HĐND - Tại Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh đã trả lời giải trình nội dung chất của các đại biểu về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh kỳ họp
* Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 90/QĐ-TTg gày 18/1/2022. Ngay sau khi Chương trình được ban hành, Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện Chương trình và thu được những kết quả bước đầu quan trọng đó là:
Về ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 4/4/2022 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
Các sở, ngành đã báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân ban tỉnh hành 3 Nghị quyết bao gồm: (1) Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; (2) Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 22/6/2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (3) Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 19/10/2022 về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Về phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình: Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia bền vững năm 2002, cụ thể như sau:
Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển: Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phân bổ chi tiết 6 đợt với tổng số vốn đã phân bổ là 163,917/164,985 tỷ đồng cho các địa phương, đơn vị. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, đơn vị toàn tỉnh đã giải ngân được 35,244 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 21,4%.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phân bổ chi tiết 44,159/60,001 tỷ đồng cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nội dung thuộc dự án: Dự án 1, Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo: 4,039 tỷ đồng; Dự án 2, Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: 17,664 tỷ đồng; Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng: 7,642 tỷ đồng; Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: 10,077 tỷ đồng; Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 0,698 tỷ đồng; Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình: 4,039 đồng. Đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn sự nghiệp đạt khoảng 18,11% so với số vốn đã phân bổ.
Còn lại 16,910 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển: 1,068 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 15,842 tỷ đồng) chưa được các cơ quan có thẩm quyền phân bổ chi tiết cho các sở, ngành, địa phương.
Ông Ngô Thanh Giang - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh cũng còn có nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc như: Số văn bản quy phạm pháp luật của địa phương quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình chưa được ban hành đầy đủ (mới ban hành được 2/12 văn bản theo yêu cầu tại Nghị định 27/2002/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia); công tác hướng dẫn, triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần còn chưa kịp thời, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn thực hiện Chương trình đạt thấp... Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nói trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Chương trình của giai đoạn 2021-2025 có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước; số dự án, tiểu dự án thành phần nhiều hơn; đối tượng, phạm vi hỗ trợ rộng hơn; cơ chế quản lý phức tạp hơn nên các cấp, các ngành cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, hướng dẫn triển khai.
- Nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của các bộ, ngành Trung ương ban hành chậm. Nội dung một số văn bản của Trung ương còn có nhiều điểm vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với thực tế, gây ra những khó khăn cho các địa phương khi triển khai thực hiện.
- Nguồn Kinh phí thực hiện Chương trình năm 2022 khá lớn, lại đượcgiao muộn hơn so với cùng kỳ mọi năm (ngày 10/6/2022 mới có quyết định của Bộ Tài chính) trong khi các văn bản liên quan chưa được ban hành đầy đủ làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế nói trên, góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là: Các sở, ngành trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trường hoàn tất việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình ngay sau khi các văn bản liên quan được ban hành đầy đủ.
Hai là: Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm, sớm phân bổ chi tiết khoản kinh phí 16,910 tỷ đồng thực hiện Chương trình năm 2022 (hiện chưa được phân bổ chi tiết như đã nêu ở trên) cho các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện.
Ba là: Uỷ ban nhân dân các huyện và các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán của các công trình, dự án đã được phân bổ vốn chi tiết, không để xảy ra tình trạng tồn đọng vốn đầu tư.
Bốn là: Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình, các sở, ngành, địa phương cần chủ động phát hiện, nắm bắt, tổng hợp các nội dung chưa cụ thể, rõ ràng, thống nhất hoặc chưa hợp lý trong các văn bản có liên quan (của cả Trung ương và địa phương) để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Năm là: Các cơ quan chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần bám sát hướng dẫn của các cơ quan ngành dọc ở cấp Trung ương để triển khai hướng dẫn việc thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần tại địa phương, trong đó cần chú trọng đến việc cập nhật các nội dung được sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Sáu là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình để tổng hợp, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.
Bảy là: Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn kết quả triển khai thực hiện Chương trình với trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và người đứng đầu; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Chương trình.
* Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn của đại biểu:
Ba chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn đoạn 2021-2025 gồm: Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững.
Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các sở, ngành và các địa phương tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025; lập phương án phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đảm bảo không trùng lặp với các Chương trình MTQG khác triển khai trên địa bàn tỉnh. Ngày 27/6/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND về giao kế hoạch thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng vốn là 249,46 tỷ đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 210,82 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 38,64 tỷ đồng.
