HĐND - Ngay sau khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được ban hành, Ban Pháp chế đã tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung quy định tại Chương I và các quy định từ Điều 76 đến Điều 82 Mục 3 Chương III trong Luật; nghiên cứu Hướng dẫn hoạt động giám sát của Ban HĐND quy định tại Nghị quyết số 594 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cụ thể hóa, áp dụng vào quá trình triển khai thực hiện hoạt động giám sát của Ban.
Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc ban hành quyết định của UBND tỉnh, đặc biệt là các quyết định quy phạm pháp luật
Trong hoạt động thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phân công. Từ năm 2016 đến nay Ban Pháp chế đã tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực của Ban và tham gia phối hợp với các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị kỳ họp. Theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, tại kỳ họp thường lệ Ban tiến hành thẩm tra đối với các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh; của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các báo cáo khác quy định tại Điều 59 Luật HĐGS.
Ngoài ra, thực hiện sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban đã tổ chức thẩm tra đối với 53 đề án, dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
Quá trình thẩm tra, Ban chủ động thực hiện tốt các bước từ công tác chuẩn bị thẩm tra, tổ chức thẩm tra, xây dựng báo cáo thẩm tra. Do thực hiện tốt công tác phối hợp với UBND, cơ quan chuyên môn của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, các nội dung thẩm tra của Ban thời gian qua đã đạt được sự thống nhất cao giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản; bảo đảm báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết khi trình ra Hội đồng nhân dân không còn những vấn đề khác biệt lớn; tạo cơ sở quan trọng để Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông quan tại các kỳ họp.
Trong hoạt động giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc ban hành quyết định của UBND tỉnh, đặc biệt là các quyết định quy phạm pháp luật.
Đối với giám sát nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, được Ban Pháp chế thường xuyên thực hiện thông qua việc xem xét tài liệu kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện gửi báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát việc ban hành nghị quyết thông qua giám sát hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngoài ra, năm 2017 Ban đã thực hiện 01 chuyên đề giám sát về việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện.
Qua giám sát cho thấy, nhìn chung quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết do Hội đồng nhân dân cấp huyện đã ban hành đảm bảo đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật; nội dung của văn bản phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, với tình hình thực tế của từng địa phương và đảm bảo tính khả thi. Ban Pháp chế chưa phát hiện quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết do Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành trái với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương cần phải kiến nghị xem xét đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ. Sau giám sát, Ban đã kiến nghị HĐND cấp huyện, cấp xã về những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành nghị quyết thuộc thẩm quyền. Đến nay, qua theo dõi, kiểm tra những hạn chế, tồn tại trong việc ban hành nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân các địa phương cơ bản khắc phục đảm bảo việc ban hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện tuân thủ quy định của pháp luật.
Từ năm 2016 đến nay, Ban Pháp chế đã tổ chức giám sát 08 chuyên đề (bình quân 01 chuyên đề/năm). Nhìn chung, việc lựa chọn chuyên đề giám sát hằng năm của Ban Pháp chế cơ bản bảo đảm bảo đảm các tiêu chí theo Hướng dẫn tại Nghị quyết 594 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cơ bản bảo đảm tính toàn diện và sự cân đối giữa các lĩnh vực phụ trách của Ban. Thông qua giám sát đã kịp thời phát hiện những hạn chế, sai phạm, đồng thời kiến nghị các nội dung cần khắc phục trong việc thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định, những cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn; góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước của đối tượng được giám sát.
Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan được Đảng đoàn, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Hội đồng nhân dân tỉnh. Quá trình theo dõi, xử lý đơn, Ban đã tiến hành một số cuộc giám sát vụ việc theo đơn tố cáo, kiến nghị của công dân. Qua giám sát, Ban Pháp chế đã làm rõ được nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết đơn của công dân. Kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; có biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thực thi nhiệm vụ để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp nhà nước, của công dân. Qua theo dõi các cơ quan, cá nhân đã tiếp thu và thực hiện đầy đủ các kiến nghị sau giám sát của Ban Pháp chế.
Tuy nhiên, trong hoạt động thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp: Chưa khắc phục được tình trạng các cơ quan liên quan gửi báo cáo, dự thảo nghị quyết chậm, làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra của Ban.
