Sign In

Tin hoạt động Đoàn ĐBQH >> Chính trị

Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

07/11/2022 11:01:00 Xem cỡ chữ Google
HĐND - Sáng 2/11, Đại biểu Quốc hội đã Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

.

Nội dung cụ thể như sau:

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011.  Trong gần 12 năm thực hiện các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ nhiều những tồn tại, hạn chế. Các trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng chưa chưa được quy định hoặc có quy định nhưng theo hướng riêng lẻ, chưa có sự kết nối để tạo hiệu quả điều chỉnh thống nhất một số quy định hiện nay còn chưa phù hợp với các giao dịch kinh doanh tiêu dùng có yếu tố mới trong điều kiện chuyển đổi số nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được điều chỉnh, vì vậy việc sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết  nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục vướng mắc, bất cập, đảm bảo phù hợp với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế và phù hợp với cam kết của quốc tế.  Do đó, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát trong quá trình xây dựng luật, tránh quy định chung chung, các quy định cần xây dựng theo hướng ngăn chặn, hạn chế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm; đồng thời khuyến khích, bảo vệ tổ chức cá nhân kinh doanh chân chính, thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng và giao dịch xuyên biên giới.

Về các nội dung cụ thể, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:

Một là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, đề nghị bổ sung người nghèo vào nhóm những người dễ bị tổn thương. Vì theo quy định của Luật phòng chống thiên tai năm 2013 cho thấy người nghèo đã được liệt kê trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bên cạnh  trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo. Vì đưa người nghèo vào nhóm dễ bị tổn thương thể hiện tính nhân văn, tính thống nhất luật. Trong thực tế nước ta, người nghèo còn được xem là dễ bị tổn thương hơn bất kỳ nhóm nào khác.

Thứ hai, nghĩa vụ của người tiêu dùng, quy định kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận được theo quy định pháp luật lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu dùng bền vững không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác. Theo Quy định này, nếu nói rằng người tiêu dùng có nghĩa vụ kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng có nghĩa vụ lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Có thể thấy quy định này thuộc nghĩa vụ của công dân là chưa hợp lý. Đó chính là quyền của công dân trong tiêu dùng chứ không phải nghĩa vụ,  bởi quyền là được hưởng lợi ích chính đáng và không bị bắt buộc thực hiện. Do đó, đề nghị nghiên cứu đưa điều này vào quyền của người tiêu dùng, của luật thì phù hợp hơn.

Ba là, các hành vi bị cấm, quy định không đền bù trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do sản phẩm, hàng hóa không đúng như quảng cáo, giới thiệu đề nghị xem xét bổ sung, chỉnh sửa như sau: "Không đền bù trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do sản phẩm, hàng hóa không đúng về tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng, mẫu mã như quảng cáo, giới thiệu" thì sẽ đảm bảo đầy đủ và rõ ràng hơn.

Thứ tư, về trách nhiệm bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng quy định trong quá trình thực hiện đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo sự phù hợp với các nhóm người tiêu dùng theo độ tuổi, thu nhập, khu vực địa lý, dân tộc, tình trạng sức khỏe, đặc điểm tâm thần, thể chất, bảo đảm tính bình đẳng giới và đặc thù giới trong tiêu dùng. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét đối với quy định vì tiêu chí nào để quản lý, xác định được sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ đối với các nhóm người tiêu dùng theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực địa lý, dân tộc, tình trạng sức khỏe, đặc điểm tâm thần, thể chất.  Hơn nữa, quy định này khó mà có khả thi trên thực tế  cả về chủ quan và khách quan đối với tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh. Việc nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tất yếu cần đến năng lực marketing của nhà quản lý sản xuất kinh doanh.

Ban Biên tập

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h