- Đối với vốn đầu tư: 210,82 tỷ đồng, đã phân bổ xong cho các địa phương. Hiện nay các địa phương đang triển khai thực hiện theo kế hoạch.
- Đối với vốn sự nghiệp: 38,64 tỷ đồng, hiện UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2409/QĐ-UBND Ngày 07/12/2022 phân bổ và giao dự toán kinh phí sự nghiệp cho các sở, ngành, các địa phương để triển khai thực hiện.
Như vậy, đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2022 đã được Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai đồng bộ, đúng trình tự và không có khó khăn vướng mắc.
Ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh nói chung và tại các các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn đó là: (1) Điểm xuất phát của tỉnh Yên Bái nói chung và tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái là rất thấp, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, kinh tế phần lớn đều chưa đạt; (2) Nhận thức của người dân về Chương trình vẫn còn thụ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; (3) Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 quy định nhiều nội dung tiêu tiêu chí rất mới và khó thực hiện, như: “Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa >40%” hay “Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử”; (4) Nguồn lực bố trí từ ngân sách Trung ương cho Chương trình còn thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tư của địa phương còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chương trình là rất lớn...
- Để các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh không “lỡ hẹn” về đích:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn: Theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính phủ quy định việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn. Vì vậy thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu phối hợp với các cơ quan chủ trì (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban dân tộc), các sở ngành liên quan và cácđịa phương rà soát nội dung đầu tư cho các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững đảm bảo phù hợp nội dung tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Theo kế hoạch đến năm 2025 (Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy) lũy kế số xã nông thôn mới toàn tỉnh đạt 126 xã. Dự kiến đến hết năm 2022 đạt 100 xã, như vậy chỉ còn 26 xã, trong đó chỉ có 14 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Với các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đến năm 2025 cơ bản sẽ hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra.
* Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Diện tích rừng trồng Thông tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước từ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt dự án 661) do Lâm trường Văn Chấn thực hiện. Hiện đã được bàn giao cho địa phương quản lý, cụ thể là Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc trực tiếp quản lý bảo vệ diện tích rừng Thông trên.
Để thay thế cây Thông đã trồng hơn 20 năm kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn thì phải thực hiện hoạt động khai thác rừng.
- Về các quy định khai thác rừng:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 59, Luật Lâm nghiệp: “Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.”
+ Theo khoản 1, Điều 59 Luật Lâm nghiệp quy định: “1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình”.
+ Theo Điều 8, Điều 59 Luật Lâm nghiệp, quy định chủ rừng gồm: “(1) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; (3) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; (4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; (6) Cộng đồng dân cư; (7) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.”
Đối chiếu với quy định trên Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc không phải chủ rừng, do vậy không đủ điều kiện thực hiện khai thác rừng Thông trên. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc chỉ có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ diện tich Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê theo đúng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 102 Luật Lâm nghiệp.
Ông Trần Xuân Thuỷ - Trưởng Ban Dân tộc
Trưởng Ban Dân tộc Trần Xuân Thuỷ trả lời chất vấn của đại biểu:
1. Thực hiện Quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài chính. Ban Dân tộc phối hợp các Sở ngành và các huyện thị xã đề xuất nhu cầu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh giao vốn tại Quyết định 983/QĐ-TTg. Đến nay nguồn vốn đầu tư đã giao chi tiết 232.974/259.623 triệu đồng đạt 89,7%, nguồn vốn sự nghiệp giao chi tiết 96.817/163.127 triệu đồng đạt 59,3%.
2. Việc để chậm chễ trong giao vốn Ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm trong việc phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc tham mưu phân bổ nguồn vốn để triển khai thực hiện. Việc đại biểu phản ánh không đồng bộ là xác đáng đến nay các ngành, các huyện thị xã đang tích cực triển khai thực hiện các nội dung, hiện nguồn vốn đầu tư đã giao chi tiết và khởi công xây dựng được 174/179 công trình, giải ngân được 68.859 triệu đồng đạt 26,52% so với tổng số vốn đầu tư.
3. Các dự án của chương trình chưa đồng bộ, nguyên nhân do năm đầu triển khai thực hiện các dự án mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành dẫn đến vướng mắc trong ban hành hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương cụ thể:
- Thực hiện quyết định giao vốn của Bộ Tài chính theo các lĩnh vực (sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, kinh tế, xã hội,…) chưa cụ thể chi tiết đến từng tiểu dự án vì vậy trong quá trình giao vốn thực hiện, một số nội dung, nhiệm vụ khó xác định lĩnh vực sử dụng vốn.
