HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ chiều 01/11, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có nhiều ý kiến phát biểu và kiến nghị về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái đăng tải nội dung bài phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tại Tổ
“Trước hết, đối với dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Điều đầu tiên liên quan đến ý kiến của Chính phủ, xin ý kiến Quốc hội về tên gọi của dự án luật, tôi cho rằng cả hai phương án đưa ra tên gọi đều có cơ sở. Đối với phương án tên gọi thì giữ nguyên như tên gọi hiện nay là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) như ý kiến nhiều đại biểu đã trở nên quen thuộc và được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách khác nhau cho nên dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu như theo giải trình của Chính phủ đối với phương án 1, lấy tên gọi “Luật các tổ chức kinh tế hợp tác”, thứ nhất là phù hợp với thông lệ quốc tế; thứ hai là phù hợp với Nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; thứ ba là phù hợp với việc mở rộng phạm vi, điều chỉnh của Luật, cho nên tôi cho rằng cũng hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất tôi cho là tên gọi là một vấn đề nhưng quan trọng là phạm vi điều chỉnh và nội hàm được điều chỉnh trong dự án luật cần thể hiện rõ hơn, đầy đủ và chi tiết hơn
Với những phân tích trên đây, tôi cũng đồng tình với đại biểu Phạm Văn Hòa của Đoàn Đồng Tháp, nếu như chúng ta tiếp cận theo xu thế hội nhập quốc tế, phù hợp với Nghị quyết của Trung ương Đảng, chúng ta nên lựa chọn theo phương án 1 là Luật các tổ chức kinh tế hợp tác.
Được hiểu là điều chỉnh với các tổ chức kinh tế hoạt động theo hình thức hợp tác giữa các pháp nhân, các thể nhân, các tổ chức, cá nhân với nhau.
Nội dung thứ hai, tôi cũng đồng tình với một số đại biểu đã phát biểu trước và thấy điểm mới của Luật lần này đó là đưa vào nội dung điều chỉnh với tổ hợp tác. Tuy nhiên, các nội dung điều chỉnh trong dự án luật đối với tổ hợp tác còn khá sơ sài.
Đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện, con dấu, tài khoản, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác trong thực hiện các giao dịch dân sự, các giao dịch kinh tế và việc giải quyết tranh chấp trong các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế với chủ thể là tổ hợp tác. Hiện nay, trong dự thảo Luật quy định tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân nhưng lại quy định tổ hợp tác được tham gia các giao dịch dân sự, các giao dịch kinh tế tương tự như hợp tác xã là tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân
Ngoài ra, chế độ chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác theo dự thảo Luật tôi thấy còn rất hạn chế, chỉ có duy nhất một chính sách, đó là khi tổ hợp tác chuyển đổi thành mô hình hợp tác xã thì được hỗ trợ của Nhà nước.
Còn ngoài ra, các chính sách hỗ trợ khác đối với hợp tác xã như đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách hỗ trợ về tín dụng, về hạ tầng, về đất đai thì chưa có quy định tổ hợp tác được tiếp cận các chính sách này; đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác.
Vấn đề thứ ba, liên quan đến quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác, tôi cho rằng Bộ luật đang điều chỉnh về hoạt động của một loại hình tổ chức kinh tế, đó là tổ chức kinh tế hợp tác, cũng giống như Luật Doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của một loại hình tổ chức kinh tế là doanh nghiệp.
Vì vậy, tôi cho rằng nên quy định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và cũng là cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, đồng thời cũng sẽ là cơ quan quản lý nhà nước về các tổ chức kinh tế hợp tác, trong đó có hợp tác xã; cụ thể như hiện nay ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở địa phương là Sở Kế hoạch và Đầu tư ở cấp tỉnh và cấp huyện là Phòng Kế hoạch Tài chính, tức là cơ quan đăng ký kinh doanh; đề nghị không giao cho Liên minh Hợp tác xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác.
Đồng thời, tôi thống nhất với quan điểm là Liên minh Hợp tác xã được hình thành và hoạt động theo Luật về hội như là một tổ chức tập hợp, vận động, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế hợp tác như hiện nay thì hoàn toàn phù hợp.
