Thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát, đóng góp quan trọng trong việc xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh (người thứ 2, phải sang) cùng đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát công trình cấp nước sạch tập trung thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình
Đa dạng hóa hình thức giám sát
HĐND các cấp của tỉnh Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm đa dạng hóa nội dung và hình thức giám sát. Mọi hoạt động giám sát đồng thời gắn với cung cấp thông tin từ thực tiễn để kiến nghị ban hành chính sách; nâng cao trách nhiệm và tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Những nội dung giám sát được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Nội dung giám sát được lựa chọn kỹ, đều là vấn đề có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; là những vấn đề bức xúc, vấn đề được nhiều cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Vũ Quỳnh Khánh cho biết, thực tế cho thấy, phạm vi giám sát của HĐND toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các mặt công tác với nhiều hình thức giám sát, như: giám sát chuyên đề; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn; giám sát thông qua báo cáo và văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị ban hành; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri; giám sát thông qua lấy phiếu tín nhiệm và tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp…
Tại các kỳ họp, giám sát thông qua chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn luôn thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri. Do vậy, nội dung này thường chiếm gần 1/3 thời gian của mỗi kỳ họp HĐND thường lệ. Mỗi lĩnh vực lại có từ 12 - 15 ý kiến chất vấn, phần lớn nội dung đề cập đến những vấn đề cấp bách, đã được cử tri phản ánh, kiến nghị nhiều lần. Qua đó, quyền chất vấn của đại biểu được phát huy, trách nhiệm giải trình và giải quyết của các cơ quan chuyên môn trong tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Một hoạt động giám sát khác được các đại biểu HĐND rất quan tâm là giám sát chuyên đề, tiến hành theo kế hoạch, được trực tiếp kiểm tra trên thực tế. Tại Yên Bái, nội dung giám sát chuyên đề tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngân sách, quản lý đất đai, môi trường, phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác khám, chữa bệnh; giáo dục và đào tạo nghề; thực hiện chính sách với người có công; các chương trình mục tiêu quốc gia …
Theo ông Ngô Việt Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Yên Bái, kết quả giám sát được báo cáo trực tiếp tại kỳ họp HĐND, trong đó nêu rõ kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, khuyết điểm và kiến nghị đối với từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị liên quan để có biện pháp giải quyết, khắc phục trong quá trình quản lý, điều hành. Qua đó giúp đại biểu HĐND có cơ sở thảo luận, biểu quyết thông qua các nghị quyết. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã có hàng trăm chuyên đề được HĐND các cấp giám sát.
Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của HĐND được thực hiện tại các kỳ họp, các buổi tiếp xúc cử tri tại cơ sở, các ý kiến phản ánh, thảo luận của các đại biểu chính là kết quả việc giám sát thực tế của đại biểu tại các địa phương, trên các lĩnh vực công tác.
Ngoài ra, việc giám sát, xem xét việc ban hành các quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật đã được HĐND các cấp tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, khắc phục kịp thời những sai sót xảy ra.
Lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh giám sát thực địa dự án công trình cầu thôn Tập Lăng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn
Nâng cao chất lượng giám sát
Theo báo cáo đánh giá hoạt động của HĐND tỉnh cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đặt ra trong công tác giám sát. Cụ thể là: sự tham gia của các đại biểu kiêm nhiệm trong giám sát chuyên đề còn hạn chế; số lượng, quy mô và phạm vi giám sát của HĐND các cấp chưa đáp ứng hết yêu cầu thực tiễn; việc giám sát ở cơ sở chủ yếu nghe báo cáo, ít chất vấn, tranh luận nên kết quả giám sát chưa cao; trả lời chất vấn có khi còn thiếu cụ thể, thiếu giải pháp; công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa kịp thời, hiệu quả...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế rút ra từ thực tiễn quá trình giám sát, bà Hoàng Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, HĐND các cấp đã liên tục bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, trong đó chú ý nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho HĐND các cấp; yêu cầu các đại biểu kiêm nhiệm dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động giám sát.
Mặt khác, ngay từ khi bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, tỉnh Yên Bái đã làm tốt khâu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, có phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đảm bảo hợp lý tỷ lệ đại biểu ở các cơ quan chính quyền và đại biểu công tác ở các cơ quan khối Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp theo hướng giảm số đại biểu kiêm nhiệm ở các cơ quan chuyên môn.
Thực tế cho thấy, công tác giám sát của HĐND các cấp liên tục có sự tăng cường hợp tác giữa cơ quan dân cử với cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật theo hướng thực chất và hiệu quả. Nhiều trường hợp đã mời chuyên gia trực tiếp tham gia đoàn giám sát; lấy và tiếp thu ý kiến của những người có am hiểu sâu, rộng lĩnh vực giám sát để nâng cao chất lượng giám sát.
Đặc biệt, HĐND các cấp luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp trong hoạt động giám sát, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động, qua đó đại biểu rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, nâng cao năng lực giám sát.
Theo ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái, 5 năm qua, Ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với HĐND các cấp làm tốt công tác tiếp xúc cử tri tại trên 7.000 điểm với trên 85.000 lượt ý kiến, kiến nghị với trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành thông qua sự phối hợp tiếp xúc cử tri, nhất là các chế độ, chính sách liên quan đến đời sống nhân dân vùng cao; cơ chế vận hành, quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia…
Ngoài ra, công tác hậu giám sát được quan tâm sát sao, đúng mức. Việc tiếp tục theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các kiến nghị, kết luận qua giám sát là một phần của công tác giám sát. Công tác hậu giám sát do chính đoàn giám sát thực hiện nhằm đảm bảo kết quả theo yêu cầu của kết luận. Điều đó đã khắc phục được hiện tượng kéo dài thời gian hoặc thực hiện không đúng theo kiến nghị, kết luận của đoàn giám sát.
