ĐBQH - Chiều 29/5, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở hội trường chiều 29/5
Cơ bản đồng tình, nhất trí cao với các báo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, đại biểu tham gia ý kiến về tuyển dụng viên chức sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, các nông, lâm trường và một số vướng mắc trong thực hiện bảo vệ môi trường.
Theo đại biểu, vấn đề tuyển dụng viên chức vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hiện nay rất khó khăn, không riêng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà cả trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông…
Tại một số đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng người đăng ký tham gia dự tuyển rất ít, thậm chí ở một số vị trí có chỉ tiêu tuyển dụng không có người ứng tuyển; các đơn vị sự nghiệp được giao biên chế nhưng không thể tuyển được viên chức vào làm việc, dẫn đến thiếu người làm việc, ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để giải quyết căn cơ vấn đề này, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát lại một số quy định liên quan đến tiêu chuẩn viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có tính đến các yếu tố đặc thù trong tuyển dụng, không nhất thiết tất cả các lĩnh vực đều yêu cầu phải có trình độ đại học.
"Đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể cho tuyển dụng trình độ cao đẳng và có lộ trình đào tạo nâng cao trình độ để đảm bảo tiêu chuẩn viên chức theo quy định. Đồng thời, tôi đề nghị nghiên cứu, xem xét tiếp tục thực hiện cơ chế cử tuyển để đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng viên chức hiện nay” - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đề xuất.
Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, các nông, lâm trường theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, chưa đạt được các mục tiêu và lộ trình đề ra. Một số lâm trường đã dừng hoạt động trong rất nhiều năm song không thể thực hiện được việc giải thể dẫn đến lãng phí nguồn lực, lãng phí nguồn vốn đã đầu tư của Nhà nước, ảnh hưởng nặng nề đến việc giải quyết các chế độ, chính sách của người lao động trong các lâm trường này. Trong khi đó, quy định hiện hành của Chính phủ là các lâm trường không áp dụng hình thức phá sản và chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay các khoản nợ phải trả của các lâm trường này rất lớn, trong khi công nợ phải thu không thu được, tài sản của các lâm trường này đã hư hỏng, xuống cấp, giá trị còn lại rất thấp dẫn đến mất khả năng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
Đại biểu Luận nếu ý kiến: "Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có cơ chế, chính sách xử lý các tồn tại về tài chính của các lâm trường hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; ưu tiên hỗ trợ các địa phương còn khó khăn về ngân sách trong việc xử lý các khoản công nợ khi thực hiện giải thể các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 04 năm 2024 của Chính phủ”.
Đối với việc triển khai thực hiện Nghị định số 08 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đại biểu cho rằng còn có một số điểm chưa hợp lý, gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các địa phương trong thực hiện.
Cụ thể, tại Phụ lục II của Nghị định đang quy định dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên là mức công suất lớn, thuộc nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao và thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Viện dẫn thực tế, số lượng dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp có công suất trên 1.000 đơn vị vật nuôi hiện nay có số lượng rất lớn, đại biểu đề nghị Chính phủ cần xem xét, nâng quy mô các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời phân cấp mạnh hơn cho các địa phương trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ dự án; tạo sự chủ động của địa phương trong kiểm soát các vấn đề môi trường và giảm tải cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Về dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đại biểu cho biết, tại Phụ lục IV của Nghị định quy định "Dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng công trình có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của HĐND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, pháp luật về đất đai hiện hành quy định HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất lúa với diện tích dưới 10hecta, không quy định cận dưới của quy mô chuyển đổi, do vậy tất cả các dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đại biểu cho rằng, quy định này đã tạo nhiều khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai thực hiện, gây tốn kém thêm chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, đặc biệt là các công trình có quy mô nhỏ, diện tích đất trồng lúa cần thu hồi chuyển mục đích sử dụng không lớn.
