HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ sáng 02/11, đồng chí Triệu Thị Huyền - Đoàn ĐBQH Tỉnh Yên Bái đã có ý kiến phát biểu và kiến nghị về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Triệu Thị Huyền phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận
Thứ nhất là đối với sự cần thiết ban hành dự án Luật, tôi thống nhất với quan điểm là chúng ta cần phải có sự sửa đổi đối với dự án Luật bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi như đã nêu trong Tờ trình cũng như Báo cáo thẩm tra việc sửa đổi, bổ sung dự án luật. Tôi cho rằng là cần thiết và đã kịp thời khắc phục được những hạn chế, mâu thuẫn và chồng chéo phát sinh sau 12 năm chúng ta triển khai thực hiện dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Hơn nữa, việc sửa đổi dự án luật cũng nhằm tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm và các chủ trương của Đảng trong việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung dự án luật là phù hợp với sự vận động, sự phát triển, cơ chế kinh tế thị trường cũng như sự vận động phát triển của xã hội, sự tác động sẽ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 cũng như các hoạt động sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Tác động của nó đã làm thay đổi hoạt động kinh doanh mua bán cũng như hoạt động mua sắm kinh doanh đã vượt qua khỏi mức là chúng ta chỉ mua bán về hoạt động truyền thống. Chính vì vậy, tôi cho rằng việc chúng ta sửa đổi của thời điểm hiện nay là cần thiết và thực sự phù hợp.
Thứ hai, tôi cũng thống nhất với kết cấu bố cục của dự thảo luật khi mà đối với dự án luật năm 2022 chúng ta sửa đổi, bổ sung mới 29 điều và có sự sửa đổi 49 điều. Đồng thời tôi cho rằng việc sửa đổi của chúng ta đã cơ bản đảm bảo được tính bao quát, tính bao trùm là phù hợp.
Đi vào các nội dung cụ thể, tôi xin có một số ý kiến:
Thứ nhất là quy định về đối tượng áp dụng của dự án luật bao gồm đối tượng áp dụng đó là các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là về khái niệm giải thích từ ngữ, khái niệm người tiêu dùng, chúng ta mới chỉ quy định đó là người tiêu dùng là cá nhân mua hoặc sử dụng các sản phẩm, các khách hàng hóa, dịch vụ mà tôi cho rằng nếu như chúng ta chỉ quy định ở đây người tiêu dùng chỉ gồm mỗi cá nhân thì chúng ta sẽ vô tình bỏ đi đối tượng đó là tổ chức. Tôi cho rằng việc các tổ chức tham gia vào việc mua bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hiện nay rất phổ biến. Chính vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu và bổ sung đối tượng là tổ chức khi tham gia vào mua bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào khái niệm giải thích khái niệm người tiêu dùng.
Thứ tư, dự thảo luật quy định về các chính sách của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại điều này có các quy định về các biện pháp trong việc chúng ta triển khai thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi cho rằng để có thể triển khai thực hiện tốt được các biện pháp này thì điều đầu tiên và cũng là điều tất yếu chúng ta cần phải có kinh phí, phải có nguồn lực. Chính vì vậy nên tôi đề nghị Ban soạn thảo có sự nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung thêm một nội dung đó là ngân sách nhà nước có sự bố trí kinh phí về nguồn lực cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại quy định của dự thảo luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tôi thống nhất với ý kiến của các đại biểu đã phát biểu là chúng ta cần nghiên cứu và bổ sung thêm một đối tượng đó là những người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Bởi đây là những đối tượng rất dễ bị tổn thương trong quá trình tham gia vào các giao dịch và thương mại mua bán. Hơn nữa đồng quan điểm với việc chúng ta bổ sung các đối tượng được ưu tiên như trong dự thảo luật bao gồm người cao tuổi, người tiêu dùng là tật, người tiêu dùng là trẻ em dân tộc thiểu số, phụ nữ mang thai...
