Cách đây 77 năm, ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã diễn ra trong bối cảnh đất nước thù trong giặc ngoài. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu Quốc hội; trong số đó tỉnh Yên Bái có 2 đại biểu.
rưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy - Tổ trưởng Tổ thảo luận tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV phát biểu gợi ý thảo luận tại tổ
Điểm lại 15 khóa bầu cử Quốc hội, tỉnh Yên Bái đã có 86 lượt đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân được bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp diễn ra trong khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp chưa từng có tiền lệ. Do làm tốt công tác chuẩn bị, ngày 23/5/2021, tỉnh Yên Bái có số cử tri đi bỏ phiếu bầu cử đạt tỷ lệ 99,96%.
Quốc hội khóa XV bầu được 499 vị đại biểu; tỉnh Yên Bái có 6 đại biểu trúng cử với số phiếu bầu cao, gồm: ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; ông Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Trung - Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; bà Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải; bà Triệu Thị Huyền - cán bộ Tỉnh đoàn Yên Bái.
Nhìn lại các khóa của Quốc hội từ trước tới nay cho thấy, các đại biểu đã hết lòng hết sức vì nhân dân, vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó. Tất cả những nội dung, những vấn đề mà đại biểu tỉnh Yên Bái bàn thảo tại nghị trường kỳ họp các khóa đều hết sức thiết thực, liên quan đến đời sống của mỗi người dân Yên Bái.
Vinh dự, tự hào, các đại biểu khóa sau đã phát huy kết quả khóa trước thực hiện được, không ngừng học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực công tác để hoàn thành tốt trọng trách người đại biểu nhân dân.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu khóa XV đã có nhiều hoạt động đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều khó khăn mới phát sinh do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hoạt động của Đoàn có những ảnh hưởng khi phải thực hiện giãn cách xã hội; một số cuộc họp phải tổ chức theo hình thức trực tuyến; đồng thời, đại biểu đã phải nỗ lực tiếp cận với quá trình chuyển đổi số và đổi mới của Quốc hội trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh; hoạt động giám sát và khảo sát; tham gia kỳ họp bất thường của Quốc hội…
Để triển khai các nhiệm vụ, Đoàn đã xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã lấy ý kiến và tổng hợp báo cáo đầy đủ các ý kiến tham gia của các vị ĐBQH, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị vào dự thảo các dự án luật thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất và các Kỳ họp thứ Ba, thứ Tư. Đoàn đã tổ chức khảo sát, làm việc trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương để lấy ý kiến tham gia vào một số dự án luật trình tại Kỳ họp nhằm giúp các ĐBQH có thêm thông tin tham gia, đóng góp ý kiến tại các Kỳ họp.
Trước mỗi kỳ họp, Đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đại biểu về các nội dung trình tại kỳ họp để các ĐBQH chủ động tìm hiểu, nghiên cứu sâu, chuẩn bị ý kiến thảo luận có chất lượng tại các phiên thảo luận tổ và phiên thảo luận toàn thể.
Nhờ đó, các đại biểu của đoàn phát biểu tham gia vào các dự thảo đều có căn cứ, sát với thực tế địa phương, đóng góp vào thành công của các kỳ họp. Tại Kỳ họp thứ Tư kết thúc vào tháng 11/2022, qua 13 phiên thảo luận tổ, 40 lượt ĐBQH trong Đoàn phát biểu ý kiến; tại các phiên thảo luận toàn thể đã có 13 lượt ĐBQH trong Đoàn tham gia phát biểu ý kiến.
Trong thảo luận ở tổ với đại biểu các tỉnh: Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã hoàn thành tốt vai trò tổ trưởng, điều hành thảo luận có trách nhiệm.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc về nhưng nội dung liên quan đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ những vướng mắc về việc thiếu giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, nghệ thuật, giúp cho các địa phương tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là địa bàn vùng cao. Hoặc như thảo luận về Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, tín dụng, về hạ tầng, về đất đai…
Thảo luận về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng, rất cần vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn về thông tin của người tiêu dùng; an ninh, an toàn liên quan đến tài sản và quyền lợi của người dân và doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử.
Khi tham gia ý kiến thảo luận về Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Khang Thị Mào cho biết, tại các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động tổ hợp tác đã góp phần giúp cho các bạn trẻ, các cá nhân, hộ gia đình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, còn nhiều bất cập, hạn chế, do mô hình tổ chức và hoạt động chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ; trong khi đó, nội dung điều chỉnh đối với tổ hợp tác trong dự án Luật lần này còn chung chung, chưa rõ ràng đầy đủ… Liên quan đến giá xăng dầu, đại biểu Nguyễn Quốc Luận cho biết, người dân ở vùng núi, vùng cao đặc biệt khó khăn hiện nay đang phải trả tiền mua xăng dầu cao hơn vùng thấp.
