Sáng 6/6, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang về đầu tư xây dựng một số tuyến đường cao tốc và đường vành đai 3 Hà Nội, vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy chủ trì Tổ thảo luận.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ ngày 6/6
Trước đó, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể báo cáo Quốc hội về việc nghiên cứu tiền khả thi 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5km qua 2 tỉnh; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7km qua 2 tỉnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2km qua 4 tỉnh/thành.
Thảo luận ở tổ, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Nội vụ cho rằng đây là những dự án có ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn, cũng là để thực hiện các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, là động lực để chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, đại biểu Trà cho biết tổng mức đầu tư của 2 dự án này rất lớn, tập trung nguồn vốn đầu tư công nhằm đảm bảo tính chất, yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, đồng thời chủ động nguồn vốn đầu tư nhưng phải theo hướng rất trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn những dự án thực sự là động lực, có sức lan tỏa, là cơ sở phục vụ liên kết vùng.
Trong đầu tư công cũng tính toán các phương thức khác nhau, đó là đầu tư công cho cả giai đoạn, nguồn vốn phục hồi phát triển kinh tế theo Nghị quyết 43 cảu Quốc hội hay nguồn vốn của các địa phương. Đối với các địa phương, Chính phủ đã yêu cầu rất cụ thể với dự án cao tốc này là phải cam kết, phải xác định rõ nguồn vốn, cơ cấu lại các nguồn vốn HĐND tỉnh thông qua phải điều chỉnh kịp thời để phục vụ dự án, đảm bảo yêu cầu 50% vốn cho giải phóng mặt bằng.
Về tiến độ, chính là khả năng hấp thụ nguồn vốn. Các bước triển khai có nhanh để đến 2025 hoàn thành các tuyến này là vấn đề khó, đầy thách thức. Chính vì vậy, Chính phủ cũng phải có phương án rất kỹ lưỡng để tính toán cho tiến độ thực hiện đầu tư, nếu không có thể gây lãng phí đầu tư.
Về rộng mặt đường, đại biểu Trà viện dẫn cao tốc Nội Bài - Lao Cai và cho rằng, nếu chưa làm được, chúng ta phải có quy hoạch và thực hiện quản lý quy hoạch thật tốt, đồng thời nơi nào làm được thì giải phóng mặt bằng một lần.
Đối với đường vành đai 4 thủ đô Hà Nội và vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Trà đề nghị các đại biểu ủng hộ để tạo ra cú hích lớn cho 2 vùng trọng điểm kinh tế, thúc đẩy đô thị hóa ở đây tốt hơn.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ thêm suất đầu tư của 2 đường vành đai
Cũng phát biểu ý kiến về đường vành đai, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhận thấy quy mô chưa đảm bảo, hiện đang ùn tắc, 4 làn trên cao có 2 làn khẩn cấp vẫn thường xuyên ùn tắc, đặc biệt là khi xảy ra va chạm.
Đại biểu kiến nghị nghiên cứu, so sánh thêm, có thể nâng từ 6 lên 8-10 làn xe nhưng trong giai đoạn I có thể nâng kinh phí giải phóng mặt bằng, còn kinh phí đầu tư có thể giai đoạn sau, nếu để 6 làn xe nhiều nguy cơ cao trong thời gian ngắn chúng ta sẽ quá tải.
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ thêm suất đầu tư của 2 đường vành đai. Cụ thể với đường vành đai thủ đô, đại biểu tính ra bình quân khoảng 761 tỷ đồng cho 1 km, đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh tới 987 tỷ đồng/km; có sự chênh lệch 1,3 lần giữa 2 dự án.
Đại biểu Duy bày tỏ băn khoăn về nguồn vốn mà các tỉnh có đường cao tốc đi qua phải đáp ứng, trong khi thu ngân sách của một số tỉnh rất thấp. Đại biểu cho rằng Quốc hội phải cụ thể các nguồn vốn của các tỉnh là bao nhiêu, quy định rõ để trong trường hợp khó khăn, Chính phủ sẽ thực hiện điều tiết.
Về vật liệu phục vụ thi công các dự án đường cao tốc, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát tổng thể các mỏ vật liệu thông thường hiện đã cấp phép hoặc chủ trương cấp phép thời gian tới có đáp ứng quy mô đầu tư hay không để có giải pháp cụ thể.
"Tôi quan tâm nhất là tổng quy mô so với nhu cầu. Hiện, thực tế có một số địa phương như Yên Bái có những loại vật liệu xây dựng đang thiếu so với ngay quy mô trong tỉnh; đặc biệt là nguyên liệu đá với các tỉnh phía Nam, tỉnh miền Tây thì không phải đơn giản, hay vật liệu san lấp cũng cần phải tính toán thêm để có sự chủ động để tất cả các dự án trong thời gian ngắn này, khả năng cung ứng vật liệu thông thường cho các dự án được đảm bảo” - đại biểu Duy nhấn mạnh.
Theo Báo Yên Bái
Sáng 6/6, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang về đầu tư xây dựng một số tuyến đường cao tốc và đường vành đai 3 Hà Nội, vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy chủ trì Tổ thảo luận.Trước đó, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể báo cáo Quốc hội về việc nghiên cứu tiền khả thi 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5km qua 2 tỉnh; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7km qua 2 tỉnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2km qua 4 tỉnh/thành.
Thảo luận ở tổ, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Nội vụ cho rằng đây là những dự án có ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn, cũng là để thực hiện các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, là động lực để chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, đại biểu Trà cho biết tổng mức đầu tư của 2 dự án này rất lớn, tập trung nguồn vốn đầu tư công nhằm đảm bảo tính chất, yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, đồng thời chủ động nguồn vốn đầu tư nhưng phải theo hướng rất trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn những dự án thực sự là động lực, có sức lan tỏa, là cơ sở phục vụ liên kết vùng.
Trong đầu tư công cũng tính toán các phương thức khác nhau, đó là đầu tư công cho cả giai đoạn, nguồn vốn phục hồi phát triển kinh tế theo Nghị quyết 43 cảu Quốc hội hay nguồn vốn của các địa phương. Đối với các địa phương, Chính phủ đã yêu cầu rất cụ thể với dự án cao tốc này là phải cam kết, phải xác định rõ nguồn vốn, cơ cấu lại các nguồn vốn HĐND tỉnh thông qua phải điều chỉnh kịp thời để phục vụ dự án, đảm bảo yêu cầu 50% vốn cho giải phóng mặt bằng.
Về tiến độ, chính là khả năng hấp thụ nguồn vốn. Các bước triển khai có nhanh để đến 2025 hoàn thành các tuyến này là vấn đề khó, đầy thách thức. Chính vì vậy, Chính phủ cũng phải có phương án rất kỹ lưỡng để tính toán cho tiến độ thực hiện đầu tư, nếu không có thể gây lãng phí đầu tư.
Về rộng mặt đường, đại biểu Trà viện dẫn cao tốc Nội Bài - Lao Cai và cho rằng, nếu chưa làm được, chúng ta phải có quy hoạch và thực hiện quản lý quy hoạch thật tốt, đồng thời nơi nào làm được thì giải phóng mặt bằng một lần.
Đối với đường vành đai 4 thủ đô Hà Nội và vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Trà đề nghị các đại biểu ủng hộ để tạo ra cú hích lớn cho 2 vùng trọng điểm kinh tế, thúc đẩy đô thị hóa ở đây tốt hơn.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ thêm suất đầu tư của 2 đường vành đai
Cũng phát biểu ý kiến về đường vành đai, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhận thấy quy mô chưa đảm bảo, hiện đang ùn tắc, 4 làn trên cao có 2 làn khẩn cấp vẫn thường xuyên ùn tắc, đặc biệt là khi xảy ra va chạm.
Đại biểu kiến nghị nghiên cứu, so sánh thêm, có thể nâng từ 6 lên 8-10 làn xe nhưng trong giai đoạn I có thể nâng kinh phí giải phóng mặt bằng, còn kinh phí đầu tư có thể giai đoạn sau, nếu để 6 làn xe nhiều nguy cơ cao trong thời gian ngắn chúng ta sẽ quá tải.
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ thêm suất đầu tư của 2 đường vành đai. Cụ thể với đường vành đai thủ đô, đại biểu tính ra bình quân khoảng 761 tỷ đồng cho 1 km, đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh tới 987 tỷ đồng/km; có sự chênh lệch 1,3 lần giữa 2 dự án.
Đại biểu Duy bày tỏ băn khoăn về nguồn vốn mà các tỉnh có đường cao tốc đi qua phải đáp ứng, trong khi thu ngân sách của một số tỉnh rất thấp. Đại biểu cho rằng Quốc hội phải cụ thể các nguồn vốn của các tỉnh là bao nhiêu, quy định rõ để trong trường hợp khó khăn, Chính phủ sẽ thực hiện điều tiết.
Về vật liệu phục vụ thi công các dự án đường cao tốc, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát tổng thể các mỏ vật liệu thông thường hiện đã cấp phép hoặc chủ trương cấp phép thời gian tới có đáp ứng quy mô đầu tư hay không để có giải pháp cụ thể.
"Tôi quan tâm nhất là tổng quy mô so với nhu cầu. Hiện, thực tế có một số địa phương như Yên Bái có những loại vật liệu xây dựng đang thiếu so với ngay quy mô trong tỉnh; đặc biệt là nguyên liệu đá với các tỉnh phía Nam, tỉnh miền Tây thì không phải đơn giản, hay vật liệu san lấp cũng cần phải tính toán thêm để có sự chủ động để tất cả các dự án trong thời gian ngắn này, khả năng cung ứng vật liệu thông thường cho các dự án được đảm bảo” - đại biểu Duy nhấn mạnh.