HĐND - Chiều 7/11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cùng đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình đã thảo luận ở tổ Dự án Luật Giá (sửa đổi); Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); Việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung
Tham gia góp ý vào dự án Luật Đấu thầu sửa đổi, cho rằng phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) liên quan lớn đến khái niệm vốn nhà nước nên đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đề nghị cần làm rõ khái niệm vốn nhà nước để thống nhất với các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung cho biết, so với quy định của Luật Đấu thầu hiện hành, khái niệm vốn của nhà nước quy định tại dự thảo luật không bao gồm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và giá trị quyền sử dụng đất. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát khái niệm về vốn nhà nước đảm bảo tính bao quát và thống nhất trong hệ thống pháp luật, đánh giá kỹ việc không quy định vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong khái niệm vốn nhà nước.
Trong khi Điểm b, khoản 1, Điều 1 dự thảo luật quy định về phạm vi điều chỉnh bao gồm cả dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất, Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định: cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước, đơn vị được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải hạch toán giá trị quyền sử dụng đất quy định ở Khoản 2, Điều 113; quy định sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (Khoản 4, Điều 114). Như vậy, giá trị quyền sử dụng đất có được coi là vốn nhà nước hay không? Đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ.
Tham gia ý kiến về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu Nguyễn Thành Trung cho biết: Tại Điểm c, khoản 3, Điều 5 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân. Ở đây nêu rõ là có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật.
"Tôi cho rằng quy định như trên là còn chung chung và hiểu cụ thể như thế nào về chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Bởi trên thực tế có nhiều loại chứng chỉ như các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ, môi trường, các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, y tế, kinh doanh bất động sản, các lĩnh vực về tài chính. Vậy loại nào thì được hiểu là phù hợp và như thế nào và phù hợp và phù hợp theo quy định của pháp luật nào? Dự thảo luật nên làm rõ các quy định này” - đại biểu nêu ý kiến.
Vấn đề về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu tại Điều 10. Tại kỳ họp này Quốc hội đã xem xét, nghiên cứu về dự án Luật Hợp tác xã sửa đổi, cũng đang được trình Quốc hội cho ý kiến. Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hợp tác xã thì tỷ lệ hợp tác xã tiếp cận được chính sách hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế, trong đó có việc tham gia vào các chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước. Do đó, đại biểu Nguyễn Thành Trung đề nghị bổ sung quy định ưu tiên hợp tác xã trong đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trong đó có các hợp đồng thực hiện như thu gom rác thải, cơ sở chôn lấp rác thải.
Về hình thức lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư. Về hình thức chỉ định thầu, đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng dự thảo luật cũng bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu so với luật hiện hành; quy định 10 trường hợp chỉ định thầu, trong khi xu hướng đấu thầu rộng rãi để đảm bảo tính cạnh tranh rõ ràng, minh bạch, tránh lạm dụng. Đại biểu cho rằng việc mở rộng thêm các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu không hợp lý.
Vấn đề tại Điểm h, Khoản 1 quy định chỉ định thầu đối với gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo nghị quyết của Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Thành Trung đề nghị cân nhắc bổ sung quy định này. Không nên quy định thành một tiêu chí được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với dự án quan trọng quốc gia do các dự án quan trọng quốc gia sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp cần thiết để đẩy nhanh tiến độ hoặc cần có cơ chế đặc thù trong công tác đấu thầu, thi công thì sẽ bổ sung các cơ chế đặc thù đó tại nghị quyết của Quốc hội. Thực tế từ đầu nhiệm kỳ đến nay một số dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát cụ thể từng trường hợp, đánh giá tác động của các trường hợp này để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Đấu thầu đặt ra, thu hẹp phạm vi các trường hợp được chỉ định thầu, tránh việc lợi dụng, lạm dụng chỉ định thầu.
Đối với hình thức mua sắm trực tiếp, quy định về thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng có phù hợp hay không? Đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng là cần thiết xem xét kéo dài để bớt giảm bớt các thủ tục, nhất là đối với các gói thầu phải thực hiện thường xuyên, liên tục, không thể tạm dừng chờ đấu thầu. Ví dụ như hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế, các địa phương.
Đối với nội dung về đấu thầu trước. Có thể nói đây là quy định mới của dự thảo luật nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu. Theo đó, dự thảo luật bổ sung quy định cho phép chủ đầu tư được triển khai một số hoạt động chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án. Đại biểu đề nghị rà soát kỹ quy định này bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng việc triển khai trước một số hoạt động chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án có thể tạo ra các rủi ro cho cả bên mời thầu và bên nhận thầu. Ngoài ra cũng dễ tạo ra sức ép phê duyệt dự án mà xem nhẹ việc đánh giá hiệu quả các điều kiện khác để quyết định phê duyệt dự án. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát lại, cần giới hạn phạm vi thực hiện, liệt kê cụ thể các trường hợp được xem xét là cần thiết để rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp không thể liệt kê từng trường hợp cần nhóm lại các loại dự án, các lĩnh vực của dự án. Hoặc bổ sung các quy định về tiêu chí, điều kiện thực hiện cụ thể, rõ ràng, tránh trường hợp có cách hiểu khác nhau. Mặt khác, trong quá trình đấu thầu, trước khi thực hiện dự án đầu tư chưa có quyết định phê duyệt. Do đó, việc tiếp cận thông tin về dự án được đấu thầu trước có thể gặp khó khăn. Đại biểu đề nghị trong dự thảo luật nên cân nhắc bổ sung quy định để đảm bảo thông tin về dự án được đấu thầu trước được công khai, minh bạch, đặc biệt là quy định về thời điểm, cách thức thông báo mời tham gia đấu thầu trước.