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Luận, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi là nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, lẽ ra vùng này phải được hưởng ưu đãi hơn, nhưng giờ phải gánh thêm 500 đồng/lít thì cần xem lại vấn đề này.
Trong năm 2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã triển khai và hoàn thành 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; chuyên đề về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” và 2 chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”; "Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”; giám sát về Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2022…
Trước đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội theo hình thức trực tuyến diễn ra tháng 1/2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã mời đại diện lãnh đạo Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và đại diện một số ban, sở, ngành của tỉnh. Với tinh thần trách nhiệm cao, tại điểm cầu Yên Bái có 28 lượt ĐBQH và các vị khách mời tham gia ý kiến với Kỳ họp.
Cùng với hoạt động giám sát thực hiện nghiêm túc, bài bản, kịp thời vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, năm qua Đoàn đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ Ba, thứ Tư tại 9 điểm với sự tham dự của trên 2.000 cử tri của 32 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 9 huyện, thị, thành phố.
Đặc biệt, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối 8 điểm cầu tại các huyện, thị xã của tỉnh với sự tham dự của hơn 1.600 cử tri. Qua các cuộc tiếp xúc đã có 105 lượt cử tri phát biểu ý kiến. Các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương đã được Đoàn tỉnh tiếp thu, tổng hợp gửi đến các cơ quan theo quy định.
Trong năm, Đoàn ĐBQH tỉnh đã cùng với UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan tổ chức tiếp công dân định kỳ với 149 lượt công dân/163 vụ việc. Đoàn cũng đã tiếp nhận 44 đơn thư; trong đó, có 9 đơn khiếu nại, 10 đơn tố cáo, 25 đơn đề nghị, phản ánh… Việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; các kiến nghị sau các đợt giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh được thực hiện nghiêm túc.
Những ngày này, các ĐBQH tỉnh Yên Bái đang tham gia Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội khóa XV nhằm xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống. Tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, các ĐBQH tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống 77 năm qua, để hoàn thành tốt nội dung của Kỳ họp khởi đầu những nhiệm vụ quan trọng trong năm mới 2023.
Theo Báo Yên Bái
Cách đây 77 năm, ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã diễn ra trong bối cảnh đất nước thù trong giặc ngoài. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu Quốc hội; trong số đó tỉnh Yên Bái có 2 đại biểu.Điểm lại 15 khóa bầu cử Quốc hội, tỉnh Yên Bái đã có 86 lượt đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân được bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp diễn ra trong khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp chưa từng có tiền lệ. Do làm tốt công tác chuẩn bị, ngày 23/5/2021, tỉnh Yên Bái có số cử tri đi bỏ phiếu bầu cử đạt tỷ lệ 99,96%.
Quốc hội khóa XV bầu được 499 vị đại biểu; tỉnh Yên Bái có 6 đại biểu trúng cử với số phiếu bầu cao, gồm: ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; ông Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Trung - Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; bà Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải; bà Triệu Thị Huyền - cán bộ Tỉnh đoàn Yên Bái.
Nhìn lại các khóa của Quốc hội từ trước tới nay cho thấy, các đại biểu đã hết lòng hết sức vì nhân dân, vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó. Tất cả những nội dung, những vấn đề mà đại biểu tỉnh Yên Bái bàn thảo tại nghị trường kỳ họp các khóa đều hết sức thiết thực, liên quan đến đời sống của mỗi người dân Yên Bái.
Vinh dự, tự hào, các đại biểu khóa sau đã phát huy kết quả khóa trước thực hiện được, không ngừng học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực công tác để hoàn thành tốt trọng trách người đại biểu nhân dân.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu khóa XV đã có nhiều hoạt động đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều khó khăn mới phát sinh do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hoạt động của Đoàn có những ảnh hưởng khi phải thực hiện giãn cách xã hội; một số cuộc họp phải tổ chức theo hình thức trực tuyến; đồng thời, đại biểu đã phải nỗ lực tiếp cận với quá trình chuyển đổi số và đổi mới của Quốc hội trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh; hoạt động giám sát và khảo sát; tham gia kỳ họp bất thường của Quốc hội…
Để triển khai các nhiệm vụ, Đoàn đã xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã lấy ý kiến và tổng hợp báo cáo đầy đủ các ý kiến tham gia của các vị ĐBQH, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị vào dự thảo các dự án luật thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất và các Kỳ họp thứ Ba, thứ Tư. Đoàn đã tổ chức khảo sát, làm việc trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương để lấy ý kiến tham gia vào một số dự án luật trình tại Kỳ họp nhằm giúp các ĐBQH có thêm thông tin tham gia, đóng góp ý kiến tại các Kỳ họp.
