ĐBQH - Ngày 24/5, trong phiên thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Luật Cảnh vệ, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái đề nghị:
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại tổ
1. Về thủ tục trang bị vũ khí quân dụng (Điều 21)
Tại điểm d khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật quy định về thời hạn của “Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 60 ngày”. Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa quy định như hiện nay chưa rõ trong trường hợp nào và khi nào thì được trang bị vũ khí quân dụng. Do vậy, đề nghị quy định rõ trong dự thảo Luật các trường hợp được trang bị vũ khi quân dụng, khi nào thì được trang bị vũ khí quân dụng hoặc có thể quy định giao Bộ trưởng Bộ công an quy định.
Đồng thời, xem lại thời hạn Giấy phép là 60 ngày nếu trong trường hợp trang bị vũ khí quân dụng vì lý do an ninh quốc gia, quốc phòng, chiến tranh và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc bị kéo dài thời gian thì thời hạn này của Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có hợp lý không? Đề nghị không nên quy định cứng về thời hạn giấy phép là 60 ngày mà nên quy định từng trường hợp theo các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt, hạn chế được việc phát sinh các thủ tục hành chính khi phải gia hạn, đồng thời phù hợp với các quy định tại điều 21 của Luật này.
2. Về thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng (Điều 22)
Tại điểm đ khoản 1 Điều 22 dự thảo Luật quy định: “Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị và không có thời hạn”. Đề nghị xem lại sự cần thiết cấp và mối liên hệ giữa 02 loại Giấy phép là Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng (Điều 21) và Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có mâu thuẫn nhau không? Bởi nếu theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 có thể thấy cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải làm thủ tục để vừa được cấp Giấy phép trang bị, vừa để được cấp Giấy phép sử dụng, mà Giấy phép sử dụng chỉ được cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị vũ khí quân dụng. Như vậy, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng vũ khí quân dụng phải xin cấp Giấy phép trang bị và cấp Giấy phép sử dụng thì có cần thiết không? Nếu 02 loại Giấy phép này cần thiết phải có thì nên chăng quy định cho doanh nghiệp làm Hồ sơ, thủ tục để cấp đồng thời 02 loại Giấy phép này để giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lại đối với 02 loại Giấy phép này để đảm bảo các thủ tục hành chính không bị chồng chéo, mâu thuẫn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Về nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng (Điều 23)
Điểm e khoản 2 Điều 23 dự thảo Luật quy định: “Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác”. Đề nghị Cơ quan soạn thảo bổ sung đối tượng là “người mất năng lực hành vi dân sự” vào nội dung điều này cho đầy đủ.
4. Về thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Điều 40)
- Khoản 5 Điều 40 quy định: Việc cấp mới, cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương thực hiện, tôi cho rằng việc quy định như vậy không phù hợp thực tế, đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu, có thể ủy quyền cho UBND cấp tỉnh cấp cấp lại hoặc điều chỉnh một số trường hợp hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị thì văn bản đề nghị bổ sung thêm họ tên, chức vụ, số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu của người đến liên hệ.
- Tại khoản 6 Điều 40 dự thảo Luật quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Với thời hạn quy định ở trên là quá ngắn, chưa phù hợp với thực tế do ngoài việc kiểm tra hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp còn phải kiểm tra điều kiện thực tế (kiểm tra thực địa...) với những địa phương có khoảng cách xa, điều kiện địa hình phức tạp, đi lại khó khăn sẽ gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị xem xét điều chỉnh tăng thời gian thực hiện Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lên 7-10 ngày làm việc.
- Tại khoản 7 Điều 40 dự thảo Luật quy định: “Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không quá 05 năm; theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 năm đối với trường hợp phục vụ thi công công trình, thử nghiệm, thăm dò khoáng sản, hoạt động dầu khí và hoạt động khác do Thủ tướng Chính phủ giao”. Đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét thời hạn cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ để phù hợp với thời hạn cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Cụ thể, theo quy định Luật Khoáng sản thì Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp có thời hạn không quá 48 tháng, do đó đề nghị nâng mức cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ cho hoạt động thăm dò lên không quá 4 năm so với không quá 2 năm như dự thảo.
5. Điểm b Khoản 3 Điều 41 quy định
Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn chỉ được thuê tối đa 02 tổ chức có giấy phép dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn ở một khu vực cần thực hiện nổ mìn và phải phân định bằng văn bản để thống nhất phạm vi được phép sử dụng dịch vụ nổ mìn, phương thức nổ mìn bảo đảm an toàn giữa bên thuê và bên thực hiện dịch vụ nổ mìn có sự tham gia của đại diện cơ quan đầu mối quản lý vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương nơi sử dụng. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định: Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn chỉ được thuê 01 tổ chức có giấy phép dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn ở một khu vực cần thực hiện nổ mìn để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới tài sản của tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực nổ mìn. Vì thực tế đã xảy ra trường hợp 2 đơn vị cùng nổ đồng loạt dẫn đến ảnh hưởng đến công trình xây dựng của các hộ dân xung quanh, đồng thời khi xử lý bồi thường thì cũng rất khó xác định được đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường.
ĐỐI VỚI LUẬT CẢNH VỆ: Tại điểm đ khoản 4 Điều 10 quy định về các sự kiện đặc biệt quan trọng: Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung các sự kiện chính trị, hội nghị, lễ hội quan trọng do địa phương tổ chức nhưng có đối tượng cảnh vệ tham dự vào diện được cảnh vệ. Vì thực tế hiện nay, khi tổ chức các sự kiện đặc biệt quan trọng thì địa phương vẫn phải có phương án bảo vệ, do vậy rất cần thiết quy định rõ trong Luật.
