HĐND - Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2023, ngày 29/9/2023, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức Đoàn khảo sát khảo sát việc thực hiện công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa; việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Đoàn khảo sát tại di tích lịch sử cách mạng Gò cọ làng Chiềng (Nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ nhất năm 1949)
Tham gia Đoàn khảo sát có các đồng chí Lãnh đạo Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND huyện Trấn Yên, Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh. Đoàn khảo sát thực tế tại một số địa điểm di tích lịch sử - văn hóa và các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã Cường Thịnh, Việt Hồng, Vân Hội huyện Trấn Yên.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 24 di tích đã xếp hạng, trong đó 01 di tích Quốc gia Chiến khu Vần, 23 di tích cấp tỉnh; hàng năm tổ chức trên 10 lễ hội truyền thống.
Qua khảo sát cho thấy, huyện Trấn Yên đã thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm quản lý tổ chức hoạt động tại các di tích, lễ hội đạt hiệu quả. Công tác tuyên truyền đã từng bước nâng cao ý thức của người dân trong cộng đồng, qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di sản. Song song với việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đoàn khảo sát tại di tích lịch sử cách mạng Nhà ông Trần Đình Khánh (Làng Vần - xã Việt Hồng)
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng còn nhiều khó khăn: Nhiều di tích chưa được cấp quyền sử dụng đất; tình trạng cấp đất cho hộ dân trước khi khi quy hoạch diện tích đất di tích gây khó khăn cho cho công tác quản lý;
các di tích lịch sử Cách mạng chủ yếu trông chờ vào nguồn đầu tư công nên khó khăn trong việc trùng tu, tôn tạo, đặt biệt là những di tích đã xuống cấp nghiêm trọng; các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một dần trong cộng đồng các
dân tộc.
Để tiếp tục đánh giá đầy đủ, khách quan công tác chỉ đạo và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa; việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đoàn khảo sát sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh trong tháng 10/2023./.
Triệu Thuận
HĐND - Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2023, ngày 29/9/2023, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức Đoàn khảo sát khảo sát việc thực hiện công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa; việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trấn Yên.Tham gia Đoàn khảo sát có các đồng chí Lãnh đạo Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND huyện Trấn Yên, Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh. Đoàn khảo sát thực tế tại một số địa điểm di tích lịch sử - văn hóa và các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã Cường Thịnh, Việt Hồng, Vân Hội huyện Trấn Yên.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 24 di tích đã xếp hạng, trong đó 01 di tích Quốc gia Chiến khu Vần, 23 di tích cấp tỉnh; hàng năm tổ chức trên 10 lễ hội truyền thống.
Qua khảo sát cho thấy, huyện Trấn Yên đã thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm quản lý tổ chức hoạt động tại các di tích, lễ hội đạt hiệu quả. Công tác tuyên truyền đã từng bước nâng cao ý thức của người dân trong cộng đồng, qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di sản. Song song với việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đoàn khảo sát tại di tích lịch sử cách mạng Nhà ông Trần Đình Khánh (Làng Vần - xã Việt Hồng)
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng còn nhiều khó khăn: Nhiều di tích chưa được cấp quyền sử dụng đất; tình trạng cấp đất cho hộ dân trước khi khi quy hoạch diện tích đất di tích gây khó khăn cho cho công tác quản lý;
các di tích lịch sử Cách mạng chủ yếu trông chờ vào nguồn đầu tư công nên khó khăn trong việc trùng tu, tôn tạo, đặt biệt là những di tích đã xuống cấp nghiêm trọng; các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một dần trong cộng đồng các
dân tộc.
Để tiếp tục đánh giá đầy đủ, khách quan công tác chỉ đạo và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa; việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đoàn khảo sát sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh trong tháng 10/2023./.