Trước mỗi kỳ họp, Đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đại biểu về các nội dung trình tại kỳ họp để các ĐBQH chủ động tìm hiểu, nghiên cứu sâu, chuẩn bị ý kiến thảo luận có chất lượng tại các phiên thảo luận tổ và phiên thảo luận toàn thể.
Nhờ đó, các đại biểu của đoàn phát biểu tham gia vào các dự thảo đều có căn cứ, sát với thực tế địa phương, đóng góp vào thành công của các kỳ họp. Tại Kỳ họp thứ Tư kết thúc vào tháng 11/2022, qua 13 phiên thảo luận tổ, 40 lượt ĐBQH trong Đoàn phát biểu ý kiến; tại các phiên thảo luận toàn thể đã có 13 lượt ĐBQH trong Đoàn tham gia phát biểu ý kiến.
Trong thảo luận ở tổ với đại biểu các tỉnh: Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã hoàn thành tốt vai trò tổ trưởng, điều hành thảo luận có trách nhiệm.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc về nhưng nội dung liên quan đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ những vướng mắc về việc thiếu giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, nghệ thuật, giúp cho các địa phương tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là địa bàn vùng cao. Hoặc như thảo luận về Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, tín dụng, về hạ tầng, về đất đai…
Thảo luận về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng, rất cần vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn về thông tin của người tiêu dùng; an ninh, an toàn liên quan đến tài sản và quyền lợi của người dân và doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử.
Khi tham gia ý kiến thảo luận về Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Khang Thị Mào cho biết, tại các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động tổ hợp tác đã góp phần giúp cho các bạn trẻ, các cá nhân, hộ gia đình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, còn nhiều bất cập, hạn chế, do mô hình tổ chức và hoạt động chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ; trong khi đó, nội dung điều chỉnh đối với tổ hợp tác trong dự án Luật lần này còn chung chung, chưa rõ ràng đầy đủ… Liên quan đến giá xăng dầu, đại biểu Nguyễn Quốc Luận cho biết, người dân ở vùng núi, vùng cao đặc biệt khó khăn hiện nay đang phải trả tiền mua xăng dầu cao hơn vùng thấp.
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Luận, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi là nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, lẽ ra vùng này phải được hưởng ưu đãi hơn, nhưng giờ phải gánh thêm 500 đồng/lít thì cần xem lại vấn đề này.
Trong năm 2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã triển khai và hoàn thành 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; chuyên đề về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” và 2 chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”; "Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”; giám sát về Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2022…
Trước đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội theo hình thức trực tuyến diễn ra tháng 1/2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã mời đại diện lãnh đạo Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và đại diện một số ban, sở, ngành của tỉnh. Với tinh thần trách nhiệm cao, tại điểm cầu Yên Bái có 28 lượt ĐBQH và các vị khách mời tham gia ý kiến với Kỳ họp.
Cùng với hoạt động giám sát thực hiện nghiêm túc, bài bản, kịp thời vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, năm qua Đoàn đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ Ba, thứ Tư tại 9 điểm với sự tham dự của trên 2.000 cử tri của 32 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 9 huyện, thị, thành phố.
Đặc biệt, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối 8 điểm cầu tại các huyện, thị xã của tỉnh với sự tham dự của hơn 1.600 cử tri. Qua các cuộc tiếp xúc đã có 105 lượt cử tri phát biểu ý kiến. Các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương đã được Đoàn tỉnh tiếp thu, tổng hợp gửi đến các cơ quan theo quy định.
Trong năm, Đoàn ĐBQH tỉnh đã cùng với UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan tổ chức tiếp công dân định kỳ với 149 lượt công dân/163 vụ việc. Đoàn cũng đã tiếp nhận 44 đơn thư; trong đó, có 9 đơn khiếu nại, 10 đơn tố cáo, 25 đơn đề nghị, phản ánh… Việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; các kiến nghị sau các đợt giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh được thực hiện nghiêm túc.
Những ngày này, các ĐBQH tỉnh Yên Bái đang tham gia Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội khóa XV nhằm xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống. Tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, các ĐBQH tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống 77 năm qua, để hoàn thành tốt nội dung của Kỳ họp khởi đầu những nhiệm vụ quan trọng trong năm mới 2023.