Thực hiện Chương trình công tác, từ ngày 27- 29/10, Ban Văn hóa- Xã hội, HĐND tỉnh Yên Bái đã thực hiện việc giám sát thực hiện Nghị quyết số 70 và Nghị quyết 71/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 và thông qua một số đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Sở Giáo dục - Đào tạo và Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.
Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh làm việc tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Thực hiện Nghị quyết số 70 và Nghị quyết số 71 của HĐND và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện, trong đó ban hành nhiều văn bản, công văn nhằm tổ chức các giải pháp thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu của Nghị quyết.
Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 70, đến nay, toàn tỉnh đã có 56 trường học được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh bán trú với kinh phí hỗ trợ 4.647 triệu đồng; 29 trường học được hỗ trợ chính sách kinh phí quản lý học sinh bán trú với 43 định suất, kinh phí hỗ trợ 508 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ ăn trưa:Có 24 trường phổ thông dân tộc bán trú với 4.345 học sinh được hưởng chính sách với 3.924 triệu đồng; 1 giáo viên đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được hưởng kinh phí bồi dưỡng.
Về thực hiện Nghị quyết số 71, tính đến hết ngày 30/9/2021: Về Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ huy động trẻ em ra nhóm, lớp: nhà trẻ đạt 20,6% , mẫu giáo đạt 93,9; so với mục tiêu Đề án chưa đạt chỉ tiêu theo lộ trình: tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ thấp hơn 1,4%, (trong đó: công lập cao hơn 2,8%; ngoài công lập thấp hơn 4,24%); mẫu giáo thấp hơn 1,0%, trong đó: công lập thấp hơn 0,76%; ngoài công lập thấp hơn 0,15%).
Về chất lượng: 100% nhóm, lớp mầm non học 2 buổi/ngày. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 99,8%. 173/173 xã, thị trấn duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Đối với Đề án thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025: với giáo dục tiểu học, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 57 trường, 2.817 lớp, 88.368 học sinh. Số trẻ được huy động ra lớp 1 là 17.860; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 99,89%. Số lớp 1, lớp 2 học 2 buổi/ngày đạt 100%. So với mục tiêu Đề án: giảm 57 lớp, giảm 9 học sinh; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và số lớp 1, lớp 2 học 2 buổi/ngày đạt 100% mục tiêu.
Giáo dục trung học cơ sở: 15.792/15.792 học sinh lớp 6 được học chương trình GDPT 2018, đạt 100% mục tiêu Đề án.
Tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập 8 đoàn đánh giá; hiện đã công nhận được 6 trường, nâng tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia lên 263 trường, đạt 59,2%; hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ của 20 trường, dự kiến đến hết năm 2021 đưa số trường chuẩn quốc gia lên 283 trường, đạt 63,7%.
Về tiến độ thực hiện các chỉ tiêu của Đề án phát triển Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, năm học 2021 - 2022, nhà trường có 29 lớp, 1.029 học sinh, đạt 81% so với chỉ tiêu Đề án. Tuyển mới 2 lớp 6, 79 học sinh; 09 lớp 10, 313 học sinh.
Về chất lượng, nhà trường có 71,3% học sinh đạt học lực giỏi (chỉ tiêu của Đề án là 70%); 88% học sinh lớp chuyên Anh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ 6.5 đến 8.0 (chỉ tiêu của Đề án là 100%); tỷ lệ học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đạt giải 47% (chỉ tiêu của Đề án là 60%). Ngoài ra, trong năm học 2020 - 2021, Trường có 22 học sinh đạt giải châu Á tại Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO). Tỷ lệ học sinh đỗ đại học là 98,2% (chỉ tiêu Đề án là 98%)…
Tại buổi làm việc, ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái kiến nghị đoàn giám sát trình tỉnh có chính sách hỗ trợ bán trú đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hộ khẩu thường trú tại thôn đặc biệt khó khăn học tại trường đóng trên địa bàn xã khu vực I; chính sách đặc thù hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được thành lập mới; cấp ngân sách hàng năm cho các đơn vị trường theo quy mô, tối thiểu cấp theo biên chế giao đảm bảo ngân sách, kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, ngành giáo dục và đào tạo cũng đề nghị tỉnh điều chỉnh một số nội dung liên quan đến các đề án phát triển giáo dục mầm non, Đề án triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Đề án Phát triển trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành… phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Qua giám sát thực tế tại các trường học và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao các trường học và ngành giáo dục đã triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết 70, 71 của HĐND tỉnh.
