ĐBQH - Ngày 8/6, sau các phiên làm việc ở Hội trường, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy phát biểu chủ trì thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035
Thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cơ bản nhất trí với 6 giải pháp thực hiện chương trình theo đề xuất của Chính phủ.
Đại biểu đề nghị, xác định rõ hơn nữa giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương, nguồn lực của cộng đồng, trong đó có phân định rõ các địa phương khác nhau, các nhóm địa phương khác nhau khi mà xác định tiêu chí, định mức phân bổ nguồn lực.
Trong thảo luận, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất với đề xuất của Chính phủ về sự cần thiết phải nghiên cứu, đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa ở nước ngoài, nhất là các quốc gia mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sâu rộng; trong đó, việc giao lưu văn hóa được xác định là 1 trong các trụ cột của quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng cần đánh giá kỹ về nội dung, phạm vi, quy mô cũng như cân đối với nguồn lực để xác định danh mục và lộ trình triển khai thực hiện, bảo đảm hợp lý, khả thi và hiệu quả.
Đại biểu cho rằng cần quan tâm ưu tiên để tăng cơ cấu nguồn lực hỗ trợ từ chương trình cho các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số địa phương nơi có đông tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số rất ít người; nơi có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cần có nguồn lực hỗ trợ của chương trình để thực hiện việc bảo tồn và phát huy hiệu quả.
Đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất cho rằng, tại kỳ họp này trên cơ sở ý kiến của các cơ quan thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, đề nghị Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện chương trình, bổ sung thêm dự thảo nghị quyết và sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
"Đồng thời với việc thông qua chủ trương đầu tư chương trình tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ cũng trình Quốc hội phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan để thực hiện nhiều vụ chuẩn bị chương trình trong năm 2025. Đến năm 2026 bắt đầu nhiệm kỳ mới, chúng ta sẽ triển khai thực hiện chương trình với cái thời hạn 10 năm bao gồm hai giai đoạn” - đại biểu Đỗ Đức Duy nêu ý kiến.
Đại biểu Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ
Đối với Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, phần quy định về Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung này thì theo hướng thêm đại diện của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện Luật Tư pháp người chưa thành niên từ Trung ương tới địa phương.
Theo đại biểu nên bỏ nội dung và các thành viên khác do Chính phủ quy định, đối với Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên thì cần phải quy định rõ ràng, cụ thể trong luật, bao gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan nào? Đại biểu đề nghị biên tập lại: "Thành viên Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên bao gồm: đại diện các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tư pháp và đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
Liên quan đến nội dung quy định ở Điều 36, đại biểu thống nhất với một số ý kiến là: đề nghị cân nhắc thêm về biện pháp xử lý chuyển hướng theo hướng bồi thường thiệt hại và xử phạt vi phạm hành chính.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Cùng thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Khang Thị Mào cho biết nội dung của Điều 8 và Khoản 5 của Điều 21 của dự thảo luật thì đều quy định người chưa thành niên được thông tin đầy đủ, kịp thời bằng ngôn ngữ đơn giản, thân thiện, dễ hiểu về những nội dung liên quan đến giải quyết vụ việc của họ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thì quy định tại Điều 21 còn bỏ ở Điều 8, tránh cùng lắp về nội dung của Điều 8 với khoản 5, Điều 21.
Đại biểu Mào đề nghị xem xét bổ sung Điều 21 về quyền và nghĩa vụ đối với người chưa thành niên là người dân tộc thiểu số thì trong trường hợp cần thiết thì phải sử dụng bổ sung ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số khi mà người phạm tội chưa thành niên còn không biết nhiều về tiếng phổ thông.
Về quy định phạt tiền, tại khoản 1, Điều 109 quy định, phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nếu người đó có thu nhập, có tài sản riêng hoặc cha mẹ, người thân thích có tài sản và tự nguyện thực hiện.