Trong hoạt động giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện: Việc gửi các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đến Ban theo dõi còn chưa đầy đủ (nhất là trước khi có Hệ điều hành dùng chung). Một số Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa thực hiện tốt quy định gửi tài liệu các kỳ họp, các nghị quyết đã ban hành về Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đối với hoạt động giám sát chuyên đề: Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh còn thấp (08/59 đại biểu chiếm 13%); Ban Pháp chế có 08 thành viên thì chỉ có 02 thành viên hoạt động chuyên trách. Thành viên Ban Pháp chế chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, nên việc tham gia các cuộc thẩm tra, giám sát và chất lượng nghiên cứu, tham gia ý kiến sâu vào nội dung thẩm tra, giám sát chuyên đề của thành viên kiêm nhiệm còn rất hạn chế.
Số lượng các cuộc giám sát chuyên đề của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh hằng năm còn ít (mỗi năm chỉ tiến hành được 01 cuộc). Do thực hiện chỉ đạo, điều hòa chung đối với hoạt động của các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành viên chuyên trách Ban Pháp chế phải tham gia nhiều hoạt động công tác khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cũng làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng giám sát của Ban.
Hoạt động giám sát thuộc lĩnh vực pháp chế khá rộng và chuyên sâu liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp, đòi hỏi chủ thể giám sát phải có những kiến thức chuyên môn nhất định về chuyên ngành luật, hoặc đã tham gia công tác trong các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp thì mới có thể phân tích, đánh giá được chính xác các vấn đề để thực hiện tốt chức năng giám sát. Tuy nhiên, thành viên Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ yếu công tác ở các lĩnh vực không liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, do vậy việc tham gia hoạt động giám sát của một số thành viên chưa khắc phục được tính hình thức.
Từ những khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế có một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân: Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân xem xét tích hợp những hướng dẫn về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực, Ban, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân vào trong Luật. Đồng thời ban hành Quy chế chung hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân làm căn cứ pháp lý để Hội đồng nhân dân các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ thống nhất, đồng bộ.
Để hoạt động giám sát thực sự phát huy hiệu quả, kết luận giám sát thực sự phát huy hiệu lực, Quốc hội cần sớm bổ sung quy định về thời hạn giải quyết các kiến nghị sau giám sát, các biện pháp chế tài đầy đủ, rõ ràng đối với các cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc chậm thực hiện kiến nghị của Hội đồng nhân dân, chậm giải quyết những vấn đề cử tri phản ánh, kiến nghị. Đây chính là các công cụ pháp lý cần thiết để phát huy tối đa vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực tiễn của hoạt động này.
Ban Biên tập
HĐND - Ngay sau khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được ban hành, Ban Pháp chế đã tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung quy định tại Chương I và các quy định từ Điều 76 đến Điều 82 Mục 3 Chương III trong Luật; nghiên cứu Hướng dẫn hoạt động giám sát của Ban HĐND quy định tại Nghị quyết số 594 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cụ thể hóa, áp dụng vào quá trình triển khai thực hiện hoạt động giám sát của Ban.Trong hoạt động thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phân công. Từ năm 2016 đến nay Ban Pháp chế đã tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực của Ban và tham gia phối hợp với các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị kỳ họp. Theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, tại kỳ họp thường lệ Ban tiến hành thẩm tra đối với các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh; của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các báo cáo khác quy định tại Điều 59 Luật HĐGS.
Ngoài ra, thực hiện sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban đã tổ chức thẩm tra đối với 53 đề án, dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
Quá trình thẩm tra, Ban chủ động thực hiện tốt các bước từ công tác chuẩn bị thẩm tra, tổ chức thẩm tra, xây dựng báo cáo thẩm tra. Do thực hiện tốt công tác phối hợp với UBND, cơ quan chuyên môn của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, các nội dung thẩm tra của Ban thời gian qua đã đạt được sự thống nhất cao giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản; bảo đảm báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết khi trình ra Hội đồng nhân dân không còn những vấn đề khác biệt lớn; tạo cơ sở quan trọng để Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông quan tại các kỳ họp.
Trong hoạt động giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc ban hành quyết định của UBND tỉnh, đặc biệt là các quyết định quy phạm pháp luật.
Đối với giám sát nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, được Ban Pháp chế thường xuyên thực hiện thông qua việc xem xét tài liệu kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện gửi báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát việc ban hành nghị quyết thông qua giám sát hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngoài ra, năm 2017 Ban đã thực hiện 01 chuyên đề giám sát về việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện.
