HĐND - Ngày 9/3, Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tọa đàm cung cấp "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ". Đại tá Đặng Hồng Đức - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công tỉnh chủ trì buổi tọa đàm. Cùng dự buổi tọa đàm có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực UBMT Tổ quốc tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải và Sở Tư pháp.
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại tọa đàm
Hiện trên cả nước có trên 89 nghìn bảo vệ dân phố và Công an xã bán chuyên trách đang tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Còn tại tỉnh Yên Bái hiện có 1.377 bảo vệ dân phố và Công an xã bán chuyên trách được bố trí tại 13 phường, 160 xã, thị trấn. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và nhân dân thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Tuy nhiên trước tình hình an ninh, trật tự có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn phức tạp, các vụ việc xảy ra phần lớn ở địa bàn cơ sở. Vì vậy, tình hình an ninh, trật tự hiện nay đặt ra yêu cầu phải tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại cơ sở.
Ý kiến của đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi toạ đàm:
1. Đối với dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Việc đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, liên quan đến hệ thống chính trị ở cơ sở, quyền con người, quyền công dân, tác động đến xã hội, đời sống của nhân dân. Nên việc Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ tổ chức xây dựng và trình Quốc hội xem xét ban hành đối với Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại thời điểm này là phù hợp và cần thiết, nhằm tạo nền tảng pháp lý chặt chẽ cho công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở địa phương và cơ sở. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về yêu cầu tinh gọn bộ máy, không làm phát sinh tổ chức mới, không phát sinh chi phí ngân sách; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, đề nghị Bộ Công an cần nghiên cứu, xác định vị trí của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với chủ trương của Đảng về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm phát huy vai trò của lực lượng này và huy động được sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở; đồng thời, bảo đảm nguyên tắc là lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia hỗ trợ lực lượng công an thực thi nhiệm vụ, không làm thay hoặc đảm nhận chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an chính quy và chính quyền cơ sở.
- Nội dung của dự án Luật liên quan đến nhiều văn bản quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách, kinh phí, tài chính, do đó, để tránh chồng chéo đề nghị Bộ Công an cần rà soát kỹ lưỡng và bảo đảm tính thống nhất trong việc điều chỉnh mối quan hệ với các lực lượng quy định tại Luật Công an nhân dân, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật Lực lượng dự bị động viên…
- Về một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật, đề nghị đề nghị Bộ Công an cần tiếp tục rà soát làm rõ các quy định về: Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để phù hợp với vị trí, tính chất là lực lượng quần chúng tự nguyện, chỉ hỗ trợ công an, chính quyền, không làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân; về xây dựng lực lượng, chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và cân đối với các lực lượng khác, không làm phát sinh gánh nặng kinh phí cho địa phương; về vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành công an, các ngành hữu quan trong việc hỗ trợ quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở...
2. Đối với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là giao thông đường bộ là vấn đề quan trọng và là lĩnh vực được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm. Do đó, đòi hỏi phải có các quy định mang tính tổng thể, đầy đủ và chặt chẽ để điều chỉnh các vấn đề đặt ra từ thực tế quản lý hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Việc Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào thời điểm này là phù hợp và rất cần thiết, phải có một dự án Luật chuyên biệt về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Công an cần rà soát để tránh trùng lặp với Luật Giao thông đường bộ, đồng thời nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng các nội dung: tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chính sách của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm; quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; thực thi pháp luật trong việc phát hiện, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhất là trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe...
- Về vấn đề quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe: Dự thảo Luật đang giao trách nhiệm cho Bộ Công an, đây là vấn đề qua thảo luận của Quốc hội đang có ý kiến khác nhau, nên giao cho Bộ Công an hay Bộ Giao thông vận tải quản lý. Vì vậy, đề nghị Bộ Công an cần có nghiên cứu, giải trình cụ thể, có tính thuyết phục về việc dự thảo Luật quy định cho Bộ Công an quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đã qua tổng kết, đánh giá khách quan, kỹ lưỡng trên cơ sở có thông tin, số liệu cụ thể chứng minh, nhất là những vấn đề liên quan đến tổ chức, bộ máy, chi phí, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài; xu hướng xã hội hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động này.