- Ủy ban Dân tộc vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức thực hiện một số nội dung hỗ trợ đất ở, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất và Tiểu dự án 1 thuộc dự án 9 đầu tư nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn hiện vẫn chưa có cơ chế cụ thể để triển khai thực hiện.
- Bộ Xây dựng chưa ban hành hướng dẫn quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù.
- Thực hiện Kế hoạch 184/KH-UBND và Văn bản số 1820/UBND-TKTH của UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ. Tuy nhiên hiện nay mới có Ban Dân tộc thực hiện song 02 nội dung trong tháng 8-9, còn lại các nội dung quy định, hướng dẫn khác của các ngành đang trong quá trình hoàn thiện và chờ hướng dẫn của các bộ ngành để tham mưu triển khai thực hiện (ban hành quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; Quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng …)
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình trong thời gian tới ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp do Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu đề ra Ban Dân tộc xin đề xuất một số giải pháp sau:
Một là: Khẩn trương phối hợp với các sở, ngành bám sát hướng dẫn của các bộ ngành tham mưu cho tỉnh ban hành quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện.
Hai là: Phối hợp với các Sở ngành triển khai thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 16/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Qua đó kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của địa phương để phối hợp với các ngành kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.
Ba là: Tiếp tục phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã tuyên truyền vận động người dân về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình thông qua đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín, các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia (Nghị định 27 quy định) đồng thời thực hiện tốt công tác hiến đất giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình; Tuyên truyền vận động các tổ nhóm giúp nhau phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.
Bốn là: Phối hợp với các ngành triển khai bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực của ban giám sát cộng đồng trong việc triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, phát hiện những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Chương trình.
Năm là: Phối hợp với các ngành khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Ban Biên tập
HĐND - Tại Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh đã trả lời giải trình nội dung chất của các đại biểu về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh.
* Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 90/QĐ-TTg gày 18/1/2022. Ngay sau khi Chương trình được ban hành, Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện Chương trình và thu được những kết quả bước đầu quan trọng đó là:
Về ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 4/4/2022 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
Các sở, ngành đã báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân ban tỉnh hành 3 Nghị quyết bao gồm: (1) Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; (2) Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 22/6/2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (3) Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 19/10/2022 về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Về phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình: Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia bền vững năm 2002, cụ thể như sau:
Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển: Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phân bổ chi tiết 6 đợt với tổng số vốn đã phân bổ là 163,917/164,985 tỷ đồng cho các địa phương, đơn vị. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, đơn vị toàn tỉnh đã giải ngân được 35,244 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 21,4%.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phân bổ chi tiết 44,159/60,001 tỷ đồng cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nội dung thuộc dự án: Dự án 1, Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo: 4,039 tỷ đồng; Dự án 2, Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: 17,664 tỷ đồng; Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng: 7,642 tỷ đồng; Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: 10,077 tỷ đồng; Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 0,698 tỷ đồng; Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình: 4,039 đồng. Đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn sự nghiệp đạt khoảng 18,11% so với số vốn đã phân bổ.
Còn lại 16,910 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển: 1,068 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 15,842 tỷ đồng) chưa được các cơ quan có thẩm quyền phân bổ chi tiết cho các sở, ngành, địa phương.
Ông Ngô Thanh Giang - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh cũng còn có nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc như: Số văn bản quy phạm pháp luật của địa phương quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình chưa được ban hành đầy đủ (mới ban hành được 2/12 văn bản theo yêu cầu tại Nghị định 27/2002/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia); công tác hướng dẫn, triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần còn chưa kịp thời, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn thực hiện Chương trình đạt thấp... Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nói trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Chương trình của giai đoạn 2021-2025 có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước; số dự án, tiểu dự án thành phần nhiều hơn; đối tượng, phạm vi hỗ trợ rộng hơn; cơ chế quản lý phức tạp hơn nên các cấp, các ngành cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, hướng dẫn triển khai.
- Nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của các bộ, ngành Trung ương ban hành chậm. Nội dung một số văn bản của Trung ương còn có nhiều điểm vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với thực tế, gây ra những khó khăn cho các địa phương khi triển khai thực hiện.
