HĐND - Sáng 18/12, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ 1 nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị
Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Sau khi ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban, đến nay Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được 13 bài báo cáo tham luận của các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Qua nghiên cứu, cho thấy, nội dung các báo cáo tham luận chất lượng, tập trung đi sâu vào thảo luận, phân tích công tác triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức kỳ họp tại địa phương, nêu được khó khăn, vướng mắc, chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm hay, nhiều cách làm hay, có nhiều kiến nghị và đề xuất những giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức kỳ họp HĐND. Hội nghị giao ban là diễn đàn để các đồng chí lãnh đạo của Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có dịp nhìn lại những kết quả hoạt động từ khi nhiệm kỳ mới bắt đầu. Với việc tổng kết từ thực tiễn, phân tích sâu sắc để làm rõ thêm những kết quả đạt được, kết hợp với trao đổi, học tập kinh nghiệm của các huyện, thị xã, thành phố, đề xuất các giải pháp để tạo sự thống nhất trong hoạt động thời gian tới.
(Đại biểu HĐND huyện Lục Yên phát biểu tham luận tại Hội nghị)
Tại Hội nghị, các ban của HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã tham luận một số nội dung trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các kỳ họp HĐND; tập trung thảo luận về kinh nghiệm hay trong công tác thẩm tra của Thường trực HĐND, các Ban HĐND về các báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND; đồng thời chia sẻ những cách làm sáng tạo, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thẩm tra, ban hành nghị quyết.
Các đại biểu cũng trao đổi về việc tổ chức những hoạt động tại kỳ họp như: Thảo luận tại tổ, Hội trường, chất vấn, trả lời chất vấn và giải trình... Qua đó, làm rõ thêm giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, đồng thời chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức kỳ họp cũng như vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội nghị cho thấy công tác tổ chức kỳ họp HĐND của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện chặt chẽ, linh hoạt, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Công tác xây dựng chương trình kỳ họp đảm bảo thực hiện được 02 chức năng của HĐND đó là chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát tại kỳ họp thông qua các hoạt động: Xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành dân sự cùng cấp và các báo cáo khác; việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn theo luật định.
Công tác phối hợp với UBND cùng cấp được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc chuẩn bị các nội dung kỳ họp. Nội dung kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, công phu, kỹ lưỡng.
Hoạt động thẩm tra được quan tâm, chú trọng, đa số tham luận khẳng định đây là một bước chuẩn bị quan trọng nhất cho thành công của kỳ họp HĐND; quy trình thẩm tra được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm theo quy định pháp luật; nội dung thẩm tra đúng thẩm quyền; báo cáo thẩm tra có tính phản biện, thể hiện chính kiến của cơ quan thẩm tra là cơ sở để đại biểu xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp.
Công tác điều hành kỳ họp khoa học, hợp lý, đúng trình tự. Hoạt động thảo luận tại kỳ họp được tổ chức theo quy định; nhiều huyện đã tổ chức được 02 phiên thảo luận tại tổ và Hội trường để các đại biểu tham gia thảo luận về các nội dung trình kỳ họp, qua đó phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của đại biểu. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn có nhiều đổi mới, thu hút được sự quan tâm của nhân dân. Nội dung được chất vấn được lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào các vấn đề còn nổi cộm, bức xúc của cử tri.
(Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị)
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao nhiều kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình thực hiện đã được các đại biểu HĐND các huyện, thị xã, thành phố chia sẻ. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục bám sát sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong đó, Hội đồng nhân dân các cấp cần tập trung quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái và Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2026 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đồng thời, đổi mới, cải tiến công tác chuẩn bị, tổ chức các kỳ họp. Trong đó, các cơ quan, đơn vị được giao xây dựng, dự thảo văn bản, tài liệu trình kỳ họp cần khẩn trương hoàn chỉnh, gửi đến các Ban của Hội đồng nhân dân để thẩm tra theo đúng kế hoạch và thời gian quy định. Các Ban Hội đồng nhân dân chủ động nghiên cứu, khảo sát, thẩm tra bằng nhiều hình thức phù hợp, nhất là việc trực tiếp đi khảo sát, đánh giá thực tế làm luận cứ cho việc thẩm tra bảo đảm chất lượng; đồng thời, tích cực tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nghị quyết để bảo đảm sự phù hợp và tính khả thi khi ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân.
Trong quá trình điều hành kỳ họp, cần chủ động, linh hoạt theo hướng rút ngắn thời gian trình bày các văn bản, dành nhiều thời gian cho thảo luận. Cơ quan trình và cơ quan thẩm tra, ngoài việc chuẩn bị báo cáo đầy đủ gửi trước để đại biểu nghiên cứu, phải có báo cáo tóm tắt để trình bày tại kỳ họp. Các tổ đại biểu, các đại biểu Hội đồng nhân dân nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các tổ đại biểu, nhất là trong vấn đề chuẩn bị nội dung chất vấn, tổng hợp, phát biểu tại kỳ họp đảm bảo chất lượng, đi thẳng vào trọng tâm, những vấn đề mà cử tri quan tâm. Cùng với đó, tăng cường tính phản biện trong tham gia ý kiến vào các dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, nhất là những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp liên quan trực tiếp đến cử tri và có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị các ban HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố cải tiến, đổi mới trong hoạt động giám sát. Trong đó, chú trọng giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chính sách do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai tại cơ sở; đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tiếp xúc cử tri; tăng cường công tác phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp, cập nhật kiến thức, thông tin cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Ban Biên tập
HĐND - Sáng 18/12, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ 1 nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Sau khi ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban, đến nay Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được 13 bài báo cáo tham luận của các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Qua nghiên cứu, cho thấy, nội dung các báo cáo tham luận chất lượng, tập trung đi sâu vào thảo luận, phân tích công tác triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức kỳ họp tại địa phương, nêu được khó khăn, vướng mắc, chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm hay, nhiều cách làm hay, có nhiều kiến nghị và đề xuất những giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức kỳ họp HĐND. Hội nghị giao ban là diễn đàn để các đồng chí lãnh đạo của Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có dịp nhìn lại những kết quả hoạt động từ khi nhiệm kỳ mới bắt đầu. Với việc tổng kết từ thực tiễn, phân tích sâu sắc để làm rõ thêm những kết quả đạt được, kết hợp với trao đổi, học tập kinh nghiệm của các huyện, thị xã, thành phố, đề xuất các giải pháp để tạo sự thống nhất trong hoạt động thời gian tới.
