HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4, chiều 24/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có nhiều ý kiến phát biểu về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái xin đăng tải nội dung bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại Tổ
“Kính thưa Phó Chủ tịch Quốc hội!
Kính thưa các đại biểu Quốc hội!
Tôi xin được tham gia một số ý kiến đối với ba nội dung thảo luận tổ chiều hôm nay.
Trước tiên, đối với dự thảo nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), tôi cũng thống nhất với đại đa số ý kiến các đại biểu đã phát biểu trước tôi về một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho rõ hơn và sát hợp hơn với tình hình thực tiễn. Tôi xin tham gia thêm 2 ý.
Thứ nhất, tại Điều 5 quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội dự thính tại phiên họp Quốc hội, trong đó tại Khoản 3 có quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội. Tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng thêm đối tượng là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể được mời hoặc dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội sẽ quyết định danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được mời hoặc dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hiện nay theo Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng mệnh đề ghi là đại diện các cơ quan nhà nước là đã bao gồm đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì tôi cho rằng như thế cũng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ. Hơn nữa, tại Khoản 3 quy định là các trường hợp được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội do Tổng thư ký Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội hoặc thủ trưởng các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tôi cho rằng chưa bao quát được các trường hợp mà đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp mong muốn được tham dự hoặc là được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Kinh nghiệm như tỉnh Yên Bái thì với ngày thứ bảy tuần trước, chúng tôi cũng đề nghị và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội quyết định cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tham dự dự thính một phiên họp công khai của Quốc hội thì rất hiệu quả. Cho nên tôi đề nghị bổ sung thêm nội dung này cho rõ thêm.
Ý thứ hai, tôi thống nhất với ý kiến của một số đại biểu, đó là ở những điều, khoản mà quy định đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo Tổng thư ký Quốc hội, đề nghị sửa lại thành đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp chưa có Trưởng đoàn hoặc Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội vắng mặt. Đây là thực tiễn, ngay trong tổ chúng ta hiện nay có Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình là chưa có trưởng đoàn. Nếu chỉ quy định báo cáo Trưởng đoàn thì khi đó sẽ gặp khó khăn, vướng mắc. Thứ hai là đề nghị chỉ cần báo cáo với trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn mà không nhất thiết phải đồng thời báo cáo với Tổng thư ký Quốc hội. Việc báo cáo với Tổng thư ký Quốc hội thuộc trách nhiệm của trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội như ý kiến một số đại biểu đã nêu.
Đối với dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), tại Điều 20 có quy định giám sát một số giao dịch đặc biệt, trong đó tại Khoản 1 quy định đối tượng báo cáo phải giám sát đối với các giao dịch đặc biệt bao gồm giao dịch có giá trị lớn, bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ. Khi chúng tôi nghiên cứu dự thảo nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thì thấy rằng quy định cũng chỉ có báo cáo đối với các trường hợp có giao dịch lớn bất thường hoặc là giao dịch phức tạp. Trong đó giao dịch lớn bất thường là giao dịch thì rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá giao dịch thường xuyên của khách hàng đối với đối tượng báo cáo. Tôi cho rằng như thế chưa đầy đủ. Thực tế, có những trường hợp giao dịch nếu nhìn vào về mức giao dịch, giá trị giao dịch thì thấy rất bình thường nhưng đối tượng giao dịch có thể giao dịch nhiều lần, giao dịch với nhiều người hưởng lợi thì đó cũng là những giao dịch mà cần phải báo cáo và cần phải kiểm soát. Thực tế thời gian vừa qua, theo phản ánh của cử tri và nhân dân có nhiều trường hợp có những người có điều kiện sống và thu nhập bình thường nhưng lại có tiền mua nhiều bất động sản trong một khoảng thời gian hoặc có tiền để mở doanh nghiệp quản lý vận hành doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hoặc thực hiện các dự án có quy mô vốn lớn và có ý kiến nghi ngờ rằng nguồn tiền này được cung cấp từ những người thân hoặc các đối tượng có liên quan từ nước ngoài cho người trong nước đứng tên mua giúp bất động sản, đứng tên giúp bất động sản hoặc thực hiện các dự án hoặc là thành lập và quản lý vận hành các doanh nghiệp thì tôi cho rằng không chỉ các giao dịch có giá trị lớn, bất thường mà kể cả các giao dịch với số lượng nhiều hoặc với tần suất lớn trong một thời gian ngắn, dù rằng giá trị không lớn thì vẫn cần phải báo cáo đối với các giao dịch này.
