HĐND - Hoạt động giám sát là một trong những hoạt động quan trọng của HĐND các cấp đã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
.
Theo đó, hoạt động giám sát của HĐND huyện là giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp… Qua hoạt động giám sát nhằm góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy, phát huy hiệu quả việc huy động các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện nhà.
Đối với hoạt động giám sát tại kỳ họp. Trước khi diễn ra các Kỳ họp HĐND cấp huyện, cấp xã, Thường trực HĐND đã tổ chức Hội nghị liên tịch họp bàn với Thường trực Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các Ban HĐND và các ngành hữu quan để thống nhất nội dung, chương trình của các Kỳ họp. Các nội dung chuẩn bị cho kỳ họp, được Thường trực HĐND huyện phân công cho các Ban HĐND thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban nhân dân huyện; Thường trực, 03 Ban HĐND huyện, các cơ quan liên quan đã họp và tích cực thảo luận, qua đó có nhiều nội dung cần phải làm rõ trước khi trình HĐND xem xét tại kỳ họp. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được đổi mới theo hướng lựa chọn nội dung có tính chất bức xúc, kéo dài thời gian không giải quyết đầy đủ hoặc chưa thực hiện đúng lời hứa với đại biểu và cử tri thì “truy vấn đến cùng”, đã phát huy được dân chủ, trí tuệ của đại biểu HĐND trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.
Đối với hoạt động giám sát thường xuyên được Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND huyện quan tâm, chú trọng. Hình thức giám sát đa dạng như thông qua làm việc trực tiếp với các phòng, ban của Ủy ban nhân dân huyện và UBND các xã, thị trấn và qua xem xét các báo cáo; đồng thời, giám sát về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, về việc thực hiện ý kiến cử tri trên nhiều lĩnh vực.
Đối với giám sát chuyên đề. Trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị của cử tri và thông qua công tác khảo sát tình hình hoạt động của Thường trực HĐND xã, thị trấn. Thường trực, các Ban HĐND huyện và các Tổ đại biểu HĐND huyện đã lựa chọn các nội dung trọng tâm và những vấn đề nhiều cử tri quan tâm. Điển hình là chọn lựa một số nội dung giám sát như: giám sát về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở một số xã, thị trấn; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước, công tác quản lý nhà nước về đất công, tài nguyên - môi trường, công tác thực hiện chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, khiếu nại tố cáo của công dân, công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, công tác thi hành án dân sự; công tác thi hành các kết luận của Chủ tịch UBND huyện sau thanh tra, kiểm toán... Qua các đợt giám sát đã chỉ rõ được những hạn chế, tồn tại và kiến nghị thực hiện và những giải pháp nhằm giúp cho các cơ quan, đơn vị rút ra những kinh nghiệm để khắc phục.
Việc xây dựng đề cương giám sát có ý nghĩa rất quan trọng, cần tìm hiểu đặc điểm tình hình, thực trạng, kết quả triển khai thực hiện; những bất cập, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất giải pháp; những kiến nghị… trên cơ sở nghiên cứu kỹ các văn bản quy định pháp luật, tài liệu liên quan, ý kiến cử tri, để xây dựng đề cương gửi tới các cơ quan, đơn vị giám sát xây dựng báo cáo. Tùy từng nội dung giám sát cụ thể, có thể tiến hành làm việc với phòng, ban trước, đi xã, thị trấn sau và ngược lại. Tuy nhiên, qua thực tế thấy, để nắm bắt vấn đề một cách thấu đáo nên tiến hành khảo sát, giám sát tại xã, thị trấn trước để qua đó “thẩm định” lại những nội dung mà các phòng, ban ngành cấp huyện đã báo cáo nhằm phát hiện “độ vênh” giữa báo cáo và thực tế sẽ là căn cứ để đoàn giám sát yêu cầu các phòng, ban ngành huyện giải trình, làm rõ trong buổi làm việc với đoàn. Ngoài ra, việc tham vấn ý kiến nhân dân cũng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi buổi làm việc và cả đợt giám sát, đó chính là vai trò của người chủ trì (trưởng đoàn giám sát) trong việc gợi mở, dẫn dắt, yêu cầu diễn giải và chốt lại vấn đề các đại biểu đã nêu. Muốn được như vậy đòi hỏi người chủ trì phải thực hiện công tác chuẩn bị thật tốt, nghiên cứu kỹ tài liệu, chủ động trước các tình huống cần xử trí.