Ban Biên tập
ĐBQH - Ngày 24/5, trong phiên thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Luật Cảnh vệ, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái đề nghị: 1. Về thủ tục trang bị vũ khí quân dụng (Điều 21)
Tại điểm d khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật quy định về thời hạn của “Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 60 ngày”. Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa quy định như hiện nay chưa rõ trong trường hợp nào và khi nào thì được trang bị vũ khí quân dụng. Do vậy, đề nghị quy định rõ trong dự thảo Luật các trường hợp được trang bị vũ khi quân dụng, khi nào thì được trang bị vũ khí quân dụng hoặc có thể quy định giao Bộ trưởng Bộ công an quy định.
Đồng thời, xem lại thời hạn Giấy phép là 60 ngày nếu trong trường hợp trang bị vũ khí quân dụng vì lý do an ninh quốc gia, quốc phòng, chiến tranh và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc bị kéo dài thời gian thì thời hạn này của Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có hợp lý không? Đề nghị không nên quy định cứng về thời hạn giấy phép là 60 ngày mà nên quy định từng trường hợp theo các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt, hạn chế được việc phát sinh các thủ tục hành chính khi phải gia hạn, đồng thời phù hợp với các quy định tại điều 21 của Luật này.
2. Về thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng (Điều 22)
Tại điểm đ khoản 1 Điều 22 dự thảo Luật quy định: “Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị và không có thời hạn”. Đề nghị xem lại sự cần thiết cấp và mối liên hệ giữa 02 loại Giấy phép là Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng (Điều 21) và Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có mâu thuẫn nhau không? Bởi nếu theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 có thể thấy cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải làm thủ tục để vừa được cấp Giấy phép trang bị, vừa để được cấp Giấy phép sử dụng, mà Giấy phép sử dụng chỉ được cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị vũ khí quân dụng. Như vậy, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng vũ khí quân dụng phải xin cấp Giấy phép trang bị và cấp Giấy phép sử dụng thì có cần thiết không? Nếu 02 loại Giấy phép này cần thiết phải có thì nên chăng quy định cho doanh nghiệp làm Hồ sơ, thủ tục để cấp đồng thời 02 loại Giấy phép này để giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lại đối với 02 loại Giấy phép này để đảm bảo các thủ tục hành chính không bị chồng chéo, mâu thuẫn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Về nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng (Điều 23)
Điểm e khoản 2 Điều 23 dự thảo Luật quy định: “Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác”. Đề nghị Cơ quan soạn thảo bổ sung đối tượng là “người mất năng lực hành vi dân sự” vào nội dung điều này cho đầy đủ.
4. Về thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Điều 40)
- Khoản 5 Điều 40 quy định: Việc cấp mới, cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương thực hiện, tôi cho rằng việc quy định như vậy không phù hợp thực tế, đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu, có thể ủy quyền cho UBND cấp tỉnh cấp cấp lại hoặc điều chỉnh một số trường hợp hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị thì văn bản đề nghị bổ sung thêm họ tên, chức vụ, số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu của người đến liên hệ.
- Tại khoản 6 Điều 40 dự thảo Luật quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Với thời hạn quy định ở trên là quá ngắn, chưa phù hợp với thực tế do ngoài việc kiểm tra hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp còn phải kiểm tra điều kiện thực tế (kiểm tra thực địa...) với những địa phương có khoảng cách xa, điều kiện địa hình phức tạp, đi lại khó khăn sẽ gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị xem xét điều chỉnh tăng thời gian thực hiện Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lên 7-10 ngày làm việc.
- Tại khoản 7 Điều 40 dự thảo Luật quy định: “Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không quá 05 năm; theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 năm đối với trường hợp phục vụ thi công công trình, thử nghiệm, thăm dò khoáng sản, hoạt động dầu khí và hoạt động khác do Thủ tướng Chính phủ giao”. Đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét thời hạn cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ để phù hợp với thời hạn cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Cụ thể, theo quy định Luật Khoáng sản thì Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp có thời hạn không quá 48 tháng, do đó đề nghị nâng mức cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ cho hoạt động thăm dò lên không quá 4 năm so với không quá 2 năm như dự thảo.
5. Điểm b Khoản 3 Điều 41 quy định
Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn chỉ được thuê tối đa 02 tổ chức có giấy phép dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn ở một khu vực cần thực hiện nổ mìn và phải phân định bằng văn bản để thống nhất phạm vi được phép sử dụng dịch vụ nổ mìn, phương thức nổ mìn bảo đảm an toàn giữa bên thuê và bên thực hiện dịch vụ nổ mìn có sự tham gia của đại diện cơ quan đầu mối quản lý vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương nơi sử dụng. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định: Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn chỉ được thuê 01 tổ chức có giấy phép dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn ở một khu vực cần thực hiện nổ mìn để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới tài sản của tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực nổ mìn. Vì thực tế đã xảy ra trường hợp 2 đơn vị cùng nổ đồng loạt dẫn đến ảnh hưởng đến công trình xây dựng của các hộ dân xung quanh, đồng thời khi xử lý bồi thường thì cũng rất khó xác định được đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường.
ĐỐI VỚI LUẬT CẢNH VỆ: Tại điểm đ khoản 4 Điều 10 quy định về các sự kiện đặc biệt quan trọng: Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung các sự kiện chính trị, hội nghị, lễ hội quan trọng do địa phương tổ chức nhưng có đối tượng cảnh vệ tham dự vào diện được cảnh vệ. Vì thực tế hiện nay, khi tổ chức các sự kiện đặc biệt quan trọng thì địa phương vẫn phải có phương án bảo vệ, do vậy rất cần thiết quy định rõ trong Luật.