Ý thứ hai, tôi cũng đồng tình với ý kiến của một số đại biểu khi cho rằng khi trong dự thảo luật quy định là các tổ chức tài chính, các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ phi tài chính phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Nội dung này quy định tại Điều 25 với tên điều là báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và tại Khoản 1 điều này quy định về đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Tôi đề nghị bỏ cụm từ “phải báo cáo” vì trong đây đã quy định là báo cáo với các giao dịch bất thường, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, còn giá trị lớn bao nhiêu thì do Thủ tướng Chính phủ quy định bỏ cụm từ này.
Thứ hai là khi nghiên cứu dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì có quy định “giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là các giao dịch có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên”. Tôi cho rằng quy định một mức 300.000.000 đồng do cho tất cả các loại giao dịch được coi là giao dịch lớn thì không thực sự phù hợp mà phải phân nhóm theo các loại giao dịch khác nhau. Ví dụ các giao dịch liên quan đến kinh doanh bất động sản, nếu như số tiền 300.000.000 thực hiện trong một giao dịch về tư vấn bất động sản, chẳng hạn như môi giới bất động sản như là tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản đó có thể coi là giao dịch lớn nhưng số tiền 300.000.000 trong giao dịch mua bán bất động sản, nhất là khu vực đô thị gần như 100 % các giao dịch mua bán bất động sản đều phải báo cáo. Vì hiện nay với mức tiền 300.000.000, kể cả mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp cho công nhân thì cũng đều lớn hơn giá trị 300.000.000. Tôi cho rằng mức 300.000.000 này cần phải phân định với các loại giao dịch khác nhau thì đưa ra hạn mức được xác định là giao dịch lớn khác nhau.
Ý thứ ba là vấn đề liên quan đến trì hoãn các giao dịch đáng ngờ hay các giao dịch cho rằng có nguy cơ rửa tiền. Tôi cho rằng cũng cần phải quy định và cân nhắc rõ hơn. Ví dụ: hiện nay có nhiều giao dịch mặc dù đáng ngờ nhưng không thông qua các tổ chức tài chính, không thông qua các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi tài chính nhưng không thể có biện pháp ngăn chặn. Ví dụ, hai người mua bán bất động sản với nhau lập hợp đồng tại Văn phòng công chứng và trong đó thỏa thuận là họ tự giao dịch với nhau bằng tiền mặt. Mặc dù cơ quan công chứng thấy rằng giao dịch đáng ngờ về mặt giá trị, về mặt giá bất động sản nhưng không thể có biện pháp để ngăn chặn hay có biện pháp để mà trì hoãn giao dịch này thì trong Bộ luật cũng cần quy định rõ hơn các giao dịch đáng ngờ nhưng không thông qua tổ chức tài chính không thông qua các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi tài chính thì biện pháp để ngăn chặn hay để trì hoãn là như thế nào.
Đối với nội dung thứ ba, về dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, tôi hoàn toàn thống nhất với nội dung dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Đề nghị lập ban hành thành một nghị quyết riêng, một nghị quyết độc lập chứ không đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp. Bởi lẽ bản chất đây là nghị quyết để sửa Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Bản chất là sửa luật nhưng khi chúng ta chưa sửa luật thì chúng ta áp dụng nghị quyết. Quy định như vậy sẽ dễ dẫn chiếu, dễ thực hiện và cũng dễ sửa đổi, bổ sung nếu trong trường hợp quy định của Đảng có thay đổi, còn nếu như quy định của Đảng mà thay đổi chẳng hạn, chúng ta lại đem nghị quyết chung của kỳ họp sửa đổi thì rất không phù hợp.
