HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ sáng 02/11, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có nhiều ý kiến phát biểu và kiến nghị về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tại Tổ
Trước hết, đối với dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
Một là, tôi thống nhất với ý kiến một số đại biểu. Đó là tiếp tục duy trì đối tượng người tiêu dùng là tổ chức. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tổ chức đứng ra đại diện cho nhiều người tiêu dùng để cùng mua một sản phẩm, hàng hóa. Trong trường hợp nếu như nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa đó có những vi phạm hoặc chất lượng sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm yêu cầu hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì phạm vi thiệt hại xảy ra trên diện rộng và quy mô lớn. Ví dụ một doanh nghiệp hoặc một hợp tác xã mua các sản phẩm về bảo hộ lao động để cung cấp cho những người lao động của mình, mà sản phẩm đó không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì ảnh hưởng và thiệt hại cũng rất lớn, liên quan đến nhiều người tiêu dùng. Cho nên chúng ta cần tiếp tục duy trì đối tượng điều chỉnh người tiêu dùng là không chỉ các cá nhân mà bao gồm cả các tổ chức.
Nội dung thứ hai, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung làm rõ thêm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp mua các sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là bất động sản nói chung, trong đó có bất động sản nhà ở. Thực tế đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư bán cho người tiêu dùng các căn hộ chung cư có giá trị rất lớn, mặc dù bảo đảm về chất lượng, về quy chuẩn, tiêu chuẩn nhưng do xây dựng không phép hoặc sai phép nên không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, gây thiệt hại rất lớn cho người tiêu dùng, nhưng đến nay thì vẫn chưa có cơ chế, giải pháp để xử lý hoặc giải quyết dứt điểm vấn đề tồn tại, bất cập này.
Thưa các vị đại biểu, tình trạng này khá phổ biến thời gian qua khi doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư được cấp phép xây dựng một tòa chung cư, ví dụ là 20 tầng với mật độ, diện tích được khống chế, nhưng nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp đó xây dựng cơi nới vượt tầng hoặc vượt mật độ xây dựng và bán cho người mua nhà các căn hộ xây dựng ngoài phạm vi giấy phép được cấp, thậm chí đã ở ổn định trong nhiều năm nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Do bản chất đây là sản phẩm được tạo lập bất hợp pháp. Tôi cho rằng nên điều chỉnh, bổ sung quy định đối với các trường hợp bảo vệ người tiêu dùng khi mua loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt này. Hành vi bán các sản phẩm được tạo lập bất hợp pháp như trong trường hợp này phải là một hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo luật này.
Nội dung thứ ba, tôi đề nghị bổ sung làm rõ quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp chỉ có một tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ, sản phẩm; dẫn đến làm hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của người tiêu dùng trong việc đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ như các dịch vụ về điện, nước, viễn thông hay là thu gom, xử lý chất rác thải... khi mà trên một địa bàn, một khu vực dân cư chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ đó. Khi đó người tiêu dùng không thể mua sản phẩm đó của một nhà cung cấp dịch vụ khác ở nơi khác. Trong trường hợp này rõ ràng là quyền bình đẳng trong đàm phán là không được bảo đảm một cách tuyệt đối, nhất là vấn đề về giá dịch vụ, sản phẩm. Tôi cho rằng trong trường hợp này cần có vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong việc có thể kiểm tra, thanh tra để bảo đảm giá dịch vụ, sản phẩm do nhà cung cấp đưa ra là hợp lý và đấy cũng chính là cách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi không có lựa chọn khác.
Nội dung thứ tư, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về trường hợp người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ví dụ những người sinh sống trong nhà chung cư thì bắt buộc phải sử dụng dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư và một số dịch vụ khác ví dụ như dịch vụ trông giữ ô tô, xe máy, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ viễn thông. Trong trường hợp này, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác mà bắt buộc phải lựa chọn dịch vụ do chính doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư kinh doanh tòa nhà chung cư đó cung cấp hoặc liên kết với một bên thứ ba (ví dụ công ty viễn thông) cung cấp. Trên thực tế thời gian vừa qua chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp giữa cư dân của các nhà chung cư với c hủ đầu tư, do là không thống nhất được về giá cả cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ trong quản lý sử dụng nhà chung cư. Tôi cho rằng đối với những sản phẩm hàng hóa có tính chất đặc thù như vậy, khi mà người tiêu dùng thường là bên yếu thế trong việc đàm phán về chất lượng, về giá cả dịch vụ thì cần có v c ai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thứ hai, đối với Luật Giao dịch điện tử sửa đổi. Tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phát triển giao dịch điện tử, trong đó cần bổ sung nội dung Nhà nước có biện pháp để bảo đảm an ninh, an toàn hộ doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các giao dịch điện tử nhất là các giao dịch điện tử có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho người dân hoặc doanh nghiệp tham gia giao dịch như giao dịch qua ngân hàng điện tử, mua bán online xuyên biên giới..., đặc biệt là các dịch vụ giao dịch điện tử mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, thì rất cần vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn từ thông tin cá nhân cho đến tài sản của người tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử.