Qua giám sát cho thấy, nhìn chung quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết do Hội đồng nhân dân cấp huyện đã ban hành đảm bảo đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật; nội dung của văn bản phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, với tình hình thực tế của từng địa phương và đảm bảo tính khả thi. Ban Pháp chế chưa phát hiện quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết do Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành trái với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương cần phải kiến nghị xem xét đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ. Sau giám sát, Ban đã kiến nghị HĐND cấp huyện, cấp xã về những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành nghị quyết thuộc thẩm quyền. Đến nay, qua theo dõi, kiểm tra những hạn chế, tồn tại trong việc ban hành nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân các địa phương cơ bản khắc phục đảm bảo việc ban hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện tuân thủ quy định của pháp luật.
Từ năm 2016 đến nay, Ban Pháp chế đã tổ chức giám sát 08 chuyên đề (bình quân 01 chuyên đề/năm). Nhìn chung, việc lựa chọn chuyên đề giám sát hằng năm của Ban Pháp chế cơ bản bảo đảm bảo đảm các tiêu chí theo Hướng dẫn tại Nghị quyết 594 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cơ bản bảo đảm tính toàn diện và sự cân đối giữa các lĩnh vực phụ trách của Ban. Thông qua giám sát đã kịp thời phát hiện những hạn chế, sai phạm, đồng thời kiến nghị các nội dung cần khắc phục trong việc thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định, những cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn; góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước của đối tượng được giám sát.
Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan được Đảng đoàn, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Hội đồng nhân dân tỉnh. Quá trình theo dõi, xử lý đơn, Ban đã tiến hành một số cuộc giám sát vụ việc theo đơn tố cáo, kiến nghị của công dân. Qua giám sát, Ban Pháp chế đã làm rõ được nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết đơn của công dân. Kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; có biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thực thi nhiệm vụ để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp nhà nước, của công dân. Qua theo dõi các cơ quan, cá nhân đã tiếp thu và thực hiện đầy đủ các kiến nghị sau giám sát của Ban Pháp chế.
Tuy nhiên, trong hoạt động thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp: Chưa khắc phục được tình trạng các cơ quan liên quan gửi báo cáo, dự thảo nghị quyết chậm, làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra của Ban.
Trong hoạt động giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện: Việc gửi các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đến Ban theo dõi còn chưa đầy đủ (nhất là trước khi có Hệ điều hành dùng chung). Một số Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa thực hiện tốt quy định gửi tài liệu các kỳ họp, các nghị quyết đã ban hành về Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đối với hoạt động giám sát chuyên đề: Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh còn thấp (08/59 đại biểu chiếm 13%); Ban Pháp chế có 08 thành viên thì chỉ có 02 thành viên hoạt động chuyên trách. Thành viên Ban Pháp chế chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, nên việc tham gia các cuộc thẩm tra, giám sát và chất lượng nghiên cứu, tham gia ý kiến sâu vào nội dung thẩm tra, giám sát chuyên đề của thành viên kiêm nhiệm còn rất hạn chế.
Số lượng các cuộc giám sát chuyên đề của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh hằng năm còn ít (mỗi năm chỉ tiến hành được 01 cuộc). Do thực hiện chỉ đạo, điều hòa chung đối với hoạt động của các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành viên chuyên trách Ban Pháp chế phải tham gia nhiều hoạt động công tác khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cũng làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng giám sát của Ban.
Hoạt động giám sát thuộc lĩnh vực pháp chế khá rộng và chuyên sâu liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp, đòi hỏi chủ thể giám sát phải có những kiến thức chuyên môn nhất định về chuyên ngành luật, hoặc đã tham gia công tác trong các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp thì mới có thể phân tích, đánh giá được chính xác các vấn đề để thực hiện tốt chức năng giám sát. Tuy nhiên, thành viên Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ yếu công tác ở các lĩnh vực không liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, do vậy việc tham gia hoạt động giám sát của một số thành viên chưa khắc phục được tính hình thức.
Từ những khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế có một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân: Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân xem xét tích hợp những hướng dẫn về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực, Ban, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân vào trong Luật. Đồng thời ban hành Quy chế chung hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân làm căn cứ pháp lý để Hội đồng nhân dân các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ thống nhất, đồng bộ.
Để hoạt động giám sát thực sự phát huy hiệu quả, kết luận giám sát thực sự phát huy hiệu lực, Quốc hội cần sớm bổ sung quy định về thời hạn giải quyết các kiến nghị sau giám sát, các biện pháp chế tài đầy đủ, rõ ràng đối với các cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc chậm thực hiện kiến nghị của Hội đồng nhân dân, chậm giải quyết những vấn đề cử tri phản ánh, kiến nghị. Đây chính là các công cụ pháp lý cần thiết để phát huy tối đa vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực tiễn của hoạt động này.