Chúng tôi cho rằng chúng ta không nên đặt vấn đề rằng là một bộ luật hay một nghị quyết có tính chất quy phạm pháp luật của Quốc hội phải bao gồm nhiều nội dung thực tế thì đối với các nước có thể ban hành một bộ luật chỉ có một điều luật hoặc 1, 2 điều luật. Tôi cho rằng một nghị quyết quy phạm pháp luật để sửa đổi hai bộ luật với nội dung như dự thảo thì hoàn toàn đủ điều kiện để chúng ta ban hành thành một nghị quyết độc lập. Điểm thứ hai, đồng thời với việc ban hành nghị quyết này, tôi cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 112 năm 2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức để thống nhất, đồng bộ với Quy định số 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên. Bởi vì trên thực tế hiện nay là việc áp dụng một số hình thức kỷ luật. Ví dụ như hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức là giữ vai trò lãnh đạo, quản lý có mức độ vi phạm khác nhau, ví dụ như đối với quy định của Đảng, cán bộ, đảng viên giữ cương vị quản lý nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đã có thể cách chức. Nhưng theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 của Nghị định 112 thì hành vi vi phạm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì mới áp dụng hình thức kỷ luật cách chức. Cho nên tôi đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung cho bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và nên quy định theo hướng là nếu như cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên đã bị xử lý kỷ luật về Đảng bằng hình thức nào thì cũng xử lý kỷ luật về mặt chính quyền với hình thức tương ứng mà không nhất thiết phải họp Hội đồng kỷ luật, họp các hội nghị để đánh giá mức độ vi phạm để đưa ra hình thức kỷ luật như thế thì sẽ rất thuận lợi và sẽ thực hiện được nhanh. Sở dĩ thời gian vừa qua trong một số trường hợp phải kéo dài thời gian là do chưa có sự thống nhất về việc áp dụng hình thức kỷ luật với mức độ vi phạm, cho nên các cơ quan của chính quyền cũng cần phải họp bàn, thảo luận quy định xác định mức độ vi phạm để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cho phù hợp với hình thức xử lý kỷ luật về biển, đảo”.
Ban Biên tập
HĐND - Tiếp tục kỳ họp thứ 4, chiều 24/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có nhiều ý kiến phát biểu về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái xin đăng tải nội dung bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy. “Kính thưa Phó Chủ tịch Quốc hội!
Kính thưa các đại biểu Quốc hội!
Tôi xin được tham gia một số ý kiến đối với ba nội dung thảo luận tổ chiều hôm nay.
Trước tiên, đối với dự thảo nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), tôi cũng thống nhất với đại đa số ý kiến các đại biểu đã phát biểu trước tôi về một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho rõ hơn và sát hợp hơn với tình hình thực tiễn. Tôi xin tham gia thêm 2 ý.
Thứ nhất, tại Điều 5 quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội dự thính tại phiên họp Quốc hội, trong đó tại Khoản 3 có quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội. Tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng thêm đối tượng là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể được mời hoặc dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội sẽ quyết định danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được mời hoặc dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hiện nay theo Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng mệnh đề ghi là đại diện các cơ quan nhà nước là đã bao gồm đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì tôi cho rằng như thế cũng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ. Hơn nữa, tại Khoản 3 quy định là các trường hợp được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội do Tổng thư ký Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội hoặc thủ trưởng các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tôi cho rằng chưa bao quát được các trường hợp mà đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp mong muốn được tham dự hoặc là được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Kinh nghiệm như tỉnh Yên Bái thì với ngày thứ bảy tuần trước, chúng tôi cũng đề nghị và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội quyết định cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tham dự dự thính một phiên họp công khai của Quốc hội thì rất hiệu quả. Cho nên tôi đề nghị bổ sung thêm nội dung này cho rõ thêm.