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát, đóng góp quan trọng trong việc xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn.Đa dạng hóa hình thức giám sát
HĐND các cấp của tỉnh Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm đa dạng hóa nội dung và hình thức giám sát. Mọi hoạt động giám sát đồng thời gắn với cung cấp thông tin từ thực tiễn để kiến nghị ban hành chính sách; nâng cao trách nhiệm và tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Những nội dung giám sát được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Nội dung giám sát được lựa chọn kỹ, đều là vấn đề có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; là những vấn đề bức xúc, vấn đề được nhiều cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Vũ Quỳnh Khánh cho biết, thực tế cho thấy, phạm vi giám sát của HĐND toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các mặt công tác với nhiều hình thức giám sát, như: giám sát chuyên đề; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn; giám sát thông qua báo cáo và văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị ban hành; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri; giám sát thông qua lấy phiếu tín nhiệm và tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp…
Tại các kỳ họp, giám sát thông qua chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn luôn thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri. Do vậy, nội dung này thường chiếm gần 1/3 thời gian của mỗi kỳ họp HĐND thường lệ. Mỗi lĩnh vực lại có từ 12 - 15 ý kiến chất vấn, phần lớn nội dung đề cập đến những vấn đề cấp bách, đã được cử tri phản ánh, kiến nghị nhiều lần. Qua đó, quyền chất vấn của đại biểu được phát huy, trách nhiệm giải trình và giải quyết của các cơ quan chuyên môn trong tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Một hoạt động giám sát khác được các đại biểu HĐND rất quan tâm là giám sát chuyên đề, tiến hành theo kế hoạch, được trực tiếp kiểm tra trên thực tế. Tại Yên Bái, nội dung giám sát chuyên đề tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngân sách, quản lý đất đai, môi trường, phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác khám, chữa bệnh; giáo dục và đào tạo nghề; thực hiện chính sách với người có công; các chương trình mục tiêu quốc gia …
Theo ông Ngô Việt Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Yên Bái, kết quả giám sát được báo cáo trực tiếp tại kỳ họp HĐND, trong đó nêu rõ kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, khuyết điểm và kiến nghị đối với từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị liên quan để có biện pháp giải quyết, khắc phục trong quá trình quản lý, điều hành. Qua đó giúp đại biểu HĐND có cơ sở thảo luận, biểu quyết thông qua các nghị quyết. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã có hàng trăm chuyên đề được HĐND các cấp giám sát.
Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của HĐND được thực hiện tại các kỳ họp, các buổi tiếp xúc cử tri tại cơ sở, các ý kiến phản ánh, thảo luận của các đại biểu chính là kết quả việc giám sát thực tế của đại biểu tại các địa phương, trên các lĩnh vực công tác.
Ngoài ra, việc giám sát, xem xét việc ban hành các quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật đã được HĐND các cấp tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, khắc phục kịp thời những sai sót xảy ra.
Lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh giám sát thực địa dự án công trình cầu thôn Tập Lăng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn
Nâng cao chất lượng giám sát
Theo báo cáo đánh giá hoạt động của HĐND tỉnh cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đặt ra trong công tác giám sát. Cụ thể là: sự tham gia của các đại biểu kiêm nhiệm trong giám sát chuyên đề còn hạn chế; số lượng, quy mô và phạm vi giám sát của HĐND các cấp chưa đáp ứng hết yêu cầu thực tiễn; việc giám sát ở cơ sở chủ yếu nghe báo cáo, ít chất vấn, tranh luận nên kết quả giám sát chưa cao; trả lời chất vấn có khi còn thiếu cụ thể, thiếu giải pháp; công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa kịp thời, hiệu quả...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế rút ra từ thực tiễn quá trình giám sát, bà Hoàng Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, HĐND các cấp đã liên tục bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, trong đó chú ý nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho HĐND các cấp; yêu cầu các đại biểu kiêm nhiệm dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động giám sát.
Mặt khác, ngay từ khi bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, tỉnh Yên Bái đã làm tốt khâu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, có phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đảm bảo hợp lý tỷ lệ đại biểu ở các cơ quan chính quyền và đại biểu công tác ở các cơ quan khối Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp theo hướng giảm số đại biểu kiêm nhiệm ở các cơ quan chuyên môn.
Thực tế cho thấy, công tác giám sát của HĐND các cấp liên tục có sự tăng cường hợp tác giữa cơ quan dân cử với cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật theo hướng thực chất và hiệu quả. Nhiều trường hợp đã mời chuyên gia trực tiếp tham gia đoàn giám sát; lấy và tiếp thu ý kiến của những người có am hiểu sâu, rộng lĩnh vực giám sát để nâng cao chất lượng giám sát.
Đặc biệt, HĐND các cấp luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp trong hoạt động giám sát, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động, qua đó đại biểu rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, nâng cao năng lực giám sát.
Theo ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái, 5 năm qua, Ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với HĐND các cấp làm tốt công tác tiếp xúc cử tri tại trên 7.000 điểm với trên 85.000 lượt ý kiến, kiến nghị với trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành thông qua sự phối hợp tiếp xúc cử tri, nhất là các chế độ, chính sách liên quan đến đời sống nhân dân vùng cao; cơ chế vận hành, quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia…
Ngoài ra, công tác hậu giám sát được quan tâm sát sao, đúng mức. Việc tiếp tục theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các kiến nghị, kết luận qua giám sát là một phần của công tác giám sát. Công tác hậu giám sát do chính đoàn giám sát thực hiện nhằm đảm bảo kết quả theo yêu cầu của kết luận. Điều đó đã khắc phục được hiện tượng kéo dài thời gian hoặc thực hiện không đúng theo kiến nghị, kết luận của đoàn giám sát.