Về đảm bảo an toàn thông tin của người tiêu dùng có quy định là trong trường hợp thông tin bị tấn công và làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ thông tin thì phải thông báo cho cơ quan chức năng trong vòng 24h khi phát hiện ra sự cố. Tôi cho rằng ngay lúc này thì người tiêu dùng cũng là những người cần phải được biết nguồn thông tin của mình đang có nguy cơ bị rò rỉ và lộ lọt. Chính vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cũng cần phải có nghiên cứu bổ sung về cơ chế cũng như các hình thức để thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc là bên lưu trữ thông tin đối với người tiêu dùng để cho người tiêu dùng có phương án chủ động trong việc phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
Ngoài ra quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng có quy định về việc người tiêu dùng có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhận lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu dùng bền vững không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác. Riêng đối với khoản này, tôi còn khá băn khoăn, bởi vì thực tế chúng ta có thể nhận thấy rằng có một số loại hàng hóa mà người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra ngay bằng mắt hoặc là xác định ngay được chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm thì cũng rất là khó. Ví dụ như tôi nói là có thực phẩm chức năng hoặc các loại mỹ phẩm. Đối với những loại này thì để kiểm tra ngay về công dụng cũng như chất lượng, hiệu quả thì chúng ta cũng cần phải có chuyên môn, cũng cần phải có khoa học chúng ta mới có thể đánh giá được. Hoặc là chúng ta phải trải qua một thời gian chúng ta sử dụng tương đối lâu dài. Chính vì vậy, tôi cho rằng cái quan trọng nhất ở đây chúng ta vẫn cần phải có sự quản lý tốt về chất lượng của sản phẩm trước khi chúng ta đưa ra lưu hành thị trường thay vì việc chúng ta quy định như thế này trong dự thảo luật để cho người dùng tự lựa chọn và thứ tự thực hiện nghĩa vụ của mình tôi thấy chưa thực sự là hợp lý lắm. Chính vì vậy, Ban soạn thảo có sự cân nhắc và rà soát thêm.
Đối với nội dung dự án Luật Giao dịch điện tử thì trước hết tôi cơ bản thống nhất với sự cần thiết cũng như bố cục thiết kế của dự án luật lần này. Ngoài ra, tôi cũng xin có một ý kiến tham gia dự án luật này. Trước hết, tôi đồng quan điểm với đại biểu Dương Văn Phước, đó là quy định đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng, điều này chúng ta có quy định đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định của luật pháp về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng khi tiến hành các hoạt động giao dịch điện tử. Tuy nhiên, nội dung của điều này chỉ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và nó chưa có sự thể hiện cụ thể trong việc đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được thực hiện như thế nào. Chính vì vậy, tôi đề nghị dự thảo luật cần bổ sung nội dung về đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hoặc quy định về vấn đề đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử quy định phải theo hướng là viện dẫn Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng thì sẽ đầy đủ, sẽ đảm bảo bao quát được, tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, cũng trong dự thảo, tôi cũng chưa nhận thấy là có quy định riêng biệt để giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử. Điều này sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình chúng ta giải quyết tranh chấp liên quan vì tính chất của giao dịch điện tử có rất nhiều đặc thù riêng.
Do đó, tôi kiến nghị Ban soạn thảo chúng ta có bổ sung những quy đ
Ban Biên tập
HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ sáng 02/11, đồng chí Triệu Thị Huyền - Đoàn ĐBQH Tỉnh Yên Bái đã có ý kiến phát biểu và kiến nghị về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Thứ nhất là đối với sự cần thiết ban hành dự án Luật, tôi thống nhất với quan điểm là chúng ta cần phải có sự sửa đổi đối với dự án Luật bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi như đã nêu trong Tờ trình cũng như Báo cáo thẩm tra việc sửa đổi, bổ sung dự án luật. Tôi cho rằng là cần thiết và đã kịp thời khắc phục được những hạn chế, mâu thuẫn và chồng chéo phát sinh sau 12 năm chúng ta triển khai thực hiện dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Hơn nữa, việc sửa đổi dự án luật cũng nhằm tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm và các chủ trương của Đảng trong việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung dự án luật là phù hợp với sự vận động, sự phát triển, cơ chế kinh tế thị trường cũng như sự vận động phát triển của xã hội, sự tác động sẽ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 cũng như các hoạt động sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Tác động của nó đã làm thay đổi hoạt động kinh doanh mua bán cũng như hoạt động mua sắm kinh doanh đã vượt qua khỏi mức là chúng ta chỉ mua bán về hoạt động truyền thống. Chính vì vậy, tôi cho rằng việc chúng ta sửa đổi của thời điểm hiện nay là cần thiết và thực sự phù hợp.
Thứ hai, tôi cũng thống nhất với kết cấu bố cục của dự thảo luật khi mà đối với dự án luật năm 2022 chúng ta sửa đổi, bổ sung mới 29 điều và có sự sửa đổi 49 điều. Đồng thời tôi cho rằng việc sửa đổi của chúng ta đã cơ bản đảm bảo được tính bao quát, tính bao trùm là phù hợp.
Đi vào các nội dung cụ thể, tôi xin có một số ý kiến:
Thứ nhất là quy định về đối tượng áp dụng của dự án luật bao gồm đối tượng áp dụng đó là các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là về khái niệm giải thích từ ngữ, khái niệm người tiêu dùng, chúng ta mới chỉ quy định đó là người tiêu dùng là cá nhân mua hoặc sử dụng các sản phẩm, các khách hàng hóa, dịch vụ mà tôi cho rằng nếu như chúng ta chỉ quy định ở đây người tiêu dùng chỉ gồm mỗi cá nhân thì chúng ta sẽ vô tình bỏ đi đối tượng đó là tổ chức. Tôi cho rằng việc các tổ chức tham gia vào việc mua bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hiện nay rất phổ biến. Chính vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu và bổ sung đối tượng là tổ chức khi tham gia vào mua bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào khái niệm giải thích khái niệm người tiêu dùng.
