HĐND - Phát biểu thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIX, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đã thay mặt các đại biểu tỉnh, tham gia một số ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định rõ các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn quốc hoặc thống nhất giữa các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng
Vấn đề đại biểu đề cập đầu tiên là chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số: "Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về việc giao cho UBND cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương quy định cụ thể chính sách về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi cho rằng quy định như vậy có thể dẫn đến áp dụng và triển khai không thống nhất giữa các địa phương trong cùng một vùng và có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng”.
Đại biểu thông tin, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách để nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào, trong đó có các chính sách giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn có những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định hiện hành của pháp luật như Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học… nếu không quy định rõ trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì sẽ khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định rõ các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này để đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn quốc hoặc thống nhất giữa các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, tránh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.
Về nhóm vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc thêm về quy định "Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đến từng thửa đất”. "Tôi cho rằng qui định như vậy là rất khó thực hiện đối với các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi khi chưa hoàn thành xong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai” - đại biểu nêu ý kiến.
Cho biết quy hoạch sử dụng đất cấp huyện định hướng sử dụng đất thời gian dài, một số công trình dự án phát triển hạ tầng, nhất là các công trình dạng tuyến chỉ mang tính chất định hướng, nên rất khó khăn trong việc xác định, thể hiện thông tin đến từng thửa đất; khi chưa thực hiện khảo sát thực tế, chưa lập báo cáo kinh tế kỹ thuật khi triển khai sẽ có sai lệch, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện do phải rà soát, thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, cần có quy định về chuyển tiếp hoặc có quy định đối với những nơi chưa hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc các tỉnh miền núi có đồi núi cao.
Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải "Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh”, đại biểu cho biết, thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (trừ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện) chưa thể liệt kê chi tiết quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh mà mới chỉ xác định được chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu của từng ngành, từng cấp hoặc nhóm loại hình dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh. Do vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc theo hướng "Danh mục công trình, dự án cấp quốc gia xác định trong quy hoạch, kế hoạch chỉ mang tính định hướng, có thể xem xét điều chỉnh, bổ sung trong quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật và khả năng nguồn lực. Việc liệt kê chi tiết quy mô, địa điểm được xác định trong quá trình chuẩn bị đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư”.
Đại biểu thống nhất cao với phương án mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa như trong dự thảo Luật, việc cho phép tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa sẽ huy động được các các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, qua đó phát huy tối đa được hiệu quả sử dụng đất lúa.
Tuy nhiên, đại biểu Luận cho rằng, đây là nội dung rất quan trọng, nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến một bộ phận khá lớn người dân đang sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần có đánh giá kỹ các tác động của quy định này tới đời sống và sản xuất của người dân, đồng thời đánh giá tác động tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
"Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng, điều kiện, quy trình, thủ tục, các chính sách ưu tiên, cơ chế kiểm tra giám sát… để tránh tình trạng lợi dụng chính sách thu gom đất lúa để đầu cơ trục lợi, sử dụng đất không đúng mục đích, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.
Đối với bảng giá đất, đại biểu nhận thấy việc bổ sung này là chưa hợp lý, vì đại diện HĐND tỉnh vừa tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất, vừa là cơ quan thẩm tra bảng giá đất, vừa quyết định thông qua bảng giá đất do UBND cấp tỉnh trình HĐND. Đại biểu đề nghị không bổ sung thêm thành phần là đại diện HĐND cấp tỉnh vào Hội đồng thẩm định bảng giá đất để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét, thông qua bảng giá đất do UBND cấp tỉnh trình.
Cuối phần thảo luận, đại biểu cho rằng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mở rộng không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất chưa sử dụng thuộc quỹ đất nông nghiệp được UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá cho thuê với mỗi lần thuê không quá 5 năm thì cần nâng lên 10 năm, bằng với thời kỳ quy hoạch sử dụng đất để các hộ gia đình, cá nhân yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Về việc xử lý đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng, đại biểu cho rằng trong dự thảo Luật còn quy định chung chung, rất khó cho các địa phương trong việc xử lý những khó khăn, vướng mắc hiện tại.
"Tôi đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các điều kiện, tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn, các vấn đề ưu tiên… trong dự thảo Luật. Đồng thời, trong thời gian Luật Đất đai (sửa đổi) chưa có hiệu lực thi hành, đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội có nghị quyết riêng về nội dung này để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đã giao cho các nông, lâm trường, các công ty lâm nghiệp nhằm giải phóng nguồn lực, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội” - đại biểu Luận đề nghị.
