HĐND - Hoạt động phát biểu thảo luận tại tổ, tại hội trường là một trong các hoạt động quan trọng tại kỳ họp, thực hiện theo quy định của luật, vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của của đại biểu HĐND. Để có được phiên thảo luận sôi động, hiệu quả, luôn cần sự điều hành đổi mới, linh hoạt, sáng tạo của chủ tọa kỳ họp, của Tổ trưởng tổ thảo luận mà cần có các ý kiến phát biểu thảo luận của các đại biểu tham dự kỳ họp.
Đại biểu Hoàng Thị Lan Hương
Các ý kiến tham gia phát biểu thảo luận sẽ giúp cho HĐND tỉnh có những quyết sách được rõ ràng, minh bạch, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, tập chung được trí tuệ, dân chủ của các đại biểu tham dự kỳ họp. Thời gian thảo luận tại Tổ, tại hội trường thường dành thời gian gần 02 buổi (một buổi thảo luận tại Tổ, một buổi thảo luận tại hội trường). Ngoài tăng số lượt đại biểu HĐND tham gia thảo luận nên mở rộng thành phần tham gia thảo luận là các đại biểu lãnh đạo được mời tham dự kỳ họp, các ngành liên quan đến nội dung trình kỳ họp.
Trong kỳ họp HĐND có rất nhiều nội dung quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi đại biểu cần giành thời gian nghiên cứu, xem xét để lựa chọn nội dung thảo luận và chuẩn bị các bước cho thảo luận tại Tổ, tại hội trường:
Trước hết, đại biểu cần lựa chọn nội dung chuẩn bị thảo luận thật sớm, lựa chọn vấn đề thảo luận là nội dung trọng tâm của kỳ họp, những vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm, những vấn đề “nóng” ở địa phương, về các báo cáo, đề án, tờ trình trình tại kỳ họp có tác động đến nhiều đối tượng, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội; ưu tiên lựa chọn những vấn đề mà đại biểu có điều kiện hiểu sâu, nắm vững, đồng thời có khả năng đưa ra giải pháp kiến nghị cụ thể. Có thể lựa chọn những vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau, có thể có nhiều giải pháp, phương án xử lý; những vấn đề mà trong khoảng thời gian ngắn mà đại biểu thu thập được thông tin tin cậy; từ gợi ý hoặc sự phân công của Tổ đại biểu hoặc Ban mà đại biểu là thành viên hoặc từ ý kiến, kiến nghị của cử tri để tham gia phát biểu thảo luận.
Thứ hai, đại biểu chuẩn bị thông tin về nội dung phát biểu: Về nguyên tắc, đại biểu cần chuẩn bị lượng thông tin đủ lớn, đủ tin cậy để cần thiết cho việc tranh luận vấn đề. Việc chuẩn bị thông tin qua một số kênh như: Các tài liệu, các báo cáo, số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước, tài liệu kỳ họp, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND, các ý kiến, kiến nghị của cử tri, các cơ quan liên quan, các nguồn khác như báo chí…đại biểu có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin để chuẩn bị cho nội dung thảo luận.
Thứ ba, chuẩn bị bài phát biểu: Tùy theo khả năng kinh nghiệm của từng đại biểu mà chuẩn bị bài phát biểu theo hình thức chuẩn bị rất kỹ thành bài hoặc chuẩn bị ý chính để phát biểu. Để chuẩn bị tốt nội dung phát biểu, đại biểu cần có cái nhìn toàn diện, nghiên cứu kỹ tài liệu, cập nhật thông tin, số liệu cần thiết, những vấn đề liên quan, những vấn đề chưa rõ cần tham khảo ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm hiểu biết sâu về lĩnh vực để thiết lập những luận cứ vững chắc, nếu phát biểu chưa thực sự tự tin thì chuẩn bị thật tốt bằng văn bản để trình bày cho rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, khoa học.
Trong nội dung phát biểu trình bày chỉ nên đề cập đến một hoặc hai nội dung đi sâu vào phân tích và nêu kiến nghị. Nội dung phát biểu phải bám sát định hướng thảo luận của chủ tọa kỳ họp hoặc đồng chí tổ trưởng, trách nói dài, nói vòng vo, nói lạc đề, không trọng tâm.
Để có được ý kiến phát biểu tại tổ, tại hội trường tốt, được ghi nhận, các đại biểu cần chuẩn bị tốt tâm thế, trang phục, nội dung cần phát biểu trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng vì mục đích chung cho sự phát triển KT – XH của địa phương.
Một số hạn chế thường mắc phải khi các đại biểu thảo luận tại Tổ, tại hội trường như: Sự chuẩn bị chưa kỹ, chưa rõ hoặc chưa kịp thời cập nhật thông tin liên quan đến vấn đề phát biểu nên khó khăn trong việc tranh luận, lập luận, chứng cứ về một vấn đề cụ thể để chứng minh quan điểm, kết luận của mình về một vấn đề; tâm lý như e ngại, sợ đụng chạm đến các cấp, các ngành, nhất là lãnh đạo; chưa có kinh nghiệm dẫn dắt vấn đề cần phát biểu nên ý kiến phát biểu chưa thực sự tốt…
Để khắc phục tình trạng trên, mỗi đại biểu HĐND khi phát biểu thảo luận tại Tổ, tại hội trường cần xác định rõ vai trò trách nhiệm của người đại biểu HĐND là đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân, nói lên tiếng nói của Nhân dân. Trước khi phát biểu phải chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, kiến thức, tự tin, phát biểu trên tinh thần lấy lợi ích chung làm tiêu chuẩn, không lồng động cơ cá nhân hoặc bảo vệ lợi ích của cơ quan, đơn vị, địa phương trong phát biểu./.
Hoàng Thị Lan Hương - Trưởng Ban VHXH, HĐND tỉnh
HĐND - Hoạt động phát biểu thảo luận tại tổ, tại hội trường là một trong các hoạt động quan trọng tại kỳ họp, thực hiện theo quy định của luật, vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của của đại biểu HĐND. Để có được phiên thảo luận sôi động, hiệu quả, luôn cần sự điều hành đổi mới, linh hoạt, sáng tạo của chủ tọa kỳ họp, của Tổ trưởng tổ thảo luận mà cần có các ý kiến phát biểu thảo luận của các đại biểu tham dự kỳ họp. Các ý kiến tham gia phát biểu thảo luận sẽ giúp cho HĐND tỉnh có những quyết sách được rõ ràng, minh bạch, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, tập chung được trí tuệ, dân chủ của các đại biểu tham dự kỳ họp. Thời gian thảo luận tại Tổ, tại hội trường thường dành thời gian gần 02 buổi (một buổi thảo luận tại Tổ, một buổi thảo luận tại hội trường). Ngoài tăng số lượt đại biểu HĐND tham gia thảo luận nên mở rộng thành phần tham gia thảo luận là các đại biểu lãnh đạo được mời tham dự kỳ họp, các ngành liên quan đến nội dung trình kỳ họp.
Trong kỳ họp HĐND có rất nhiều nội dung quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi đại biểu cần giành thời gian nghiên cứu, xem xét để lựa chọn nội dung thảo luận và chuẩn bị các bước cho thảo luận tại Tổ, tại hội trường:
Trước hết, đại biểu cần lựa chọn nội dung chuẩn bị thảo luận thật sớm, lựa chọn vấn đề thảo luận là nội dung trọng tâm của kỳ họp, những vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm, những vấn đề “nóng” ở địa phương, về các báo cáo, đề án, tờ trình trình tại kỳ họp có tác động đến nhiều đối tượng, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội; ưu tiên lựa chọn những vấn đề mà đại biểu có điều kiện hiểu sâu, nắm vững, đồng thời có khả năng đưa ra giải pháp kiến nghị cụ thể. Có thể lựa chọn những vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau, có thể có nhiều giải pháp, phương án xử lý; những vấn đề mà trong khoảng thời gian ngắn mà đại biểu thu thập được thông tin tin cậy; từ gợi ý hoặc sự phân công của Tổ đại biểu hoặc Ban mà đại biểu là thành viên hoặc từ ý kiến, kiến nghị của cử tri để tham gia phát biểu thảo luận.
Thứ hai, đại biểu chuẩn bị thông tin về nội dung phát biểu: Về nguyên tắc, đại biểu cần chuẩn bị lượng thông tin đủ lớn, đủ tin cậy để cần thiết cho việc tranh luận vấn đề. Việc chuẩn bị thông tin qua một số kênh như: Các tài liệu, các báo cáo, số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước, tài liệu kỳ họp, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND, các ý kiến, kiến nghị của cử tri, các cơ quan liên quan, các nguồn khác như báo chí…đại biểu có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin để chuẩn bị cho nội dung thảo luận.
Thứ ba, chuẩn bị bài phát biểu: Tùy theo khả năng kinh nghiệm của từng đại biểu mà chuẩn bị bài phát biểu theo hình thức chuẩn bị rất kỹ thành bài hoặc chuẩn bị ý chính để phát biểu. Để chuẩn bị tốt nội dung phát biểu, đại biểu cần có cái nhìn toàn diện, nghiên cứu kỹ tài liệu, cập nhật thông tin, số liệu cần thiết, những vấn đề liên quan, những vấn đề chưa rõ cần tham khảo ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm hiểu biết sâu về lĩnh vực để thiết lập những luận cứ vững chắc, nếu phát biểu chưa thực sự tự tin thì chuẩn bị thật tốt bằng văn bản để trình bày cho rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, khoa học.
Trong nội dung phát biểu trình bày chỉ nên đề cập đến một hoặc hai nội dung đi sâu vào phân tích và nêu kiến nghị. Nội dung phát biểu phải bám sát định hướng thảo luận của chủ tọa kỳ họp hoặc đồng chí tổ trưởng, trách nói dài, nói vòng vo, nói lạc đề, không trọng tâm.
Để có được ý kiến phát biểu tại tổ, tại hội trường tốt, được ghi nhận, các đại biểu cần chuẩn bị tốt tâm thế, trang phục, nội dung cần phát biểu trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng vì mục đích chung cho sự phát triển KT – XH của địa phương.
Một số hạn chế thường mắc phải khi các đại biểu thảo luận tại Tổ, tại hội trường như: Sự chuẩn bị chưa kỹ, chưa rõ hoặc chưa kịp thời cập nhật thông tin liên quan đến vấn đề phát biểu nên khó khăn trong việc tranh luận, lập luận, chứng cứ về một vấn đề cụ thể để chứng minh quan điểm, kết luận của mình về một vấn đề; tâm lý như e ngại, sợ đụng chạm đến các cấp, các ngành, nhất là lãnh đạo; chưa có kinh nghiệm dẫn dắt vấn đề cần phát biểu nên ý kiến phát biểu chưa thực sự tốt…
Để khắc phục tình trạng trên, mỗi đại biểu HĐND khi phát biểu thảo luận tại Tổ, tại hội trường cần xác định rõ vai trò trách nhiệm của người đại biểu HĐND là đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân, nói lên tiếng nói của Nhân dân. Trước khi phát biểu phải chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, kiến thức, tự tin, phát biểu trên tinh thần lấy lợi ích chung làm tiêu chuẩn, không lồng động cơ cá nhân hoặc bảo vệ lợi ích của cơ quan, đơn vị, địa phương trong phát biểu./.
Hoàng Thị Lan Hương - Trưởng Ban VHXH, HĐND tỉnh