Nội dung này, đại biểu Mào đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét quy định cụ thể những người chưa thành niên phạm tội ở mức độ nào thì phạt tiền. Theo đại biểu, quy định như trên chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên có thu nhập hoặc có phải tài sản riêng nếu người chưa thành niên không có thu nhập hoặc không có tài sản riêng thì có thể phải chịu hình phạt cải tạo, không giam giữ hoặc phạt tù sẽ tạo nên sự phân biệt và chưa đảm bảo tính công bằng giữa người chưa thành niên có thu nhập có điều kiện và người chưa thành niên không có thu nhập, dân khó khăn trong xét xử.
Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền tham gia ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Tham gia ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền đề xuất cơ quan soạn thảo là bổ sung thêm một cái chỉ tiêu nghiên cứu giải pháp để giải quyết, để trẻ hóa đội ngũ đối với lĩnh vực chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn và văn hóa cơ sở như là diễn viên múa không và tuyên truyền viên văn hóa.
Đại biểu cho biết, chúng ta thấy rằng chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và tuyên truyền lưu động đang thực hiện theo chính sách chung với viên chức về độ tuổi nghỉ hưu của lộ trình là đủ 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Đặc thủ chuyên môn trực tiếp biểu diễn trên sân khấu và họ lại cần có cái yếu tố về kỹ năng, về ngoại hình mới đảm bảo được nâng cao về chất lượng cũng như là về các cái chương trình.
Ngoài ra, để cái chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 thật sự phát huy hiệu quả, đại biểu cho rằng cần phải thực hiện đánh giá kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa ở một số quốc gia, qua đó đạt được mục tiêu cụ thể về tăng thứ hạng của Việt Nam đối với một số hoạt động văn hóa có tính chất toàn cầu.
Để đảm bảo việc thực hiện các cái thủ tục về đất đai, cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất cũng như là chuyển mục đích sử dụng đất để giao đất thì đối với diện tích đất đã được thực hiện để xây dựng các hạng công trình của chương trình tiêu quốc gia này, đại biểu Huyền đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung về nhu cầu sử dụng đất của các công trình trong dự án có sử dụng đất để được cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm căn cứ thực hiện các thủ tục đất đai sau khi dự án được phê duyệt.
Từ ngày 9/6 đến hết ngày 16/6, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.
Ban Biên tập
ĐBQH - Ngày 8/6, sau các phiên làm việc ở Hội trường, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).Thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cơ bản nhất trí với 6 giải pháp thực hiện chương trình theo đề xuất của Chính phủ.
Đại biểu đề nghị, xác định rõ hơn nữa giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương, nguồn lực của cộng đồng, trong đó có phân định rõ các địa phương khác nhau, các nhóm địa phương khác nhau khi mà xác định tiêu chí, định mức phân bổ nguồn lực.
Trong thảo luận, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất với đề xuất của Chính phủ về sự cần thiết phải nghiên cứu, đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa ở nước ngoài, nhất là các quốc gia mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sâu rộng; trong đó, việc giao lưu văn hóa được xác định là 1 trong các trụ cột của quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng cần đánh giá kỹ về nội dung, phạm vi, quy mô cũng như cân đối với nguồn lực để xác định danh mục và lộ trình triển khai thực hiện, bảo đảm hợp lý, khả thi và hiệu quả.
Đại biểu cho rằng cần quan tâm ưu tiên để tăng cơ cấu nguồn lực hỗ trợ từ chương trình cho các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số địa phương nơi có đông tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số rất ít người; nơi có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cần có nguồn lực hỗ trợ của chương trình để thực hiện việc bảo tồn và phát huy hiệu quả.
Đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất cho rằng, tại kỳ họp này trên cơ sở ý kiến của các cơ quan thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, đề nghị Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện chương trình, bổ sung thêm dự thảo nghị quyết và sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
"Đồng thời với việc thông qua chủ trương đầu tư chương trình tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ cũng trình Quốc hội phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan để thực hiện nhiều vụ chuẩn bị chương trình trong năm 2025. Đến năm 2026 bắt đầu nhiệm kỳ mới, chúng ta sẽ triển khai thực hiện chương trình với cái thời hạn 10 năm bao gồm hai giai đoạn” - đại biểu Đỗ Đức Duy nêu ý kiến.
Đại biểu Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ
Đối với Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, phần quy định về Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung này thì theo hướng thêm đại diện của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện Luật Tư pháp người chưa thành niên từ Trung ương tới địa phương.
Theo đại biểu nên bỏ nội dung và các thành viên khác do Chính phủ quy định, đối với Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên thì cần phải quy định rõ ràng, cụ thể trong luật, bao gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan nào? Đại biểu đề nghị biên tập lại: "Thành viên Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên bao gồm: đại diện các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tư pháp và đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
Liên quan đến nội dung quy định ở Điều 36, đại biểu thống nhất với một số ý kiến là: đề nghị cân nhắc thêm về biện pháp xử lý chuyển hướng theo hướng bồi thường thiệt hại và xử phạt vi phạm hành chính.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Cùng thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Khang Thị Mào cho biết nội dung của Điều 8 và Khoản 5 của Điều 21 của dự thảo luật thì đều quy định người chưa thành niên được thông tin đầy đủ, kịp thời bằng ngôn ngữ đơn giản, thân thiện, dễ hiểu về những nội dung liên quan đến giải quyết vụ việc của họ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thì quy định tại Điều 21 còn bỏ ở Điều 8, tránh cùng lắp về nội dung của Điều 8 với khoản 5, Điều 21.
Đại biểu Mào đề nghị xem xét bổ sung Điều 21 về quyền và nghĩa vụ đối với người chưa thành niên là người dân tộc thiểu số thì trong trường hợp cần thiết thì phải sử dụng bổ sung ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số khi mà người phạm tội chưa thành niên còn không biết nhiều về tiếng phổ thông.
Về quy định phạt tiền, tại khoản 1, Điều 109 quy định, phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nếu người đó có thu nhập, có tài sản riêng hoặc cha mẹ, người thân thích có tài sản và tự nguyện thực hiện.
Nội dung này, đại biểu Mào đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét quy định cụ thể những người chưa thành niên phạm tội ở mức độ nào thì phạt tiền. Theo đại biểu, quy định như trên chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên có thu nhập hoặc có phải tài sản riêng nếu người chưa thành niên không có thu nhập hoặc không có tài sản riêng thì có thể phải chịu hình phạt cải tạo, không giam giữ hoặc phạt tù sẽ tạo nên sự phân biệt và chưa đảm bảo tính công bằng giữa người chưa thành niên có thu nhập có điều kiện và người chưa thành niên không có thu nhập, dân khó khăn trong xét xử.
Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền tham gia ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Tham gia ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền đề xuất cơ quan soạn thảo là bổ sung thêm một cái chỉ tiêu nghiên cứu giải pháp để giải quyết, để trẻ hóa đội ngũ đối với lĩnh vực chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn và văn hóa cơ sở như là diễn viên múa không và tuyên truyền viên văn hóa.
Đại biểu cho biết, chúng ta thấy rằng chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và tuyên truyền lưu động đang thực hiện theo chính sách chung với viên chức về độ tuổi nghỉ hưu của lộ trình là đủ 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Đặc thủ chuyên môn trực tiếp biểu diễn trên sân khấu và họ lại cần có cái yếu tố về kỹ năng, về ngoại hình mới đảm bảo được nâng cao về chất lượng cũng như là về các cái chương trình.
Ngoài ra, để cái chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 thật sự phát huy hiệu quả, đại biểu cho rằng cần phải thực hiện đánh giá kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa ở một số quốc gia, qua đó đạt được mục tiêu cụ thể về tăng thứ hạng của Việt Nam đối với một số hoạt động văn hóa có tính chất toàn cầu.
Để đảm bảo việc thực hiện các cái thủ tục về đất đai, cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất cũng như là chuyển mục đích sử dụng đất để giao đất thì đối với diện tích đất đã được thực hiện để xây dựng các hạng công trình của chương trình tiêu quốc gia này, đại biểu Huyền đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung về nhu cầu sử dụng đất của các công trình trong dự án có sử dụng đất để được cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm căn cứ thực hiện các thủ tục đất đai sau khi dự án được phê duyệt.
Từ ngày 9/6 đến hết ngày 16/6, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.