ĐBQH - Với vai trò là cơ quan đại diện dân cử, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tập trung trí tuệ, nghiên cứu sâu, tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng trước diễn đàn Quốc hội thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, trước Quốc hội.
Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái bấm nút biểu quyết thông qua các nghị quyết tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Sau 27,5 ngày làm việc từ ngày 20/5 đến ngày 29/6/2024,với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác và quyết định một số nội dung quan trọng khác…
Đóng góp vào thành công của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội Đoàn Yên Bái đã tham gia đầy đủ tất cả các phiên họp, các hoạt động của các cơ quan Quốc hội tổ chức. Từng đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều tập trung nghiên cứu, dân chủ, khách quan, trách nhiệm trong việc thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền của Quốc hội; tích cực tham gia ý kiến đóng góp, thể hiện chính kiến của mình với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm chất lượng vào các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết... thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, trước Quốc hội.
Các đồng chí lãnh đạo Đoàn đã phân công các đại biểu tập trung nghiên cứu sâu từng dự án luật và các dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét thông qua và cho ý kiến lần đầu. Các đại biểu chủ động, tích cực tham gia phát biểu tại phiên thảo luận tổ và hội trường vào các dự án luật và nghị quyết. Các nội dung góp ý với lập luận sắc sảo có cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn chuyên sâu, mang tính xây dựng, được chủ tọa kỳ họp đánh giá cao và cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu. Trong đó, thảo luận ở Đoàn đã có 6 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu liên quan đến công tác nhân sự.
Tại các phiên họp thảo luận tổ, được phân công làm Tổ trưởng Tổ thảo luận số 15 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hòa Bình, Bình Thuận, Bình Phước và Yên Bái; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã điều hành khoa học, linh hoạt, hiệu quả, tổng hợp được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội.
Qua 13 buổi thảo luận tổ, đã có 29 lượt ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu tham gia vào các nội dung của kỳ họp như: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn…
Tại các phiên thảo luận hội trường, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã có 6 lượt ý kiến tham gia phát biểu ý kiến vào các nội dung như: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Địa chất và khoáng sản.
Đơn cử, tham gia ý kiến vào dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Khang Thị Mào đề nghị hết sức cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón. Bởi theo đại biểu, Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ trình Quốc hội quy định áp dụng mức thuế suất, thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật với mục tiêu thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu do theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành.
"Qua nghiên cứu, tôi thấy, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón” - đại biểu Khang Thị Mào chia sẻ.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến thảo luận tại Hội trường
Đặc biệt là tại kỳ họp này, phiên chất vấn và trả lời chất vấn được nhiều cử tri và dư luận xã hội quan tâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái có 2 đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia chất vấn trực tiếp tới Tổng kiểm toán Nhà nước và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa Kiểm toán nhà nước khu vực và các địa phương để đảm bảo tính độc lập, khách quan và thực trạng và định hướng của Chính phủ trong phát triển thị trường Các-bon thời gian tới.
Khi tham gia thảo luận về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm toán, đại biểu Triệu Thị Huyền đã nêu ý kiến chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn về việc mô hình tổ chức của Kiểm toán Nhà nước phân theo khu vực, trong đó một khu vực thực hiện kiểm toán thường xuyên đối với 1 địa bàn. Vậy, việc này có đảm bảo tính độc lập, khách quan và nảy sinh các tiêu cực trong mối quan hệ giữa các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các địa phương không? Giải pháp của Kiểm toán Nhà nước với vấn đề này là gì?
Lý giải băn khoăn của đại biểu Triệu Thị Huyền, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết: Việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất như sáu nội dung đã triển khai.
Còn về thực hiện Quy định số 131 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra thì Kiểm toán Nhà nước đã làm rất mạnh công tác luân chuyển, luân phiên, điều động cán bộ và theo Quy định 131 thì trong vòng từ hai đến ba năm là phải luân chuyển, luân phiên điều động cán bộ.
Các chất vấn của đại biểu Quốc hội trong Đoàn được nhân dân và cử tri đồng tình, đánh giá cao và được thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trả lời thẳng thắn, đưa ra nhiều giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn cũng đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền đảm bảo nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục quy định.
Với tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 1/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 2 đoàn do các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng đoàn, cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình nhằm kịp thời thông tin tới cử tri về các hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng như nội dung, chương trình của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tới cử tri và nhân dân trong tỉnh.
Tại các cuộc tiếp xúc, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái trân trọng cảm ơn các cử tri đã có nhiều ý kiến tham gia đóng góp tâm huyết trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Đồng thời tiếp thu, giải trình và lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của tri về một số vấn đề liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, chính sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế… Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cử tri trong tỉnh sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tổng hợp phản ánh các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian tới.
Đánh giá về các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho biết: Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã phát biểu, tích cực đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội; tham gia ý kiến góp ý các dự án luật và nghị quyết. Các ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội tỉnh đều được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kịp thời tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình làm rõ theo ý kiến tham gia của các vị đại biểu Quốc hội, được chủ tọa kỳ họp đánh giá cao.