- Về một số nội dung cụ thể khác đề nghị Bộ Công an cần tiếp tục rà soát kỹ các quy định về quy tắc giao thông, người điều khiển và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tổ chức chỉ huy, giảm ùn tắc, xử lý tai nạn giao thông, đánh giá số liệu tai nạn giao thông… Dự thảo Luật có nhiều quy định mới có liên quan trực tiếp đến người dân, người tham gia giao thông, được dư luận quan tâm, do đó đề nghị Bộ Công an cần tiếp tục rà soát, bảo đảm tính khả thi, thống nhất. Các quy định về thủ tục hành chính, đề nghị rà soát kỹ bảo đảm đơn giản cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân.
|
Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không ngừng được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Tại tỉnh Yên Bái mạng lưới giao thông đường bộ hiện có tổng chiều dài 9.300 km, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong bối cảnh đổi mới, các tuyến đường giao thông đã trở thành những địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự. Các vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm song chưa bền vững, vì vậy việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là 1 nhiệm vụ cấp bách xuất phát từ thực tiễn…
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham gia ý kiến tham luận làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn về việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật ở cơ sở và Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khẳng định việc xây dựng 2 dự án luật này là phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Đặc biệt là cụ thể hóa nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay và những năm tới. Khẳng định việc ban hành luật sẽ tạo hành lang pháp lý để huy động, phát huy hiệu quả cao nhất của các tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở và trật tự, an toàn
giao thông đường bộ hiện nay. Trong đó tập trung vào vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, 1 số bấp cập khó khăn trong việc phát huy việc quả cao nhất của các lực lượng này. Luật giao thông đường bộ năm 2008 chưa quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ, nhất là giữa cơ quan quản lý
nhà nước về an ninh, trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật…Do đó, xây dựng ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ để xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, ổn định lâu dài.
Qua tổng hợp ý kiến góp ý tại buổi tọa đàm, cho thấy sự đồng thuận về sự cần thiết xây dựng, ban hành 2 dự án luật này, Công an tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổng hợp gửi Bộ công an báo báo Chính phủ để trình Quốc hội và sớm được thông qua trong thời gian tới./.
Ban Biên tập
HĐND - Ngày 9/3, Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tọa đàm cung cấp "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ". Đại tá Đặng Hồng Đức - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công tỉnh chủ trì buổi tọa đàm. Cùng dự buổi tọa đàm có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực UBMT Tổ quốc tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải và Sở Tư pháp.Hiện trên cả nước có trên 89 nghìn bảo vệ dân phố và Công an xã bán chuyên trách đang tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Còn tại tỉnh Yên Bái hiện có 1.377 bảo vệ dân phố và Công an xã bán chuyên trách được bố trí tại 13 phường, 160 xã, thị trấn. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và nhân dân thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Tuy nhiên trước tình hình an ninh, trật tự có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn phức tạp, các vụ việc xảy ra phần lớn ở địa bàn cơ sở. Vì vậy, tình hình an ninh, trật tự hiện nay đặt ra yêu cầu phải tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại cơ sở.
Ý kiến của đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi toạ đàm:
1. Đối với dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Việc đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, liên quan đến hệ thống chính trị ở cơ sở, quyền con người, quyền công dân, tác động đến xã hội, đời sống của nhân dân. Nên việc Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ tổ chức xây dựng và trình Quốc hội xem xét ban hành đối với Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại thời điểm này là phù hợp và cần thiết, nhằm tạo nền tảng pháp lý chặt chẽ cho công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở địa phương và cơ sở. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về yêu cầu tinh gọn bộ máy, không làm phát sinh tổ chức mới, không phát sinh chi phí ngân sách; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, đề nghị Bộ Công an cần nghiên cứu, xác định vị trí của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với chủ trương của Đảng về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm phát huy vai trò của lực lượng này và huy động được sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở; đồng thời, bảo đảm nguyên tắc là lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia hỗ trợ lực lượng công an thực thi nhiệm vụ, không làm thay hoặc đảm nhận chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an chính quy và chính quyền cơ sở.