Ngay sau khi kết thúc đợt giám sát và làm việc trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị giám sát, đoàn giám sát tập trung ngay vào việc xây dựng báo cáo kết quả giám sát trên cơ sở các báo cáo của cơ quan, đơn vị được giám sát và kết quả giám sát thực tế. Báo cáo kết quả giám sát được lấy ý kiến đóng góp của đối tượng được giám sát và thành viên đoàn giám sát. Báo cáo kết quả giám sát luôn đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, sát thực tế và quan trọng nhất là chỉ rõ những hạn chế, tồn tại cụ thể, những vướng mắc, khó khăn (về thể chế, thực tiễn) trong quá trình tổ chức thực hiện, nêu ra được những kiến nghị, đề xuất rõ ràng, chính xác, phù hợp, có khả thi để các cơ quan tổ chức thực hiện được; kiến nghị có trọng tâm, cụ thể, rõ ràng, xét thấy có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Báo cáo kết quả giám sát trình cho Thường trực HĐND xem xét, cho ý kiến trước khi ký chính thức ban hành. Qua hoạt động giám sát sẽ giúp đại biểu hiểu rõ hơn tình hình địa bàn ở cơ sở, từ đó có thêm nhiều thông tin phục vụ thảo luận và quyết định tại kỳ họp.
Kết quả giám sát được Thường trực và các Ban HĐND theo dõi và kịp thời đôn đốc, khi cần thiết tổ chức khảo sát kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát tại các đơn vị đã giám sát. Trước các kỳ họp thường kỳ của HĐND, Thường trực và các Ban tiến hành đánh giá kết quả kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, đơn vị, tổng hợp báo cáo trình HĐND. Nếu thấy kiến nghị giám sát chưa được giải quyết, thì Thường trực HĐND có văn bản đôn đốc hoặc tiếp tục gợi ý vấn đề đó chất vấn tại kỳ họp gần nhất của HĐND, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu và giải pháp khắc phục.
Trong thời gian tới, HĐND huyện Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND: Đảm bảo sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy đối với HĐND huyện trên các mặt: về cơ cấu tổ chức, cơ cấu đại biểu, về nhân sự lãnh đạo Thường trực, các Ban HĐND; về quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; về đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và thực thi những kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện.
Nâng cao năng lực giám sát của đại biểu, của Thường trực, các Ban và các Tổ đại biểu HĐND huyện: Đại biểu phải tâm huyết, trách nhiệm và thường xuyên gắn bó với cử tri, vừa lắng nghe và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, vừa giám sát, vừa tác động và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng các ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri. Do vậy, cần phải quan tâm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động giám sát của đại biểu HĐND.
Thường trực, các Ban HĐND và các Tổ đại biểu chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong hoạt động giám sát; phát huy trách nhiệm của từng thành viên của Ban, Tổ trong hoạt động giám sát (nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, đóng góp ý kiến). Thường xuyên chọn vấn đề và nội dung để tổ chức giám sát. Qua đó, nâng cao năng lực dự báo tình hình, sâu sát cơ sở, thực tiễn, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến của cử tri để thu thập thông tin, xử lý thông tin và quyết định các vấn đề cần thiết.
Đối với công tác giám sát phải đổi mới hình thức, phương thức giám sát đảm bảo thực chất: Phải đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả: từ việc xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị đến tổ chức đoàn giám sát, khảo sát phải tinh gọn, chất lượng, tránh cồng kềnh, rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị; đổi mới việc lập kế hoạch, thời gian và bố trí hợp lý các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động giám sát linh hoạt, hiệu quả.
Giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhất là với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện trong hoạt động của HĐND: tạo điều kiện cho đại biểu HĐND huyện trao đổi về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật cũng như trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động, giám sát, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động HĐND; rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá thông tin nhằm phục vụ công tác hoạt động, giám sát. Qua đó, nâng cao năng lực giám sát để làm đúng, làm đủ các quy định pháp luật về hoạt động, giám sát của HĐND.