(Đại biểu HĐND huyện Lục Yên phát biểu tham luận tại Hội nghị)
Tại Hội nghị, các ban của HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã tham luận một số nội dung trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các kỳ họp HĐND; tập trung thảo luận về kinh nghiệm hay trong công tác thẩm tra của Thường trực HĐND, các Ban HĐND về các báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND; đồng thời chia sẻ những cách làm sáng tạo, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thẩm tra, ban hành nghị quyết.
Các đại biểu cũng trao đổi về việc tổ chức những hoạt động tại kỳ họp như: Thảo luận tại tổ, Hội trường, chất vấn, trả lời chất vấn và giải trình... Qua đó, làm rõ thêm giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, đồng thời chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức kỳ họp cũng như vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội nghị cho thấy công tác tổ chức kỳ họp HĐND của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện chặt chẽ, linh hoạt, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Công tác xây dựng chương trình kỳ họp đảm bảo thực hiện được 02 chức năng của HĐND đó là chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát tại kỳ họp thông qua các hoạt động: Xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành dân sự cùng cấp và các báo cáo khác; việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn theo luật định.
Công tác phối hợp với UBND cùng cấp được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc chuẩn bị các nội dung kỳ họp. Nội dung kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, công phu, kỹ lưỡng.
Hoạt động thẩm tra được quan tâm, chú trọng, đa số tham luận khẳng định đây là một bước chuẩn bị quan trọng nhất cho thành công của kỳ họp HĐND; quy trình thẩm tra được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm theo quy định pháp luật; nội dung thẩm tra đúng thẩm quyền; báo cáo thẩm tra có tính phản biện, thể hiện chính kiến của cơ quan thẩm tra là cơ sở để đại biểu xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp.
Công tác điều hành kỳ họp khoa học, hợp lý, đúng trình tự. Hoạt động thảo luận tại kỳ họp được tổ chức theo quy định; nhiều huyện đã tổ chức được 02 phiên thảo luận tại tổ và Hội trường để các đại biểu tham gia thảo luận về các nội dung trình kỳ họp, qua đó phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của đại biểu. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn có nhiều đổi mới, thu hút được sự quan tâm của nhân dân. Nội dung được chất vấn được lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào các vấn đề còn nổi cộm, bức xúc của cử tri.
(Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị)
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao nhiều kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình thực hiện đã được các đại biểu HĐND các huyện, thị xã, thành phố chia sẻ. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục bám sát sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong đó, Hội đồng nhân dân các cấp cần tập trung quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái và Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2026 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đồng thời, đổi mới, cải tiến công tác chuẩn bị, tổ chức các kỳ họp. Trong đó, các cơ quan, đơn vị được giao xây dựng, dự thảo văn bản, tài liệu trình kỳ họp cần khẩn trương hoàn chỉnh, gửi đến các Ban của Hội đồng nhân dân để thẩm tra theo đúng kế hoạch và thời gian quy định. Các Ban Hội đồng nhân dân chủ động nghiên cứu, khảo sát, thẩm tra bằng nhiều hình thức phù hợp, nhất là việc trực tiếp đi khảo sát, đánh giá thực tế làm luận cứ cho việc thẩm tra bảo đảm chất lượng; đồng thời, tích cực tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nghị quyết để bảo đảm sự phù hợp và tính khả thi khi ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân.
Trong quá trình điều hành kỳ họp, cần chủ động, linh hoạt theo hướng rút ngắn thời gian trình bày các văn bản, dành nhiều thời gian cho thảo luận. Cơ quan trình và cơ quan thẩm tra, ngoài việc chuẩn bị báo cáo đầy đủ gửi trước để đại biểu nghiên cứu, phải có báo cáo tóm tắt để trình bày tại kỳ họp. Các tổ đại biểu, các đại biểu Hội đồng nhân dân nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các tổ đại biểu, nhất là trong vấn đề chuẩn bị nội dung chất vấn, tổng hợp, phát biểu tại kỳ họp đảm bảo chất lượng, đi thẳng vào trọng tâm, những vấn đề mà cử tri quan tâm. Cùng với đó, tăng cường tính phản biện trong tham gia ý kiến vào các dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, nhất là những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp liên quan trực tiếp đến cử tri và có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị các ban HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố cải tiến, đổi mới trong hoạt động giám sát. Trong đó, chú trọng giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chính sách do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai tại cơ sở; đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tiếp xúc cử tri; tăng cường công tác phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp, cập nhật kiến thức, thông tin cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân.