Sign In

Tin hoạt động Đoàn ĐBQH >> Chính trị

Đại biểu Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái góp ý về một số chủ trương đầu tư

27/05/2024 08:41:28 Xem cỡ chữ Google
ĐBQH - Chiều 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại Tổ về: Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã có những góp ý như sau:

Đại biểu Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái thảo luận

Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), đồng chí cho rằng hện nay vai trò của đường cao tốc đối với phát triển kinh tế xã hội rất hiệu quả. Khu vực Tây Nguyên có mật độ thấp nhất so với các vùng trong cả nước chỉ có vài chục cây số đường cao tốc, nên đồng chí tán thành cao với sự cần thiết đầu tư dự án để tạo điều kiện liên kết các địa phương trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Dự án này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, cũng như quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Về hình thức đầu tư, đồng chí cho rằng trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nên việc thực hiện chủ trương thu hút nguồn lực từ xã hội giảm áp lực từ ngân sách nhà nước là phù hợp. Tuy nhiên việc huy động vốn, sự tham gia của các nhà đầu tư còn nhiều khó khăn. Do đó đồng chí đề nghị nghiên cứu bổ sung cơ chế để đảm bảo tính khả thi cho dự án tránh trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng cho dự án dẫn đến phải báo cáo chuyển đổi sang hình thức đầu tư công làm kéo dài thời gian, giảm hiệu quả của dự án. Ngoài ra cần tính toán đến các vấn đề phát sinh, các vấn đề đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, đồng chí tán thành đề xuất của Chính phủ cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến hết năm 2026 đối với số vốn bố trí từ nguồn tăng thu để thực hiện dự án.

Về cơ chế chính sách đặc thù của dự án, Chính phủ kiến nghị áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu thực hiện đề bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, đồng chí băn khoăn vì việc áp dụng cơ chế chỉ định thầu cho các dự án theo Nghị quyết 43 là tình thế giải pháp áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh cấp bách để đảm bảo tính kịp thời, còn trong điều kiện bình thường, cần áp dụng các quy định chung của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo công khai minh bạch trong việc lựa chọn nhà thầu, nên đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, Chính phủ cân nhắc thực hiện nội dung này.

Nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, đồng chí thống nhất với đề xuất của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc và nêu thêm một số ý kiến qua tiếp xúc cử tri đó là: Đề nghị bổ sung thêm một số đối tượng thụ hưởng của chương trình:

Thứ nhất đối với dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đề nghị bổ sung thêm đối tượng hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chính sách của dự án 1 nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các đối tượng này.

Thứ 2 đối với hoạt động hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị và sản xuất cộng đồng thuộc chương trình MTQG, theo quy định tại khoản 11 điều 1 Nghị định 38/2023 của Chính phủ, các dự án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các CTMTQG, và theo quy định tại khoản 13 điều 1 Nghị định 38, tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi, tuy nhiên 50% đối tượng còn lại thường không thuộc nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định của các CTMTQG nên khó thu hút đối tượng này tham gia dự án, dự án này sẽ không đủ điều kiện để được hỗ trợ. Do đó, đồng chí đề nghị xem xét bổ sung hỗ trợ cho các đối tượng khác ngoài đối tượng đã quy định của các chương trình với tỷ lệ bằng 70% mức hỗ trợ cho đối tượng chính trong việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và sản xuất cộng đồng của các chương trình để thu hút đối tượng này tham gia các dự án phát triển sản xuất, đảm bảo nhu cầu thực tiễn, thực hiện dự án theo quy định.

Đối với dự án 5, tiểu dự án 3, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đồng chí cho biết đối với tỉnh Yên Bái đã thực hiện sáp nhập trung tâm dạy nghề với Trung tâm giáo dục thường xuyên thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên. Sau khi sáp nhập vẫn hoạt động dạy nghề theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, trong khi đó quy định tại Quyết định số 1719 hay Quyết định số 90 của Chính phủ , đối tượng hỗ trợ của các dự án, tiểu dự án thành phần phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc 2 chương trình là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời văn bản số 1516 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết các vướng mắc trong thực hiên các nội dung giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 CTMTQG, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên lại không phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên không thuộc diện được hỗ trợ đầu tư từ CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững. Trong khi đó các Trung tâm này có chức năng giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, đảm nhận việc đào tạo nghề ngắn hạn cho phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh. Do đó đồng chí đề nghị xem xét bổ sung đối tượng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vào danh sách đối tượng thụ hưởng của chương trình tại Quyết định số 1719 và Quyết định 90 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, định mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng  được thực hiện theo Quyết định số 46/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng được hỗ trợ bình quân đối với các nhóm đối tượng thấp nhất là 2 triệu đồng/người/khóa và cao nhất là 6 triệu đồng/người/khóa. Mức cao nhất chỉ áp dụng với người khuyết tật, bình quân khoảng 3 triệu/người/khóa, đồng chí cho rằng mức kinh phí này không còn phù hợp vì từ 2016 đến nay đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,2 đến 1,8 triệu; mức thu học phí đối với các nghề đào tạo sơ cấp từ 4,5 đến 12 triệu đồng/người/khóa khó thu hút được học viên là đối tượng của các chương trình theo học. Đồng chí đề nghị nghiên cứu xem xét điều chỉnh tăng mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng tại Quyết định số 46/2015 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

Ban Biên tập

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h