Ban Biên tập
HĐND - Hoạt động giám sát là một trong những hoạt động quan trọng của HĐND các cấp đã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Theo đó, hoạt động giám sát của HĐND huyện là giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp… Qua hoạt động giám sát nhằm góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy, phát huy hiệu quả việc huy động các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện nhà.
Đối với hoạt động giám sát tại kỳ họp. Trước khi diễn ra các Kỳ họp HĐND cấp huyện, cấp xã, Thường trực HĐND đã tổ chức Hội nghị liên tịch họp bàn với Thường trực Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các Ban HĐND và các ngành hữu quan để thống nhất nội dung, chương trình của các Kỳ họp. Các nội dung chuẩn bị cho kỳ họp, được Thường trực HĐND huyện phân công cho các Ban HĐND thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban nhân dân huyện; Thường trực, 03 Ban HĐND huyện, các cơ quan liên quan đã họp và tích cực thảo luận, qua đó có nhiều nội dung cần phải làm rõ trước khi trình HĐND xem xét tại kỳ họp. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được đổi mới theo hướng lựa chọn nội dung có tính chất bức xúc, kéo dài thời gian không giải quyết đầy đủ hoặc chưa thực hiện đúng lời hứa với đại biểu và cử tri thì “truy vấn đến cùng”, đã phát huy được dân chủ, trí tuệ của đại biểu HĐND trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.
Đối với hoạt động giám sát thường xuyên được Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND huyện quan tâm, chú trọng. Hình thức giám sát đa dạng như thông qua làm việc trực tiếp với các phòng, ban của Ủy ban nhân dân huyện và UBND các xã, thị trấn và qua xem xét các báo cáo; đồng thời, giám sát về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, về việc thực hiện ý kiến cử tri trên nhiều lĩnh vực.
Đối với giám sát chuyên đề. Trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị của cử tri và thông qua công tác khảo sát tình hình hoạt động của Thường trực HĐND xã, thị trấn. Thường trực, các Ban HĐND huyện và các Tổ đại biểu HĐND huyện đã lựa chọn các nội dung trọng tâm và những vấn đề nhiều cử tri quan tâm. Điển hình là chọn lựa một số nội dung giám sát như: giám sát về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở một số xã, thị trấn; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước, công tác quản lý nhà nước về đất công, tài nguyên - môi trường, công tác thực hiện chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, khiếu nại tố cáo của công dân, công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, công tác thi hành án dân sự; công tác thi hành các kết luận của Chủ tịch UBND huyện sau thanh tra, kiểm toán... Qua các đợt giám sát đã chỉ rõ được những hạn chế, tồn tại và kiến nghị thực hiện và những giải pháp nhằm giúp cho các cơ quan, đơn vị rút ra những kinh nghiệm để khắc phục.
Việc xây dựng đề cương giám sát có ý nghĩa rất quan trọng, cần tìm hiểu đặc điểm tình hình, thực trạng, kết quả triển khai thực hiện; những bất cập, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất giải pháp; những kiến nghị… trên cơ sở nghiên cứu kỹ các văn bản quy định pháp luật, tài liệu liên quan, ý kiến cử tri, để xây dựng đề cương gửi tới các cơ quan, đơn vị giám sát xây dựng báo cáo. Tùy từng nội dung giám sát cụ thể, có thể tiến hành làm việc với phòng, ban trước, đi xã, thị trấn sau và ngược lại. Tuy nhiên, qua thực tế thấy, để nắm bắt vấn đề một cách thấu đáo nên tiến hành khảo sát, giám sát tại xã, thị trấn trước để qua đó “thẩm định” lại những nội dung mà các phòng, ban ngành cấp huyện đã báo cáo nhằm phát hiện “độ vênh” giữa báo cáo và thực tế sẽ là căn cứ để đoàn giám sát yêu cầu các phòng, ban ngành huyện giải trình, làm rõ trong buổi làm việc với đoàn. Ngoài ra, việc tham vấn ý kiến nhân dân cũng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi buổi làm việc và cả đợt giám sát, đó chính là vai trò của người chủ trì (trưởng đoàn giám sát) trong việc gợi mở, dẫn dắt, yêu cầu diễn giải và chốt lại vấn đề các đại biểu đã nêu. Muốn được như vậy đòi hỏi người chủ trì phải thực hiện công tác chuẩn bị thật tốt, nghiên cứu kỹ tài liệu, chủ động trước các tình huống cần xử trí.