- Nguồn Kinh phí thực hiện Chương trình năm 2022 khá lớn, lại đượcgiao muộn hơn so với cùng kỳ mọi năm (ngày 10/6/2022 mới có quyết định của Bộ Tài chính) trong khi các văn bản liên quan chưa được ban hành đầy đủ làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế nói trên, góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là: Các sở, ngành trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trường hoàn tất việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình ngay sau khi các văn bản liên quan được ban hành đầy đủ.
Hai là: Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm, sớm phân bổ chi tiết khoản kinh phí 16,910 tỷ đồng thực hiện Chương trình năm 2022 (hiện chưa được phân bổ chi tiết như đã nêu ở trên) cho các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện.
Ba là: Uỷ ban nhân dân các huyện và các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán của các công trình, dự án đã được phân bổ vốn chi tiết, không để xảy ra tình trạng tồn đọng vốn đầu tư.
Bốn là: Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình, các sở, ngành, địa phương cần chủ động phát hiện, nắm bắt, tổng hợp các nội dung chưa cụ thể, rõ ràng, thống nhất hoặc chưa hợp lý trong các văn bản có liên quan (của cả Trung ương và địa phương) để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Năm là: Các cơ quan chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần bám sát hướng dẫn của các cơ quan ngành dọc ở cấp Trung ương để triển khai hướng dẫn việc thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần tại địa phương, trong đó cần chú trọng đến việc cập nhật các nội dung được sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Sáu là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình để tổng hợp, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.
Bảy là: Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn kết quả triển khai thực hiện Chương trình với trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và người đứng đầu; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Chương trình.
* Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn của đại biểu:
Ba chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn đoạn 2021-2025 gồm: Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững.
Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các sở, ngành và các địa phương tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025; lập phương án phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đảm bảo không trùng lặp với các Chương trình MTQG khác triển khai trên địa bàn tỉnh. Ngày 27/6/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND về giao kế hoạch thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng vốn là 249,46 tỷ đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 210,82 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 38,64 tỷ đồng.
- Đối với vốn đầu tư: 210,82 tỷ đồng, đã phân bổ xong cho các địa phương. Hiện nay các địa phương đang triển khai thực hiện theo kế hoạch.
- Đối với vốn sự nghiệp: 38,64 tỷ đồng, hiện UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2409/QĐ-UBND Ngày 07/12/2022 phân bổ và giao dự toán kinh phí sự nghiệp cho các sở, ngành, các địa phương để triển khai thực hiện.
Như vậy, đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2022 đã được Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai đồng bộ, đúng trình tự và không có khó khăn vướng mắc.
Ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh nói chung và tại các các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn đó là: (1) Điểm xuất phát của tỉnh Yên Bái nói chung và tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái là rất thấp, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, kinh tế phần lớn đều chưa đạt; (2) Nhận thức của người dân về Chương trình vẫn còn thụ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; (3) Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 quy định nhiều nội dung tiêu tiêu chí rất mới và khó thực hiện, như: “Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa >40%” hay “Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử”; (4) Nguồn lực bố trí từ ngân sách Trung ương cho Chương trình còn thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tư của địa phương còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chương trình là rất lớn...
- Để các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh không “lỡ hẹn” về đích:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn: Theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính phủ quy định việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn. Vì vậy thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu phối hợp với các cơ quan chủ trì (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban dân tộc), các sở ngành liên quan và cácđịa phương rà soát nội dung đầu tư cho các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững đảm bảo phù hợp nội dung tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Theo kế hoạch đến năm 2025 (Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy) lũy kế số xã nông thôn mới toàn tỉnh đạt 126 xã. Dự kiến đến hết năm 2022 đạt 100 xã, như vậy chỉ còn 26 xã, trong đó chỉ có 14 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Với các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đến năm 2025 cơ bản sẽ hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra.
* Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Diện tích rừng trồng Thông tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước từ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt dự án 661) do Lâm trường Văn Chấn thực hiện. Hiện đã được bàn giao cho địa phương quản lý, cụ thể là Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc trực tiếp quản lý bảo vệ diện tích rừng Thông trên.
Để thay thế cây Thông đã trồng hơn 20 năm kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn thì phải thực hiện hoạt động khai thác rừng.
- Về các quy định khai thác rừng:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 59, Luật Lâm nghiệp: “Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.”
+ Theo khoản 1, Điều 59 Luật Lâm nghiệp quy định: “1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình”.
+ Theo Điều 8, Điều 59 Luật Lâm nghiệp, quy định chủ rừng gồm: “(1) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; (3) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; (4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; (6) Cộng đồng dân cư; (7) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.”
Đối chiếu với quy định trên Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc không phải chủ rừng, do vậy không đủ điều kiện thực hiện khai thác rừng Thông trên. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc chỉ có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ diện tich Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê theo đúng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 102 Luật Lâm nghiệp.
Ông Trần Xuân Thuỷ - Trưởng Ban Dân tộc
Trưởng Ban Dân tộc Trần Xuân Thuỷ trả lời chất vấn của đại biểu:
1. Thực hiện Quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài chính. Ban Dân tộc phối hợp các Sở ngành và các huyện thị xã đề xuất nhu cầu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh giao vốn tại Quyết định 983/QĐ-TTg. Đến nay nguồn vốn đầu tư đã giao chi tiết 232.974/259.623 triệu đồng đạt 89,7%, nguồn vốn sự nghiệp giao chi tiết 96.817/163.127 triệu đồng đạt 59,3%.
2. Việc để chậm chễ trong giao vốn Ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm trong việc phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc tham mưu phân bổ nguồn vốn để triển khai thực hiện. Việc đại biểu phản ánh không đồng bộ là xác đáng đến nay các ngành, các huyện thị xã đang tích cực triển khai thực hiện các nội dung, hiện nguồn vốn đầu tư đã giao chi tiết và khởi công xây dựng được 174/179 công trình, giải ngân được 68.859 triệu đồng đạt 26,52% so với tổng số vốn đầu tư.
3. Các dự án của chương trình chưa đồng bộ, nguyên nhân do năm đầu triển khai thực hiện các dự án mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành dẫn đến vướng mắc trong ban hành hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương cụ thể:
- Thực hiện quyết định giao vốn của Bộ Tài chính theo các lĩnh vực (sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, kinh tế, xã hội,…) chưa cụ thể chi tiết đến từng tiểu dự án vì vậy trong quá trình giao vốn thực hiện, một số nội dung, nhiệm vụ khó xác định lĩnh vực sử dụng vốn.
- Ủy ban Dân tộc vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức thực hiện một số nội dung hỗ trợ đất ở, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất và Tiểu dự án 1 thuộc dự án 9 đầu tư nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn hiện vẫn chưa có cơ chế cụ thể để triển khai thực hiện.
- Bộ Xây dựng chưa ban hành hướng dẫn quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù.
- Thực hiện Kế hoạch 184/KH-UBND và Văn bản số 1820/UBND-TKTH của UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ. Tuy nhiên hiện nay mới có Ban Dân tộc thực hiện song 02 nội dung trong tháng 8-9, còn lại các nội dung quy định, hướng dẫn khác của các ngành đang trong quá trình hoàn thiện và chờ hướng dẫn của các bộ ngành để tham mưu triển khai thực hiện (ban hành quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; Quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng …)
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình trong thời gian tới ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp do Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu đề ra Ban Dân tộc xin đề xuất một số giải pháp sau:
Một là: Khẩn trương phối hợp với các sở, ngành bám sát hướng dẫn của các bộ ngành tham mưu cho tỉnh ban hành quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện.
Hai là: Phối hợp với các Sở ngành triển khai thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 16/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Qua đó kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của địa phương để phối hợp với các ngành kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.
Ba là: Tiếp tục phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã tuyên truyền vận động người dân về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình thông qua đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín, các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia (Nghị định 27 quy định) đồng thời thực hiện tốt công tác hiến đất giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình; Tuyên truyền vận động các tổ nhóm giúp nhau phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.
Bốn là: Phối hợp với các ngành triển khai bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực của ban giám sát cộng đồng trong việc triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, phát hiện những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Chương trình.
Năm là: Phối hợp với các ngành khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Các bài khác
- Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn về giải ngân vốn xây dựng cơ bản (12/12/2022)
- 25 Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa XIX (12/12/2022)
- Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (12/12/2022)
- Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX của đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (08/12/2022)
- Sáng nay (8/12), khai mạc kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (08/12/2022)
- Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Dân tộc HĐND tỉnh thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa XIX (02/12/2022)
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa XIX (02/12/2022)
- Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 05/12 đến ngày 10/12/2022 (22/11/2022)
- Kỳ họp thứ 9 (chuyên đề) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ tổ chức ngày 19/10 (17/10/2022)
- Các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh khóa XIX (30/08/2022)
Xem thêm »