Nội dung thứ hai, tham gia đối với Luật Phòng thủ dân sự, tôi xin tham gia một số ý kiến cụ thể như sau:
Một là, quy định về các loại thảm họa, sự cố hiện nay, trong dự thảo Luật đưa ra 3 loại thảm họa, sự cố bao gồm thảm họa, sự cố do chiến tranh; thảm họa, sự cố do thiên nhiên hoặc con người; thảm họa, sự cố khác theo quy định của pháp luật. Tôi đề nghị bổ sung thêm thảm họa, sự cố do dịch bệnh. Quy định này cũng phù hợp với giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật, theo đó, trong các loại thảm họa, sự cố thì có loại hình thảm họa, sự cố cho dịch bệnh.
Thứ hai, trong dự thảo Luật có quy định về kế hoạch phòng thủ dân sự cấp quốc gia và kế hoạch phòng thủ dân sự của các địa phương. Đề nghị quy định hoặc là có dẫn chiếu các nội dung để làm rõ là kế hoạch phòng thủ dân sự có thay thế các kế hoạch khác như kế hoạch phòng, chống thiên tai hay kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hiện nay chúng ta đang thực hiện theo quy định của các bộ luật khác hay không. Bởi vì hiện nay theo dự thảo Luật, kế hoạch phòng thủ dân sự được hiểu là thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết các sự cố, thảm họa do cả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Thứ ba, trong dự thảo Luật có quy định về việc đánh giá mức độ rủi ro về thảm họa, sự cố để làm cơ sở xác định cấp độ phòng thủ dân sự để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự.
Tuy nhiên, hiện nay quy định về việc công bố các loại hình, cấp độ thảm họa, sự cố được giao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau mà thường là các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở Trung ương và UBND các cấp mà chưa có sự thống nhất.
Tôi cho rằng trong nội dung của dự thảo Luật cần quy định rõ, nếu có thể được thì nên có quy định sửa đổi, bổ sung các bộ luật khác liên quan đến việc cung cấp thông tin, công bố về tình trạng, cấp độ của thảm họa, của sự cố để làm cơ sở kích hoạt các cấp độ phòng thủ khu vực, các hệ thống phòng thủ khu vực. Quy định trong dự thảo luật chưa rõ, sẽ khó cho các địa phương khi phải chủ động căn cứ theo các thông tin của các cơ quan trung ương công bố về tình trạng thảm họa, sự cố để quyết định cấp độ phòng thủ dân sự. Đề nghị quy định rõ hơn.
Ví dụ mức độ thiên tai, dịch bệnh như thế nào thì được kích hoạt hệ thống phòng thủ dân sự cấp huyện, đến cấp độ nào thì kích hoạt hệ thống phòng thủ dân sự cấp tỉnh. Ngoài việc kích hoạt hệ thống phòng thủ dân sự theo các cấp còn liên quan đến nhiều hoạt động khác, ví dụ như thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước về đầu tư mua sắm công xây dựng các công trình trong tình trạng khẩn cấp hay trong hệ thống phòng thủ dân sự...
Thứ tư, liên quan đến Quỹ phòng thủ dân sự, tôi đề nghị cân nhắc không quy định hình thành quỹ phòng thủ dân sự, bởi vì về chức năng thì quỹ này có trùng lắp về chức năng với một số loại quỹ mà hiện nay đã hình thành và đang thực hiện. Ví dụ như Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ cứu trợ khẩn cấp, Quỹ trợ giúp nhân đạo, Quỹ vì người nghèo. Trên thực tế hiện nay các quỹ này đang tồn tại và hoạt động không có vướng mắc gì.
Nếu như chúng ta quy định hình thành Quỹ phòng thủ dân sự cùng chức năng với các qũy nêu trên thì liệu rằng có duy trì các quỹ ấy hay không? hay gộp chung vào quỹ phòng thủ dân sự. Chúng tôi thấy rằng nếu như hình thành quỹ phòng thủ dân sự thì sẽ rất khó huy động các nguồn lực từ quốc tế, nhưng với các quỹ về phòng, chống thiên tai, quỹ trợ cứu trợ khẩn cấp hay quỹ trợ giúp nhân đạo thì rất thuận tiện trong việc huy động các nguồn lực từ quốc tế.
Cho nên tôi đề nghị cân nhắc không quy định loại quỹ này để không phát sinh thêm tổ chức bộ máy, không chồng lấn về chức năng với các loại quỹ đang vận hành ổn định và thuận lợi trong việc huy động các nguồn ủng hộ, tài trợ từ nước ngoài".