Ban Biên tập
HĐND - Chiều 7/11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cùng đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình đã thảo luận ở tổ Dự án Luật Giá (sửa đổi); Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); Việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.Tham gia góp ý vào dự án Luật Đấu thầu sửa đổi, cho rằng phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) liên quan lớn đến khái niệm vốn nhà nước nên đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đề nghị cần làm rõ khái niệm vốn nhà nước để thống nhất với các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung cho biết, so với quy định của Luật Đấu thầu hiện hành, khái niệm vốn của nhà nước quy định tại dự thảo luật không bao gồm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và giá trị quyền sử dụng đất. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát khái niệm về vốn nhà nước đảm bảo tính bao quát và thống nhất trong hệ thống pháp luật, đánh giá kỹ việc không quy định vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong khái niệm vốn nhà nước.
Trong khi Điểm b, khoản 1, Điều 1 dự thảo luật quy định về phạm vi điều chỉnh bao gồm cả dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất, Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định: cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước, đơn vị được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải hạch toán giá trị quyền sử dụng đất quy định ở Khoản 2, Điều 113; quy định sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (Khoản 4, Điều 114). Như vậy, giá trị quyền sử dụng đất có được coi là vốn nhà nước hay không? Đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ.
Tham gia ý kiến về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu Nguyễn Thành Trung cho biết: Tại Điểm c, khoản 3, Điều 5 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân. Ở đây nêu rõ là có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật.
"Tôi cho rằng quy định như trên là còn chung chung và hiểu cụ thể như thế nào về chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Bởi trên thực tế có nhiều loại chứng chỉ như các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ, môi trường, các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, y tế, kinh doanh bất động sản, các lĩnh vực về tài chính. Vậy loại nào thì được hiểu là phù hợp và như thế nào và phù hợp và phù hợp theo quy định của pháp luật nào? Dự thảo luật nên làm rõ các quy định này” - đại biểu nêu ý kiến.
Vấn đề về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu tại Điều 10. Tại kỳ họp này Quốc hội đã xem xét, nghiên cứu về dự án Luật Hợp tác xã sửa đổi, cũng đang được trình Quốc hội cho ý kiến. Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hợp tác xã thì tỷ lệ hợp tác xã tiếp cận được chính sách hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế, trong đó có việc tham gia vào các chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước. Do đó, đại biểu Nguyễn Thành Trung đề nghị bổ sung quy định ưu tiên hợp tác xã trong đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trong đó có các hợp đồng thực hiện như thu gom rác thải, cơ sở chôn lấp rác thải.
Về hình thức lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư. Về hình thức chỉ định thầu, đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng dự thảo luật cũng bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu so với luật hiện hành; quy định 10 trường hợp chỉ định thầu, trong khi xu hướng đấu thầu rộng rãi để đảm bảo tính cạnh tranh rõ ràng, minh bạch, tránh lạm dụng. Đại biểu cho rằng việc mở rộng thêm các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu không hợp lý.
Vấn đề tại Điểm h, Khoản 1 quy định chỉ định thầu đối với gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo nghị quyết của Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Thành Trung đề nghị cân nhắc bổ sung quy định này. Không nên quy định thành một tiêu chí được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với dự án quan trọng quốc gia do các dự án quan trọng quốc gia sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp cần thiết để đẩy nhanh tiến độ hoặc cần có cơ chế đặc thù trong công tác đấu thầu, thi công thì sẽ bổ sung các cơ chế đặc thù đó tại nghị quyết của Quốc hội. Thực tế từ đầu nhiệm kỳ đến nay một số dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát cụ thể từng trường hợp, đánh giá tác động của các trường hợp này để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Đấu thầu đặt ra, thu hẹp phạm vi các trường hợp được chỉ định thầu, tránh việc lợi dụng, lạm dụng chỉ định thầu.
Đối với hình thức mua sắm trực tiếp, quy định về thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng có phù hợp hay không? Đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng là cần thiết xem xét kéo dài để bớt giảm bớt các thủ tục, nhất là đối với các gói thầu phải thực hiện thường xuyên, liên tục, không thể tạm dừng chờ đấu thầu. Ví dụ như hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế, các địa phương.
Đối với nội dung về đấu thầu trước. Có thể nói đây là quy định mới của dự thảo luật nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu. Theo đó, dự thảo luật bổ sung quy định cho phép chủ đầu tư được triển khai một số hoạt động chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án. Đại biểu đề nghị rà soát kỹ quy định này bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng việc triển khai trước một số hoạt động chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án có thể tạo ra các rủi ro cho cả bên mời thầu và bên nhận thầu. Ngoài ra cũng dễ tạo ra sức ép phê duyệt dự án mà xem nhẹ việc đánh giá hiệu quả các điều kiện khác để quyết định phê duyệt dự án. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát lại, cần giới hạn phạm vi thực hiện, liệt kê cụ thể các trường hợp được xem xét là cần thiết để rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp không thể liệt kê từng trường hợp cần nhóm lại các loại dự án, các lĩnh vực của dự án. Hoặc bổ sung các quy định về tiêu chí, điều kiện thực hiện cụ thể, rõ ràng, tránh trường hợp có cách hiểu khác nhau. Mặt khác, trong quá trình đấu thầu, trước khi thực hiện dự án đầu tư chưa có quyết định phê duyệt. Do đó, việc tiếp cận thông tin về dự án được đấu thầu trước có thể gặp khó khăn. Đại biểu đề nghị trong dự thảo luật nên cân nhắc bổ sung quy định để đảm bảo thông tin về dự án được đấu thầu trước được công khai, minh bạch, đặc biệt là quy định về thời điểm, cách thức thông báo mời tham gia đấu thầu trước.