HĐND - Kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã ban hành Nghị quyết thông qua đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.
Phấn đấu đến năm 2040, Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế
Phạm vi quy hoạch chung xây dựng bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên.
Quy mô khoảng 53.388,58 ha thuộc địa phận huyện Yên Bình và huyện Lục Yên (Trong đó tại huyện Yên Bình gồm: Toàn bộ thị trấn Thác Bà, các xã: Phúc Ninh, Mông Sơn, Mỹ Gia và một phần của thị trấn Yên Bình, các xã: Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Xuân Long, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Xuân Lai và Đại Minh là 43.364,69 ha; Tại huyện Lục Yên, gồm một phần của các xã: Mường Lai, Liễu Đô, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, An Phú và Phan Thanh là 10.023,89 ha.
Giai đoạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030; Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác có liên quan nhằm mục tiêu phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ.
Đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; bảo vệ thiên nhiên môi trường sinh thái; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc.
Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển khu vực hồ Thác Bà đạt các tiêu chí Khu du lịch Quốc gia theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước. Phấn đấu đến năm 2040, Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà theo quy hoạch và triển khai các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng tiếp theo.
Tính chất Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà là Khu du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phâm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà. Là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu; có sản phẩm du lịch chủ đạo và hình thành thương hiệu cho Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà. Là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của Quốc gia. Là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh. Là vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Về dự báo phát triển. Dân số đến năm 2030 khoảng 165.000 người; Đến năm 2040 khoảng 210.000 người; Lao động: Đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng mục tiêu phát triển của khu vực nghiên cứu. Lao động nông, lâm, thủy sản giảm từ 60,48% (năm 2020) xuống 45% (năm 2030) và 25% (năm 2040). Lao động công nghiệp, tiểu thu công nghiệp tăng từ 20% (năm 2020) lên 25% (năm 2030) và 30% (năm 2040). Lao động dịch vụ, thương mại tăng từ 19,53% (năm 2020) lên 30% (năm 2030) và 45% (năm 2040). Khách du lịch: Dự báo theo phương án tăng trưởng tích cực do có yếu tố đột biến “Cảng hàng không Sa Pa” tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (dự kiến đưa vào khai thác sau năm 2025). Đến năm 2025 đạt 385.000 khách, đến năm 2030 đạt 1,5 triệu khách, đến năm 2040 đạt 4,5 triệu khách.
Về định hướng phát triển không gian du lịch: Thực hiện theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 tháng 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Trung tâm du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Là một khu du lịch tập trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ đặc trưng với quy mô lớn như: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm du lịch sinh thái, trung tâm vui chơi giải trí...
Định hướng sử dụng đất: Toàn khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà được phân thành 04 phân khu có diện tích tự nhiên là 53.388,58 ha, cụ thể:
Phân khu 1 (Khu văn hóa sinh thái Lục Yên): Diện tích đất tự nhiên khoảng 12.625,20 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp, phát triển du lịch khoảng 1.989,33 ha và đất dự trữ phát triển.
Phân khu 2 (Khu trung tâm phía Tây kết nối nút giao IC14 cao tốc Nội Bài - Lào Cai): Diện tích tự nhiên khoảng 14.845,19 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp, phát triển du lịch khoảng 2.909,27 ha và đất dự trữ phát triển.
Phân khu 3 (Khu trung tâm cửa ngõ phía Nam): Diện tích tự nhiên khoảng 6.508,89 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp và phát triển du lịch khoảng 639,27 ha và đất dự trữ phát triển.
Phân khu 4 (Khu du lịch sinh thái đảo và quần đảo): Diện tích tự nhiên khoảng 19.409,3 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp và phát triển du lịch khoảng 1.334,48 ha và đất dự trữ phát triển.
Ban Biên tập
HĐND - Kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã ban hành Nghị quyết thông qua đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040. Phạm vi quy hoạch chung xây dựng bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên.
Quy mô khoảng 53.388,58 ha thuộc địa phận huyện Yên Bình và huyện Lục Yên (Trong đó tại huyện Yên Bình gồm: Toàn bộ thị trấn Thác Bà, các xã: Phúc Ninh, Mông Sơn, Mỹ Gia và một phần của thị trấn Yên Bình, các xã: Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Xuân Long, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Xuân Lai và Đại Minh là 43.364,69 ha; Tại huyện Lục Yên, gồm một phần của các xã: Mường Lai, Liễu Đô, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, An Phú và Phan Thanh là 10.023,89 ha.
Giai đoạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030; Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác có liên quan nhằm mục tiêu phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ.
Đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; bảo vệ thiên nhiên môi trường sinh thái; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc.
Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển khu vực hồ Thác Bà đạt các tiêu chí Khu du lịch Quốc gia theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước. Phấn đấu đến năm 2040, Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà theo quy hoạch và triển khai các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng tiếp theo.
Tính chất Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà là Khu du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phâm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà. Là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu; có sản phẩm du lịch chủ đạo và hình thành thương hiệu cho Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà. Là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của Quốc gia. Là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh. Là vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Về dự báo phát triển. Dân số đến năm 2030 khoảng 165.000 người; Đến năm 2040 khoảng 210.000 người; Lao động: Đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng mục tiêu phát triển của khu vực nghiên cứu. Lao động nông, lâm, thủy sản giảm từ 60,48% (năm 2020) xuống 45% (năm 2030) và 25% (năm 2040). Lao động công nghiệp, tiểu thu công nghiệp tăng từ 20% (năm 2020) lên 25% (năm 2030) và 30% (năm 2040). Lao động dịch vụ, thương mại tăng từ 19,53% (năm 2020) lên 30% (năm 2030) và 45% (năm 2040). Khách du lịch: Dự báo theo phương án tăng trưởng tích cực do có yếu tố đột biến “Cảng hàng không Sa Pa” tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (dự kiến đưa vào khai thác sau năm 2025). Đến năm 2025 đạt 385.000 khách, đến năm 2030 đạt 1,5 triệu khách, đến năm 2040 đạt 4,5 triệu khách.
Về định hướng phát triển không gian du lịch: Thực hiện theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 tháng 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Trung tâm du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Là một khu du lịch tập trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ đặc trưng với quy mô lớn như: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm du lịch sinh thái, trung tâm vui chơi giải trí...
Định hướng sử dụng đất: Toàn khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà được phân thành 04 phân khu có diện tích tự nhiên là 53.388,58 ha, cụ thể:
Phân khu 1 (Khu văn hóa sinh thái Lục Yên): Diện tích đất tự nhiên khoảng 12.625,20 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp, phát triển du lịch khoảng 1.989,33 ha và đất dự trữ phát triển.
Phân khu 2 (Khu trung tâm phía Tây kết nối nút giao IC14 cao tốc Nội Bài - Lào Cai): Diện tích tự nhiên khoảng 14.845,19 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp, phát triển du lịch khoảng 2.909,27 ha và đất dự trữ phát triển.
Phân khu 3 (Khu trung tâm cửa ngõ phía Nam): Diện tích tự nhiên khoảng 6.508,89 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp và phát triển du lịch khoảng 639,27 ha và đất dự trữ phát triển.
Phân khu 4 (Khu du lịch sinh thái đảo và quần đảo): Diện tích tự nhiên khoảng 19.409,3 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp và phát triển du lịch khoảng 1.334,48 ha và đất dự trữ phát triển.