đề nghị quy định cụ thể thẩm quyền việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước, đăng ký khai thác, sử dụng nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trong Luật Tài nguyên nước…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đầy đủ các ý kiến thảo luận của đại biểu thành báo cáo gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh. Đồng thời, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến để báo cáo Đoàn, làm căn cứ thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.