- Nội dung của dự án Luật liên quan đến nhiều văn bản quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách, kinh phí, tài chính, do đó, để tránh chồng chéo đề nghị Bộ Công an cần rà soát kỹ lưỡng và bảo đảm tính thống nhất trong việc điều chỉnh mối quan hệ với các lực lượng quy định tại Luật Công an nhân dân, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật Lực lượng dự bị động viên…
- Về một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật, đề nghị đề nghị Bộ Công an cần tiếp tục rà soát làm rõ các quy định về: Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để phù hợp với vị trí, tính chất là lực lượng quần chúng tự nguyện, chỉ hỗ trợ công an, chính quyền, không làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân; về xây dựng lực lượng, chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và cân đối với các lực lượng khác, không làm phát sinh gánh nặng kinh phí cho địa phương; về vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành công an, các ngành hữu quan trong việc hỗ trợ quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở...
2. Đối với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là giao thông đường bộ là vấn đề quan trọng và là lĩnh vực được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm. Do đó, đòi hỏi phải có các quy định mang tính tổng thể, đầy đủ và chặt chẽ để điều chỉnh các vấn đề đặt ra từ thực tế quản lý hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Việc Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào thời điểm này là phù hợp và rất cần thiết, phải có một dự án Luật chuyên biệt về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Công an cần rà soát để tránh trùng lặp với Luật Giao thông đường bộ, đồng thời nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng các nội dung: tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chính sách của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm; quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; thực thi pháp luật trong việc phát hiện, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhất là trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe...
- Về vấn đề quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe: Dự thảo Luật đang giao trách nhiệm cho Bộ Công an, đây là vấn đề qua thảo luận của Quốc hội đang có ý kiến khác nhau, nên giao cho Bộ Công an hay Bộ Giao thông vận tải quản lý. Vì vậy, đề nghị Bộ Công an cần có nghiên cứu, giải trình cụ thể, có tính thuyết phục về việc dự thảo Luật quy định cho Bộ Công an quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đã qua tổng kết, đánh giá khách quan, kỹ lưỡng trên cơ sở có thông tin, số liệu cụ thể chứng minh, nhất là những vấn đề liên quan đến tổ chức, bộ máy, chi phí, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài; xu hướng xã hội hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động này.
- Về một số nội dung cụ thể khác đề nghị Bộ Công an cần tiếp tục rà soát kỹ các quy định về quy tắc giao thông, người điều khiển và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tổ chức chỉ huy, giảm ùn tắc, xử lý tai nạn giao thông, đánh giá số liệu tai nạn giao thông… Dự thảo Luật có nhiều quy định mới có liên quan trực tiếp đến người dân, người tham gia giao thông, được dư luận quan tâm, do đó đề nghị Bộ Công an cần tiếp tục rà soát, bảo đảm tính khả thi, thống nhất. Các quy định về thủ tục hành chính, đề nghị rà soát kỹ bảo đảm đơn giản cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân.
Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không ngừng được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Tại tỉnh Yên Bái mạng lưới giao thông đường bộ hiện có tổng chiều dài 9.300 km, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong bối cảnh đổi mới, các tuyến đường giao thông đã trở thành những địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự. Các vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm song chưa bền vững, vì vậy việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là 1 nhiệm vụ cấp bách xuất phát từ thực tiễn…
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham gia ý kiến tham luận làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn về việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật ở cơ sở và Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khẳng định việc xây dựng 2 dự án luật này là phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Đặc biệt là cụ thể hóa nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay và những năm tới. Khẳng định việc ban hành luật sẽ tạo hành lang pháp lý để huy động, phát huy hiệu quả cao nhất của các tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở và trật tự, an toàn
giao thông đường bộ hiện nay. Trong đó tập trung vào vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, 1 số bấp cập khó khăn trong việc phát huy việc quả cao nhất của các lực lượng này. Luật giao thông đường bộ năm 2008 chưa quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ, nhất là giữa cơ quan quản lý
nhà nước về an ninh, trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật…Do đó, xây dựng ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ để xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, ổn định lâu dài.
Qua tổng hợp ý kiến góp ý tại buổi tọa đàm, cho thấy sự đồng thuận về sự cần thiết xây dựng, ban hành 2 dự án luật này, Công an tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổng hợp gửi Bộ công an báo báo Chính phủ để trình Quốc hội và sớm được thông qua trong thời gian tới./.