Ý thứ hai, tôi thống nhất với ý kiến của một số đại biểu, đó là ở những điều, khoản mà quy định đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo Tổng thư ký Quốc hội, đề nghị sửa lại thành đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp chưa có Trưởng đoàn hoặc Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội vắng mặt. Đây là thực tiễn, ngay trong tổ chúng ta hiện nay có Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình là chưa có trưởng đoàn. Nếu chỉ quy định báo cáo Trưởng đoàn thì khi đó sẽ gặp khó khăn, vướng mắc. Thứ hai là đề nghị chỉ cần báo cáo với trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn mà không nhất thiết phải đồng thời báo cáo với Tổng thư ký Quốc hội. Việc báo cáo với Tổng thư ký Quốc hội thuộc trách nhiệm của trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội như ý kiến một số đại biểu đã nêu.
Đối với dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), tại Điều 20 có quy định giám sát một số giao dịch đặc biệt, trong đó tại Khoản 1 quy định đối tượng báo cáo phải giám sát đối với các giao dịch đặc biệt bao gồm giao dịch có giá trị lớn, bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ. Khi chúng tôi nghiên cứu dự thảo nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thì thấy rằng quy định cũng chỉ có báo cáo đối với các trường hợp có giao dịch lớn bất thường hoặc là giao dịch phức tạp. Trong đó giao dịch lớn bất thường là giao dịch thì rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá giao dịch thường xuyên của khách hàng đối với đối tượng báo cáo. Tôi cho rằng như thế chưa đầy đủ. Thực tế, có những trường hợp giao dịch nếu nhìn vào về mức giao dịch, giá trị giao dịch thì thấy rất bình thường nhưng đối tượng giao dịch có thể giao dịch nhiều lần, giao dịch với nhiều người hưởng lợi thì đó cũng là những giao dịch mà cần phải báo cáo và cần phải kiểm soát. Thực tế thời gian vừa qua, theo phản ánh của cử tri và nhân dân có nhiều trường hợp có những người có điều kiện sống và thu nhập bình thường nhưng lại có tiền mua nhiều bất động sản trong một khoảng thời gian hoặc có tiền để mở doanh nghiệp quản lý vận hành doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hoặc thực hiện các dự án có quy mô vốn lớn và có ý kiến nghi ngờ rằng nguồn tiền này được cung cấp từ những người thân hoặc các đối tượng có liên quan từ nước ngoài cho người trong nước đứng tên mua giúp bất động sản, đứng tên giúp bất động sản hoặc thực hiện các dự án hoặc là thành lập và quản lý vận hành các doanh nghiệp thì tôi cho rằng không chỉ các giao dịch có giá trị lớn, bất thường mà kể cả các giao dịch với số lượng nhiều hoặc với tần suất lớn trong một thời gian ngắn, dù rằng giá trị không lớn thì vẫn cần phải báo cáo đối với các giao dịch này.
Ý thứ hai, tôi cũng đồng tình với ý kiến của một số đại biểu khi cho rằng khi trong dự thảo luật quy định là các tổ chức tài chính, các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ phi tài chính phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Nội dung này quy định tại Điều 25 với tên điều là báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và tại Khoản 1 điều này quy định về đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Tôi đề nghị bỏ cụm từ “phải báo cáo” vì trong đây đã quy định là báo cáo với các giao dịch bất thường, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, còn giá trị lớn bao nhiêu thì do Thủ tướng Chính phủ quy định bỏ cụm từ này.
Thứ hai là khi nghiên cứu dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì có quy định “giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là các giao dịch có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên”. Tôi cho rằng quy định một mức 300.000.000 đồng do cho tất cả các loại giao dịch được coi là giao dịch lớn thì không thực sự phù hợp mà phải phân nhóm theo các loại giao dịch khác nhau. Ví dụ các giao dịch liên quan đến kinh doanh bất động sản, nếu như số tiền 300.000.000 thực hiện trong một giao dịch về tư vấn bất động sản, chẳng hạn như môi giới bất động sản như là tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản đó có thể coi là giao dịch lớn nhưng số tiền 300.000.000 trong giao dịch mua bán bất động sản, nhất là khu vực đô thị gần như 100 % các giao dịch mua bán bất động sản đều phải báo cáo. Vì hiện nay với mức tiền 300.000.000, kể cả mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp cho công nhân thì cũng đều lớn hơn giá trị 300.000.000. Tôi cho rằng mức 300.000.000 này cần phải phân định với các loại giao dịch khác nhau thì đưa ra hạn mức được xác định là giao dịch lớn khác nhau.