Ban Biên tập
HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại Tổ chiều 01/11, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có nhiều ý kiến phát biểu và kiến nghị về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái đăng tải nội dung bài phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái. “Trước hết, đối với dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Điều đầu tiên liên quan đến ý kiến của Chính phủ, xin ý kiến Quốc hội về tên gọi của dự án luật, tôi cho rằng cả hai phương án đưa ra tên gọi đều có cơ sở. Đối với phương án tên gọi thì giữ nguyên như tên gọi hiện nay là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) như ý kiến nhiều đại biểu đã trở nên quen thuộc và được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách khác nhau cho nên dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu như theo giải trình của Chính phủ đối với phương án 1, lấy tên gọi “Luật các tổ chức kinh tế hợp tác”, thứ nhất là phù hợp với thông lệ quốc tế; thứ hai là phù hợp với Nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; thứ ba là phù hợp với việc mở rộng phạm vi, điều chỉnh của Luật, cho nên tôi cho rằng cũng hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất tôi cho là tên gọi là một vấn đề nhưng quan trọng là phạm vi điều chỉnh và nội hàm được điều chỉnh trong dự án luật cần thể hiện rõ hơn, đầy đủ và chi tiết hơn
Với những phân tích trên đây, tôi cũng đồng tình với đại biểu Phạm Văn Hòa của Đoàn Đồng Tháp, nếu như chúng ta tiếp cận theo xu thế hội nhập quốc tế, phù hợp với Nghị quyết của Trung ương Đảng, chúng ta nên lựa chọn theo phương án 1 là Luật các tổ chức kinh tế hợp tác.
Được hiểu là điều chỉnh với các tổ chức kinh tế hoạt động theo hình thức hợp tác giữa các pháp nhân, các thể nhân, các tổ chức, cá nhân với nhau.
Nội dung thứ hai, tôi cũng đồng tình với một số đại biểu đã phát biểu trước và thấy điểm mới của Luật lần này đó là đưa vào nội dung điều chỉnh với tổ hợp tác. Tuy nhiên, các nội dung điều chỉnh trong dự án luật đối với tổ hợp tác còn khá sơ sài.
Đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện, con dấu, tài khoản, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác trong thực hiện các giao dịch dân sự, các giao dịch kinh tế và việc giải quyết tranh chấp trong các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế với chủ thể là tổ hợp tác. Hiện nay, trong dự thảo Luật quy định tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân nhưng lại quy định tổ hợp tác được tham gia các giao dịch dân sự, các giao dịch kinh tế tương tự như hợp tác xã là tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân
Ngoài ra, chế độ chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác theo dự thảo Luật tôi thấy còn rất hạn chế, chỉ có duy nhất một chính sách, đó là khi tổ hợp tác chuyển đổi thành mô hình hợp tác xã thì được hỗ trợ của Nhà nước.
Còn ngoài ra, các chính sách hỗ trợ khác đối với hợp tác xã như đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách hỗ trợ về tín dụng, về hạ tầng, về đất đai thì chưa có quy định tổ hợp tác được tiếp cận các chính sách này; đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác.
Vấn đề thứ ba, liên quan đến quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác, tôi cho rằng Bộ luật đang điều chỉnh về hoạt động của một loại hình tổ chức kinh tế, đó là tổ chức kinh tế hợp tác, cũng giống như Luật Doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của một loại hình tổ chức kinh tế là doanh nghiệp.
Vì vậy, tôi cho rằng nên quy định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và cũng là cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, đồng thời cũng sẽ là cơ quan quản lý nhà nước về các tổ chức kinh tế hợp tác, trong đó có hợp tác xã; cụ thể như hiện nay ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở địa phương là Sở Kế hoạch và Đầu tư ở cấp tỉnh và cấp huyện là Phòng Kế hoạch Tài chính, tức là cơ quan đăng ký kinh doanh; đề nghị không giao cho Liên minh Hợp tác xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác.
Đồng thời, tôi thống nhất với quan điểm là Liên minh Hợp tác xã được hình thành và hoạt động theo Luật về hội như là một tổ chức tập hợp, vận động, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế hợp tác như hiện nay thì hoàn toàn phù hợp.
Nội dung thứ hai, tham gia đối với Luật Phòng thủ dân sự, tôi xin tham gia một số ý kiến cụ thể như sau:
Một là, quy định về các loại thảm họa, sự cố hiện nay, trong dự thảo Luật đưa ra 3 loại thảm họa, sự cố bao gồm thảm họa, sự cố do chiến tranh; thảm họa, sự cố do thiên nhiên hoặc con người; thảm họa, sự cố khác theo quy định của pháp luật. Tôi đề nghị bổ sung thêm thảm họa, sự cố do dịch bệnh. Quy định này cũng phù hợp với giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật, theo đó, trong các loại thảm họa, sự cố thì có loại hình thảm họa, sự cố cho dịch bệnh.