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định cụ thể hơn đối với các dự án có quy mô diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là từ bao nhiêu mét vuông trở lên thì mới phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ban Biên tập
ĐBQH - Chiều 29/5, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024.Cơ bản đồng tình, nhất trí cao với các báo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, đại biểu tham gia ý kiến về tuyển dụng viên chức sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, các nông, lâm trường và một số vướng mắc trong thực hiện bảo vệ môi trường.
Theo đại biểu, vấn đề tuyển dụng viên chức vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hiện nay rất khó khăn, không riêng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà cả trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông…
Tại một số đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng người đăng ký tham gia dự tuyển rất ít, thậm chí ở một số vị trí có chỉ tiêu tuyển dụng không có người ứng tuyển; các đơn vị sự nghiệp được giao biên chế nhưng không thể tuyển được viên chức vào làm việc, dẫn đến thiếu người làm việc, ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để giải quyết căn cơ vấn đề này, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát lại một số quy định liên quan đến tiêu chuẩn viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có tính đến các yếu tố đặc thù trong tuyển dụng, không nhất thiết tất cả các lĩnh vực đều yêu cầu phải có trình độ đại học.
"Đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể cho tuyển dụng trình độ cao đẳng và có lộ trình đào tạo nâng cao trình độ để đảm bảo tiêu chuẩn viên chức theo quy định. Đồng thời, tôi đề nghị nghiên cứu, xem xét tiếp tục thực hiện cơ chế cử tuyển để đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng viên chức hiện nay” - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đề xuất.
Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, các nông, lâm trường theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, chưa đạt được các mục tiêu và lộ trình đề ra. Một số lâm trường đã dừng hoạt động trong rất nhiều năm song không thể thực hiện được việc giải thể dẫn đến lãng phí nguồn lực, lãng phí nguồn vốn đã đầu tư của Nhà nước, ảnh hưởng nặng nề đến việc giải quyết các chế độ, chính sách của người lao động trong các lâm trường này. Trong khi đó, quy định hiện hành của Chính phủ là các lâm trường không áp dụng hình thức phá sản và chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay các khoản nợ phải trả của các lâm trường này rất lớn, trong khi công nợ phải thu không thu được, tài sản của các lâm trường này đã hư hỏng, xuống cấp, giá trị còn lại rất thấp dẫn đến mất khả năng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
Đại biểu Luận nếu ý kiến: "Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có cơ chế, chính sách xử lý các tồn tại về tài chính của các lâm trường hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; ưu tiên hỗ trợ các địa phương còn khó khăn về ngân sách trong việc xử lý các khoản công nợ khi thực hiện giải thể các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 04 năm 2024 của Chính phủ”.
Đối với việc triển khai thực hiện Nghị định số 08 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đại biểu cho rằng còn có một số điểm chưa hợp lý, gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các địa phương trong thực hiện.
Cụ thể, tại Phụ lục II của Nghị định đang quy định dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên là mức công suất lớn, thuộc nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao và thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Viện dẫn thực tế, số lượng dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp có công suất trên 1.000 đơn vị vật nuôi hiện nay có số lượng rất lớn, đại biểu đề nghị Chính phủ cần xem xét, nâng quy mô các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời phân cấp mạnh hơn cho các địa phương trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ dự án; tạo sự chủ động của địa phương trong kiểm soát các vấn đề môi trường và giảm tải cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Về dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đại biểu cho biết, tại Phụ lục IV của Nghị định quy định "Dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng công trình có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của HĐND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, pháp luật về đất đai hiện hành quy định HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất lúa với diện tích dưới 10hecta, không quy định cận dưới của quy mô chuyển đổi, do vậy tất cả các dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đại biểu cho rằng, quy định này đã tạo nhiều khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai thực hiện, gây tốn kém thêm chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, đặc biệt là các công trình có quy mô nhỏ, diện tích đất trồng lúa cần thu hồi chuyển mục đích sử dụng không lớn.
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định cụ thể hơn đối với các dự án có quy mô diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là từ bao nhiêu mét vuông trở lên thì mới phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.