Ban Biên tập
HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ sáng 02/11, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có nhiều ý kiến phát biểu và kiến nghị về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trước hết, đối với dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
Một là, tôi thống nhất với ý kiến một số đại biểu. Đó là tiếp tục duy trì đối tượng người tiêu dùng là tổ chức. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tổ chức đứng ra đại diện cho nhiều người tiêu dùng để cùng mua một sản phẩm, hàng hóa. Trong trường hợp nếu như nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa đó có những vi phạm hoặc chất lượng sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm yêu cầu hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì phạm vi thiệt hại xảy ra trên diện rộng và quy mô lớn. Ví dụ một doanh nghiệp hoặc một hợp tác xã mua các sản phẩm về bảo hộ lao động để cung cấp cho những người lao động của mình, mà sản phẩm đó không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì ảnh hưởng và thiệt hại cũng rất lớn, liên quan đến nhiều người tiêu dùng. Cho nên chúng ta cần tiếp tục duy trì đối tượng điều chỉnh người tiêu dùng là không chỉ các cá nhân mà bao gồm cả các tổ chức.
Nội dung thứ hai, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung làm rõ thêm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp mua các sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là bất động sản nói chung, trong đó có bất động sản nhà ở. Thực tế đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư bán cho người tiêu dùng các căn hộ chung cư có giá trị rất lớn, mặc dù bảo đảm về chất lượng, về quy chuẩn, tiêu chuẩn nhưng do xây dựng không phép hoặc sai phép nên không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, gây thiệt hại rất lớn cho người tiêu dùng, nhưng đến nay thì vẫn chưa có cơ chế, giải pháp để xử lý hoặc giải quyết dứt điểm vấn đề tồn tại, bất cập này.
Thưa các vị đại biểu, tình trạng này khá phổ biến thời gian qua khi doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư được cấp phép xây dựng một tòa chung cư, ví dụ là 20 tầng với mật độ, diện tích được khống chế, nhưng nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp đó xây dựng cơi nới vượt tầng hoặc vượt mật độ xây dựng và bán cho người mua nhà các căn hộ xây dựng ngoài phạm vi giấy phép được cấp, thậm chí đã ở ổn định trong nhiều năm nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Do bản chất đây là sản phẩm được tạo lập bất hợp pháp. Tôi cho rằng nên điều chỉnh, bổ sung quy định đối với các trường hợp bảo vệ người tiêu dùng khi mua loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt này. Hành vi bán các sản phẩm được tạo lập bất hợp pháp như trong trường hợp này phải là một hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo luật này.
Nội dung thứ ba, tôi đề nghị bổ sung làm rõ quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp chỉ có một tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ, sản phẩm; dẫn đến làm hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của người tiêu dùng trong việc đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ như các dịch vụ về điện, nước, viễn thông hay là thu gom, xử lý chất rác thải... khi mà trên một địa bàn, một khu vực dân cư chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ đó. Khi đó người tiêu dùng không thể mua sản phẩm đó của một nhà cung cấp dịch vụ khác ở nơi khác. Trong trường hợp này rõ ràng là quyền bình đẳng trong đàm phán là không được bảo đảm một cách tuyệt đối, nhất là vấn đề về giá dịch vụ, sản phẩm. Tôi cho rằng trong trường hợp này cần có vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong việc có thể kiểm tra, thanh tra để bảo đảm giá dịch vụ, sản phẩm do nhà cung cấp đưa ra là hợp lý và đấy cũng chính là cách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi không có lựa chọn khác.
Nội dung thứ tư, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về trường hợp người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ví dụ những người sinh sống trong nhà chung cư thì bắt buộc phải sử dụng dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư và một số dịch vụ khác ví dụ như dịch vụ trông giữ ô tô, xe máy, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ viễn thông. Trong trường hợp này, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác mà bắt buộc phải lựa chọn dịch vụ do chính doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư kinh doanh tòa nhà chung cư đó cung cấp hoặc liên kết với một bên thứ ba (ví dụ công ty viễn thông) cung cấp. Trên thực tế thời gian vừa qua chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp giữa cư dân của các nhà chung cư với c hủ đầu tư, do là không thống nhất được về giá cả cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ trong quản lý sử dụng nhà chung cư. Tôi cho rằng đối với những sản phẩm hàng hóa có tính chất đặc thù như vậy, khi mà người tiêu dùng thường là bên yếu thế trong việc đàm phán về chất lượng, về giá cả dịch vụ thì cần có v c ai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thứ hai, đối với Luật Giao dịch điện tử sửa đổi. Tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phát triển giao dịch điện tử, trong đó cần bổ sung nội dung Nhà nước có biện pháp để bảo đảm an ninh, an toàn hộ doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các giao dịch điện tử nhất là các giao dịch điện tử có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho người dân hoặc doanh nghiệp tham gia giao dịch như giao dịch qua ngân hàng điện tử, mua bán online xuyên biên giới..., đặc biệt là các dịch vụ giao dịch điện tử mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, thì rất cần vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn từ thông tin cá nhân cho đến tài sản của người tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử.
Các bài khác
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia đóng góp ý kiến vào Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (07/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận tại tổ chiều ngày 01/11/2022 về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV (02/11/2022)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy tham gia ý kiến thảo luận về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (25/10/2022)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (25/10/2022)
Xem thêm »