Ban Biên tập
ĐBQH - Với vai trò là cơ quan đại diện dân cử, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tập trung trí tuệ, nghiên cứu sâu, tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng trước diễn đàn Quốc hội thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, trước Quốc hội.Sau 27,5 ngày làm việc từ ngày 20/5 đến ngày 29/6/2024,với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác và quyết định một số nội dung quan trọng khác…
Đóng góp vào thành công của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội Đoàn Yên Bái đã tham gia đầy đủ tất cả các phiên họp, các hoạt động của các cơ quan Quốc hội tổ chức. Từng đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều tập trung nghiên cứu, dân chủ, khách quan, trách nhiệm trong việc thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền của Quốc hội; tích cực tham gia ý kiến đóng góp, thể hiện chính kiến của mình với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm chất lượng vào các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết... thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, trước Quốc hội.
Các đồng chí lãnh đạo Đoàn đã phân công các đại biểu tập trung nghiên cứu sâu từng dự án luật và các dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét thông qua và cho ý kiến lần đầu. Các đại biểu chủ động, tích cực tham gia phát biểu tại phiên thảo luận tổ và hội trường vào các dự án luật và nghị quyết. Các nội dung góp ý với lập luận sắc sảo có cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn chuyên sâu, mang tính xây dựng, được chủ tọa kỳ họp đánh giá cao và cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu. Trong đó, thảo luận ở Đoàn đã có 6 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu liên quan đến công tác nhân sự.
Tại các phiên họp thảo luận tổ, được phân công làm Tổ trưởng Tổ thảo luận số 15 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hòa Bình, Bình Thuận, Bình Phước và Yên Bái; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã điều hành khoa học, linh hoạt, hiệu quả, tổng hợp được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội.
Qua 13 buổi thảo luận tổ, đã có 29 lượt ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu tham gia vào các nội dung của kỳ họp như: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn…
Tại các phiên thảo luận hội trường, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã có 6 lượt ý kiến tham gia phát biểu ý kiến vào các nội dung như: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Địa chất và khoáng sản.
Đơn cử, tham gia ý kiến vào dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Khang Thị Mào đề nghị hết sức cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón. Bởi theo đại biểu, Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ trình Quốc hội quy định áp dụng mức thuế suất, thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật với mục tiêu thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu do theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành.
"Qua nghiên cứu, tôi thấy, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón” - đại biểu Khang Thị Mào chia sẻ.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến thảo luận tại Hội trường
Đặc biệt là tại kỳ họp này, phiên chất vấn và trả lời chất vấn được nhiều cử tri và dư luận xã hội quan tâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái có 2 đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia chất vấn trực tiếp tới Tổng kiểm toán Nhà nước và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa Kiểm toán nhà nước khu vực và các địa phương để đảm bảo tính độc lập, khách quan và thực trạng và định hướng của Chính phủ trong phát triển thị trường Các-bon thời gian tới.
Khi tham gia thảo luận về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm toán, đại biểu Triệu Thị Huyền đã nêu ý kiến chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn về việc mô hình tổ chức của Kiểm toán Nhà nước phân theo khu vực, trong đó một khu vực thực hiện kiểm toán thường xuyên đối với 1 địa bàn. Vậy, việc này có đảm bảo tính độc lập, khách quan và nảy sinh các tiêu cực trong mối quan hệ giữa các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các địa phương không? Giải pháp của Kiểm toán Nhà nước với vấn đề này là gì?
Lý giải băn khoăn của đại biểu Triệu Thị Huyền, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết: Việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất như sáu nội dung đã triển khai.
Còn về thực hiện Quy định số 131 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra thì Kiểm toán Nhà nước đã làm rất mạnh công tác luân chuyển, luân phiên, điều động cán bộ và theo Quy định 131 thì trong vòng từ hai đến ba năm là phải luân chuyển, luân phiên điều động cán bộ.
Các chất vấn của đại biểu Quốc hội trong Đoàn được nhân dân và cử tri đồng tình, đánh giá cao và được thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trả lời thẳng thắn, đưa ra nhiều giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn cũng đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền đảm bảo nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục quy định.
Với tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 1/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 2 đoàn do các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng đoàn, cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình nhằm kịp thời thông tin tới cử tri về các hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng như nội dung, chương trình của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tới cử tri và nhân dân trong tỉnh.
Tại các cuộc tiếp xúc, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái trân trọng cảm ơn các cử tri đã có nhiều ý kiến tham gia đóng góp tâm huyết trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Đồng thời tiếp thu, giải trình và lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của tri về một số vấn đề liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, chính sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế… Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cử tri trong tỉnh sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tổng hợp phản ánh các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian tới.
Đánh giá về các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho biết: Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã phát biểu, tích cực đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội; tham gia ý kiến góp ý các dự án luật và nghị quyết. Các ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội tỉnh đều được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kịp thời tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình làm rõ theo ý kiến tham gia của các vị đại biểu Quốc hội, được chủ tọa kỳ họp đánh giá cao.