Ý thứ ba là vấn đề liên quan đến trì hoãn các giao dịch đáng ngờ hay các giao dịch cho rằng có nguy cơ rửa tiền. Tôi cho rằng cũng cần phải quy định và cân nhắc rõ hơn. Ví dụ: hiện nay có nhiều giao dịch mặc dù đáng ngờ nhưng không thông qua các tổ chức tài chính, không thông qua các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi tài chính nhưng không thể có biện pháp ngăn chặn. Ví dụ, hai người mua bán bất động sản với nhau lập hợp đồng tại Văn phòng công chứng và trong đó thỏa thuận là họ tự giao dịch với nhau bằng tiền mặt. Mặc dù cơ quan công chứng thấy rằng giao dịch đáng ngờ về mặt giá trị, về mặt giá bất động sản nhưng không thể có biện pháp để ngăn chặn hay có biện pháp để mà trì hoãn giao dịch này thì trong Bộ luật cũng cần quy định rõ hơn các giao dịch đáng ngờ nhưng không thông qua tổ chức tài chính không thông qua các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi tài chính thì biện pháp để ngăn chặn hay để trì hoãn là như thế nào.
Đối với nội dung thứ ba, về dự thảo nghị quyết của Quốc hội áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, tôi hoàn toàn thống nhất với nội dung dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Đề nghị lập ban hành thành một nghị quyết riêng, một nghị quyết độc lập chứ không đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp. Bởi lẽ bản chất đây là nghị quyết để sửa Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Bản chất là sửa luật nhưng khi chúng ta chưa sửa luật thì chúng ta áp dụng nghị quyết. Quy định như vậy sẽ dễ dẫn chiếu, dễ thực hiện và cũng dễ sửa đổi, bổ sung nếu trong trường hợp quy định của Đảng có thay đổi, còn nếu như quy định của Đảng mà thay đổi chẳng hạn, chúng ta lại đem nghị quyết chung của kỳ họp sửa đổi thì rất không phù hợp.
Chúng tôi cho rằng chúng ta không nên đặt vấn đề rằng là một bộ luật hay một nghị quyết có tính chất quy phạm pháp luật của Quốc hội phải bao gồm nhiều nội dung thực tế thì đối với các nước có thể ban hành một bộ luật chỉ có một điều luật hoặc 1, 2 điều luật. Tôi cho rằng một nghị quyết quy phạm pháp luật để sửa đổi hai bộ luật với nội dung như dự thảo thì hoàn toàn đủ điều kiện để chúng ta ban hành thành một nghị quyết độc lập. Điểm thứ hai, đồng thời với việc ban hành nghị quyết này, tôi cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 112 năm 2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức để thống nhất, đồng bộ với Quy định số 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên. Bởi vì trên thực tế hiện nay là việc áp dụng một số hình thức kỷ luật. Ví dụ như hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức là giữ vai trò lãnh đạo, quản lý có mức độ vi phạm khác nhau, ví dụ như đối với quy định của Đảng, cán bộ, đảng viên giữ cương vị quản lý nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đã có thể cách chức. Nhưng theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 của Nghị định 112 thì hành vi vi phạm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì mới áp dụng hình thức kỷ luật cách chức. Cho nên tôi đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung cho bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và nên quy định theo hướng là nếu như cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên đã bị xử lý kỷ luật về Đảng bằng hình thức nào thì cũng xử lý kỷ luật về mặt chính quyền với hình thức tương ứng mà không nhất thiết phải họp Hội đồng kỷ luật, họp các hội nghị để đánh giá mức độ vi phạm để đưa ra hình thức kỷ luật như thế thì sẽ rất thuận lợi và sẽ thực hiện được nhanh. Sở dĩ thời gian vừa qua trong một số trường hợp phải kéo dài thời gian là do chưa có sự thống nhất về việc áp dụng hình thức kỷ luật với mức độ vi phạm, cho nên các cơ quan của chính quyền cũng cần phải họp bàn, thảo luận quy định xác định mức độ vi phạm để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cho phù hợp với hình thức xử lý kỷ luật về biển, đảo”.