Ngay sau khi kết thúc đợt giám sát và làm việc trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị giám sát, đoàn giám sát tập trung ngay vào việc xây dựng báo cáo kết quả giám sát trên cơ sở các báo cáo của cơ quan, đơn vị được giám sát và kết quả giám sát thực tế. Báo cáo kết quả giám sát được lấy ý kiến đóng góp của đối tượng được giám sát và thành viên đoàn giám sát. Báo cáo kết quả giám sát luôn đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, sát thực tế và quan trọng nhất là chỉ rõ những hạn chế, tồn tại cụ thể, những vướng mắc, khó khăn (về thể chế, thực tiễn) trong quá trình tổ chức thực hiện, nêu ra được những kiến nghị, đề xuất rõ ràng, chính xác, phù hợp, có khả thi để các cơ quan tổ chức thực hiện được; kiến nghị có trọng tâm, cụ thể, rõ ràng, xét thấy có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Báo cáo kết quả giám sát trình cho Thường trực HĐND xem xét, cho ý kiến trước khi ký chính thức ban hành. Qua hoạt động giám sát sẽ giúp đại biểu hiểu rõ hơn tình hình địa bàn ở cơ sở, từ đó có thêm nhiều thông tin phục vụ thảo luận và quyết định tại kỳ họp.
Kết quả giám sát được Thường trực và các Ban HĐND theo dõi và kịp thời đôn đốc, khi cần thiết tổ chức khảo sát kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát tại các đơn vị đã giám sát. Trước các kỳ họp thường kỳ của HĐND, Thường trực và các Ban tiến hành đánh giá kết quả kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, đơn vị, tổng hợp báo cáo trình HĐND. Nếu thấy kiến nghị giám sát chưa được giải quyết, thì Thường trực HĐND có văn bản đôn đốc hoặc tiếp tục gợi ý vấn đề đó chất vấn tại kỳ họp gần nhất của HĐND, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu và giải pháp khắc phục.
Trong thời gian tới, HĐND huyện Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND: Đảm bảo sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy đối với HĐND huyện trên các mặt: về cơ cấu tổ chức, cơ cấu đại biểu, về nhân sự lãnh đạo Thường trực, các Ban HĐND; về quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; về đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và thực thi những kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện.
Nâng cao năng lực giám sát của đại biểu, của Thường trực, các Ban và các Tổ đại biểu HĐND huyện: Đại biểu phải tâm huyết, trách nhiệm và thường xuyên gắn bó với cử tri, vừa lắng nghe và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, vừa giám sát, vừa tác động và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng các ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri. Do vậy, cần phải quan tâm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động giám sát của đại biểu HĐND.
Thường trực, các Ban HĐND và các Tổ đại biểu chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong hoạt động giám sát; phát huy trách nhiệm của từng thành viên của Ban, Tổ trong hoạt động giám sát (nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, đóng góp ý kiến). Thường xuyên chọn vấn đề và nội dung để tổ chức giám sát. Qua đó, nâng cao năng lực dự báo tình hình, sâu sát cơ sở, thực tiễn, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến của cử tri để thu thập thông tin, xử lý thông tin và quyết định các vấn đề cần thiết.
Đối với công tác giám sát phải đổi mới hình thức, phương thức giám sát đảm bảo thực chất: Phải đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả: từ việc xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị đến tổ chức đoàn giám sát, khảo sát phải tinh gọn, chất lượng, tránh cồng kềnh, rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị; đổi mới việc lập kế hoạch, thời gian và bố trí hợp lý các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động giám sát linh hoạt, hiệu quả.
Giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhất là với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện trong hoạt động của HĐND: tạo điều kiện cho đại biểu HĐND huyện trao đổi về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật cũng như trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động, giám sát, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động HĐND; rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá thông tin nhằm phục vụ công tác hoạt động, giám sát. Qua đó, nâng cao năng lực giám sát để làm đúng, làm đủ các quy định pháp luật về hoạt động, giám sát của HĐND.