Ban Biên tập
HĐND - Phát biểu thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIX, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đã thay mặt các đại biểu tỉnh, tham gia một số ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).Vấn đề đại biểu đề cập đầu tiên là chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số: "Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về việc giao cho UBND cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương quy định cụ thể chính sách về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi cho rằng quy định như vậy có thể dẫn đến áp dụng và triển khai không thống nhất giữa các địa phương trong cùng một vùng và có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng”.
Đại biểu thông tin, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách để nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào, trong đó có các chính sách giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn có những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định hiện hành của pháp luật như Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học… nếu không quy định rõ trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì sẽ khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định rõ các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này để đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn quốc hoặc thống nhất giữa các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, tránh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.
Về nhóm vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc thêm về quy định "Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đến từng thửa đất”. "Tôi cho rằng qui định như vậy là rất khó thực hiện đối với các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi khi chưa hoàn thành xong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai” - đại biểu nêu ý kiến.
Cho biết quy hoạch sử dụng đất cấp huyện định hướng sử dụng đất thời gian dài, một số công trình dự án phát triển hạ tầng, nhất là các công trình dạng tuyến chỉ mang tính chất định hướng, nên rất khó khăn trong việc xác định, thể hiện thông tin đến từng thửa đất; khi chưa thực hiện khảo sát thực tế, chưa lập báo cáo kinh tế kỹ thuật khi triển khai sẽ có sai lệch, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện do phải rà soát, thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, cần có quy định về chuyển tiếp hoặc có quy định đối với những nơi chưa hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc các tỉnh miền núi có đồi núi cao.
Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải "Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh”, đại biểu cho biết, thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (trừ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện) chưa thể liệt kê chi tiết quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh mà mới chỉ xác định được chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu của từng ngành, từng cấp hoặc nhóm loại hình dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh. Do vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc theo hướng "Danh mục công trình, dự án cấp quốc gia xác định trong quy hoạch, kế hoạch chỉ mang tính định hướng, có thể xem xét điều chỉnh, bổ sung trong quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật và khả năng nguồn lực. Việc liệt kê chi tiết quy mô, địa điểm được xác định trong quá trình chuẩn bị đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư”.
Đại biểu thống nhất cao với phương án mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa như trong dự thảo Luật, việc cho phép tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa sẽ huy động được các các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, qua đó phát huy tối đa được hiệu quả sử dụng đất lúa.
Tuy nhiên, đại biểu Luận cho rằng, đây là nội dung rất quan trọng, nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến một bộ phận khá lớn người dân đang sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần có đánh giá kỹ các tác động của quy định này tới đời sống và sản xuất của người dân, đồng thời đánh giá tác động tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
"Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng, điều kiện, quy trình, thủ tục, các chính sách ưu tiên, cơ chế kiểm tra giám sát… để tránh tình trạng lợi dụng chính sách thu gom đất lúa để đầu cơ trục lợi, sử dụng đất không đúng mục đích, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.
Đối với bảng giá đất, đại biểu nhận thấy việc bổ sung này là chưa hợp lý, vì đại diện HĐND tỉnh vừa tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất, vừa là cơ quan thẩm tra bảng giá đất, vừa quyết định thông qua bảng giá đất do UBND cấp tỉnh trình HĐND. Đại biểu đề nghị không bổ sung thêm thành phần là đại diện HĐND cấp tỉnh vào Hội đồng thẩm định bảng giá đất để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét, thông qua bảng giá đất do UBND cấp tỉnh trình.
Cuối phần thảo luận, đại biểu cho rằng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mở rộng không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất chưa sử dụng thuộc quỹ đất nông nghiệp được UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá cho thuê với mỗi lần thuê không quá 5 năm thì cần nâng lên 10 năm, bằng với thời kỳ quy hoạch sử dụng đất để các hộ gia đình, cá nhân yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Về việc xử lý đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng, đại biểu cho rằng trong dự thảo Luật còn quy định chung chung, rất khó cho các địa phương trong việc xử lý những khó khăn, vướng mắc hiện tại.
"Tôi đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các điều kiện, tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn, các vấn đề ưu tiên… trong dự thảo Luật. Đồng thời, trong thời gian Luật Đất đai (sửa đổi) chưa có hiệu lực thi hành, đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội có nghị quyết riêng về nội dung này để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đã giao cho các nông, lâm trường, các công ty lâm nghiệp nhằm giải phóng nguồn lực, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội” - đại biểu Luận đề nghị.