Để thực hiện tốt nội dung của các nghị quyết, đoàn giám sát đề nghị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh, nhất là về tuyển dụng, chế độ thu hút nguồn nhân lực, công tác xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng trường chuẩn quốc gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ…
Đối với các đề xuất, kiến nghị của ngành giáo dục, đoàn giám sát sẽ tiếp thu, tổng hợp để gửi tới các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Chương trình công tác, từ ngày 27- 29/10, Ban Văn hóa- Xã hội, HĐND tỉnh Yên Bái đã thực hiện việc giám sát thực hiện Nghị quyết số 70 và Nghị quyết 71/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 và thông qua một số đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Sở Giáo dục - Đào tạo và Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.Thực hiện Nghị quyết số 70 và Nghị quyết số 71 của HĐND và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện, trong đó ban hành nhiều văn bản, công văn nhằm tổ chức các giải pháp thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu của Nghị quyết.
Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 70, đến nay, toàn tỉnh đã có 56 trường học được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh bán trú với kinh phí hỗ trợ 4.647 triệu đồng; 29 trường học được hỗ trợ chính sách kinh phí quản lý học sinh bán trú với 43 định suất, kinh phí hỗ trợ 508 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ ăn trưa:Có 24 trường phổ thông dân tộc bán trú với 4.345 học sinh được hưởng chính sách với 3.924 triệu đồng; 1 giáo viên đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được hưởng kinh phí bồi dưỡng.
Về thực hiện Nghị quyết số 71, tính đến hết ngày 30/9/2021: Về Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ huy động trẻ em ra nhóm, lớp: nhà trẻ đạt 20,6% , mẫu giáo đạt 93,9; so với mục tiêu Đề án chưa đạt chỉ tiêu theo lộ trình: tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ thấp hơn 1,4%, (trong đó: công lập cao hơn 2,8%; ngoài công lập thấp hơn 4,24%); mẫu giáo thấp hơn 1,0%, trong đó: công lập thấp hơn 0,76%; ngoài công lập thấp hơn 0,15%).
Về chất lượng: 100% nhóm, lớp mầm non học 2 buổi/ngày. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 99,8%. 173/173 xã, thị trấn duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Đối với Đề án thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025: với giáo dục tiểu học, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 57 trường, 2.817 lớp, 88.368 học sinh. Số trẻ được huy động ra lớp 1 là 17.860; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 99,89%. Số lớp 1, lớp 2 học 2 buổi/ngày đạt 100%. So với mục tiêu Đề án: giảm 57 lớp, giảm 9 học sinh; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và số lớp 1, lớp 2 học 2 buổi/ngày đạt 100% mục tiêu.
Giáo dục trung học cơ sở: 15.792/15.792 học sinh lớp 6 được học chương trình GDPT 2018, đạt 100% mục tiêu Đề án.
Tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập 8 đoàn đánh giá; hiện đã công nhận được 6 trường, nâng tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia lên 263 trường, đạt 59,2%; hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ của 20 trường, dự kiến đến hết năm 2021 đưa số trường chuẩn quốc gia lên 283 trường, đạt 63,7%.
Về tiến độ thực hiện các chỉ tiêu của Đề án phát triển Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, năm học 2021 - 2022, nhà trường có 29 lớp, 1.029 học sinh, đạt 81% so với chỉ tiêu Đề án. Tuyển mới 2 lớp 6, 79 học sinh; 09 lớp 10, 313 học sinh.
Về chất lượng, nhà trường có 71,3% học sinh đạt học lực giỏi (chỉ tiêu của Đề án là 70%); 88% học sinh lớp chuyên Anh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ 6.5 đến 8.0 (chỉ tiêu của Đề án là 100%); tỷ lệ học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đạt giải 47% (chỉ tiêu của Đề án là 60%). Ngoài ra, trong năm học 2020 - 2021, Trường có 22 học sinh đạt giải châu Á tại Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO). Tỷ lệ học sinh đỗ đại học là 98,2% (chỉ tiêu Đề án là 98%)…
Tại buổi làm việc, ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái kiến nghị đoàn giám sát trình tỉnh có chính sách hỗ trợ bán trú đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hộ khẩu thường trú tại thôn đặc biệt khó khăn học tại trường đóng trên địa bàn xã khu vực I; chính sách đặc thù hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được thành lập mới; cấp ngân sách hàng năm cho các đơn vị trường theo quy mô, tối thiểu cấp theo biên chế giao đảm bảo ngân sách, kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, ngành giáo dục và đào tạo cũng đề nghị tỉnh điều chỉnh một số nội dung liên quan đến các đề án phát triển giáo dục mầm non, Đề án triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Đề án Phát triển trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành… phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Qua giám sát thực tế tại các trường học và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao các trường học và ngành giáo dục đã triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết 70, 71 của HĐND tỉnh.
Để thực hiện tốt nội dung của các nghị quyết, đoàn giám sát đề nghị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh, nhất là về tuyển dụng, chế độ thu hút nguồn nhân lực, công tác xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng trường chuẩn quốc gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ…
Đối với các đề xuất, kiến nghị của ngành giáo dục, đoàn giám sát sẽ tiếp thu, tổng hợp để gửi tới các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.