Thứ hai, trong dự thảo Luật có quy định về kế hoạch phòng thủ dân sự cấp quốc gia và kế hoạch phòng thủ dân sự của các địa phương. Đề nghị quy định hoặc là có dẫn chiếu các nội dung để làm rõ là kế hoạch phòng thủ dân sự có thay thế các kế hoạch khác như kế hoạch phòng, chống thiên tai hay kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hiện nay chúng ta đang thực hiện theo quy định của các bộ luật khác hay không. Bởi vì hiện nay theo dự thảo Luật, kế hoạch phòng thủ dân sự được hiểu là thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết các sự cố, thảm họa do cả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Thứ ba, trong dự thảo Luật có quy định về việc đánh giá mức độ rủi ro về thảm họa, sự cố để làm cơ sở xác định cấp độ phòng thủ dân sự để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự.
Tuy nhiên, hiện nay quy định về việc công bố các loại hình, cấp độ thảm họa, sự cố được giao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau mà thường là các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở Trung ương và UBND các cấp mà chưa có sự thống nhất.
Tôi cho rằng trong nội dung của dự thảo Luật cần quy định rõ, nếu có thể được thì nên có quy định sửa đổi, bổ sung các bộ luật khác liên quan đến việc cung cấp thông tin, công bố về tình trạng, cấp độ của thảm họa, của sự cố để làm cơ sở kích hoạt các cấp độ phòng thủ khu vực, các hệ thống phòng thủ khu vực. Quy định trong dự thảo luật chưa rõ, sẽ khó cho các địa phương khi phải chủ động căn cứ theo các thông tin của các cơ quan trung ương công bố về tình trạng thảm họa, sự cố để quyết định cấp độ phòng thủ dân sự. Đề nghị quy định rõ hơn.
Ví dụ mức độ thiên tai, dịch bệnh như thế nào thì được kích hoạt hệ thống phòng thủ dân sự cấp huyện, đến cấp độ nào thì kích hoạt hệ thống phòng thủ dân sự cấp tỉnh. Ngoài việc kích hoạt hệ thống phòng thủ dân sự theo các cấp còn liên quan đến nhiều hoạt động khác, ví dụ như thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước về đầu tư mua sắm công xây dựng các công trình trong tình trạng khẩn cấp hay trong hệ thống phòng thủ dân sự...
Thứ tư, liên quan đến Quỹ phòng thủ dân sự, tôi đề nghị cân nhắc không quy định hình thành quỹ phòng thủ dân sự, bởi vì về chức năng thì quỹ này có trùng lắp về chức năng với một số loại quỹ mà hiện nay đã hình thành và đang thực hiện. Ví dụ như Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ cứu trợ khẩn cấp, Quỹ trợ giúp nhân đạo, Quỹ vì người nghèo. Trên thực tế hiện nay các quỹ này đang tồn tại và hoạt động không có vướng mắc gì.
Nếu như chúng ta quy định hình thành Quỹ phòng thủ dân sự cùng chức năng với các qũy nêu trên thì liệu rằng có duy trì các quỹ ấy hay không? hay gộp chung vào quỹ phòng thủ dân sự. Chúng tôi thấy rằng nếu như hình thành quỹ phòng thủ dân sự thì sẽ rất khó huy động các nguồn lực từ quốc tế, nhưng với các quỹ về phòng, chống thiên tai, quỹ trợ cứu trợ khẩn cấp hay quỹ trợ giúp nhân đạo thì rất thuận tiện trong việc huy động các nguồn lực từ quốc tế.
Cho nên tôi đề nghị cân nhắc không quy định loại quỹ này để không phát sinh thêm tổ chức bộ máy, không chồng lấn về chức năng với các loại quỹ đang vận hành ổn định và thuận lợi trong việc huy động các nguồn ủng hộ, tài trợ từ nước ngoài".
Các bài khác
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV (02/11/2022)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy tham gia ý kiến thảo luận về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (25/10/2022)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (25/10/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ về nội quy của kỳ họp Quốc hội (25/10/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV (25/10/2022)
- Ý kiến phát biểu của Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tại Hội trường tại Kỳ họp thứ 4 (25/10/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận tại tổ sáng ngày 22/10/2022
(24/10/2022)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói về chính sách tiền lương và cán bộ công chức, viên chức thôi việc (24/10/2022)
- Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Khang Thị Mào tham gia ý kiến thảo luận tại tổ (24/10/2022)
- Ý kiến phát biểu của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tại buổi thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ 4 (24/10/2022)
Xem thêm »