Thứ tư, dự thảo luật quy định về các chính sách của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại điều này có các quy định về các biện pháp trong việc chúng ta triển khai thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi cho rằng để có thể triển khai thực hiện tốt được các biện pháp này thì điều đầu tiên và cũng là điều tất yếu chúng ta cần phải có kinh phí, phải có nguồn lực. Chính vì vậy nên tôi đề nghị Ban soạn thảo có sự nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung thêm một nội dung đó là ngân sách nhà nước có sự bố trí kinh phí về nguồn lực cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại quy định của dự thảo luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tôi thống nhất với ý kiến của các đại biểu đã phát biểu là chúng ta cần nghiên cứu và bổ sung thêm một đối tượng đó là những người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Bởi đây là những đối tượng rất dễ bị tổn thương trong quá trình tham gia vào các giao dịch và thương mại mua bán. Hơn nữa đồng quan điểm với việc chúng ta bổ sung các đối tượng được ưu tiên như trong dự thảo luật bao gồm người cao tuổi, người tiêu dùng là tật, người tiêu dùng là trẻ em dân tộc thiểu số, phụ nữ mang thai...
Về đảm bảo an toàn thông tin của người tiêu dùng có quy định là trong trường hợp thông tin bị tấn công và làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ thông tin thì phải thông báo cho cơ quan chức năng trong vòng 24h khi phát hiện ra sự cố. Tôi cho rằng ngay lúc này thì người tiêu dùng cũng là những người cần phải được biết nguồn thông tin của mình đang có nguy cơ bị rò rỉ và lộ lọt. Chính vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cũng cần phải có nghiên cứu bổ sung về cơ chế cũng như các hình thức để thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc là bên lưu trữ thông tin đối với người tiêu dùng để cho người tiêu dùng có phương án chủ động trong việc phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
Ngoài ra quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng có quy định về việc người tiêu dùng có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhận lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu dùng bền vững không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác. Riêng đối với khoản này, tôi còn khá băn khoăn, bởi vì thực tế chúng ta có thể nhận thấy rằng có một số loại hàng hóa mà người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra ngay bằng mắt hoặc là xác định ngay được chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm thì cũng rất là khó. Ví dụ như tôi nói là có thực phẩm chức năng hoặc các loại mỹ phẩm. Đối với những loại này thì để kiểm tra ngay về công dụng cũng như chất lượng, hiệu quả thì chúng ta cũng cần phải có chuyên môn, cũng cần phải có khoa học chúng ta mới có thể đánh giá được. Hoặc là chúng ta phải trải qua một thời gian chúng ta sử dụng tương đối lâu dài. Chính vì vậy, tôi cho rằng cái quan trọng nhất ở đây chúng ta vẫn cần phải có sự quản lý tốt về chất lượng của sản phẩm trước khi chúng ta đưa ra lưu hành thị trường thay vì việc chúng ta quy định như thế này trong dự thảo luật để cho người dùng tự lựa chọn và thứ tự thực hiện nghĩa vụ của mình tôi thấy chưa thực sự là hợp lý lắm. Chính vì vậy, Ban soạn thảo có sự cân nhắc và rà soát thêm.
Đối với nội dung dự án Luật Giao dịch điện tử thì trước hết tôi cơ bản thống nhất với sự cần thiết cũng như bố cục thiết kế của dự án luật lần này. Ngoài ra, tôi cũng xin có một ý kiến tham gia dự án luật này. Trước hết, tôi đồng quan điểm với đại biểu Dương Văn Phước, đó là quy định đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng, điều này chúng ta có quy định đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định của luật pháp về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng khi tiến hành các hoạt động giao dịch điện tử. Tuy nhiên, nội dung của điều này chỉ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và nó chưa có sự thể hiện cụ thể trong việc đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được thực hiện như thế nào. Chính vì vậy, tôi đề nghị dự thảo luật cần bổ sung nội dung về đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hoặc quy định về vấn đề đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử quy định phải theo hướng là viện dẫn Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng thì sẽ đầy đủ, sẽ đảm bảo bao quát được, tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, cũng trong dự thảo, tôi cũng chưa nhận thấy là có quy định riêng biệt để giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử. Điều này sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình chúng ta giải quyết tranh chấp liên quan vì tính chất của giao dịch điện tử có rất nhiều đặc thù riêng.
Do đó, tôi kiến nghị Ban soạn thảo chúng ta có bổ sung những quy đ
Các bài khác
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia đóng góp ý kiến vào Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (07/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (07/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (07/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận tại tổ chiều ngày 01/11/2022 về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV (02/11/2022)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy tham gia ý kiến thảo luận về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (25/10/2022)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (25/10/2022)
Xem thêm »