Thực hiện Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017, Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức giám sát việc sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái.
Giám sát tại Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu
Thực hiện Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017, Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức giám sát việc sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái. Đoàn giám sát do đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban dân tộc của HĐND tỉnh, các đồng chí đại diện Thường trực HĐND và Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái.
Qua giám sát, Ban Văn hóa – Xã hội nhận thấy, năm học 2016 – 2017 bên cạnh việc sáp nhập các đơn vị trường học, huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái là hai trong bốn đơn vị thực hiện sắp xếp lại các điểm trường lẻ. Sau một năm triển khai Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, huyện Trạm Tấu và Thành phố Yên Bái đã đạt được kết quả quan trọng. Việc thực hiện Đề án đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành, các đơn vị trường học và đặc biệt là của bà con nhân dân các xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu. Nhìn chung, việc thực hiện Đề án cơ bản đã đảm bảo tiến độ đề ra, quy mô trường lớp được sắp xếp theo hướng tinh gọn, thành phố Yên Bái đã giảm được 15 trường, 03 điểm trường; huyện Trạm Tấu giảm 03 trường, 58 điểm lẻ. Việc xóa bỏ điểm trường lẻ để học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt tại một điểm trường nên công tác quản lý, giáo dục và chăm sóc học sinh được tốt hơn. Công tác bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được quan tâm. Cơ sở vật chất được đầu tư tập trung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án còn gặp một số khó khăn về sở vật chất còn nhiều công trình tạm; chỗ ở cho học sinh các trường bán trú ở huyện Trạm Tấu còn trật trội. Quỹ đất để xây dựng các hạng mục công trình phòng học, phòng ở và các công trình phụ trợ còn chật hẹp, nhất là đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh; có chủ trương mở rộng quỹ đất các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các trường học cần tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học, chăm sóc học sinh, nhất là các trường phổ thông dân tộc bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Thùy Ninh
Thực hiện Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017, Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức giám sát việc sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái. Thực hiện Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017, Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức giám sát việc sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái. Đoàn giám sát do đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban dân tộc của HĐND tỉnh, các đồng chí đại diện Thường trực HĐND và Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái.
Qua giám sát, Ban Văn hóa – Xã hội nhận thấy, năm học 2016 – 2017 bên cạnh việc sáp nhập các đơn vị trường học, huyện Trạm Tấu và thành phố Yên Bái là hai trong bốn đơn vị thực hiện sắp xếp lại các điểm trường lẻ. Sau một năm triển khai Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, huyện Trạm Tấu và Thành phố Yên Bái đã đạt được kết quả quan trọng. Việc thực hiện Đề án đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành, các đơn vị trường học và đặc biệt là của bà con nhân dân các xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu. Nhìn chung, việc thực hiện Đề án cơ bản đã đảm bảo tiến độ đề ra, quy mô trường lớp được sắp xếp theo hướng tinh gọn, thành phố Yên Bái đã giảm được 15 trường, 03 điểm trường; huyện Trạm Tấu giảm 03 trường, 58 điểm lẻ. Việc xóa bỏ điểm trường lẻ để học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt tại một điểm trường nên công tác quản lý, giáo dục và chăm sóc học sinh được tốt hơn. Công tác bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được quan tâm. Cơ sở vật chất được đầu tư tập trung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Giám sát tại Trường Tiểu học và THCS Bản Hát, huyện Trạm Tấu
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án còn gặp một số khó khăn về sở vật chất còn nhiều công trình tạm; chỗ ở cho học sinh các trường bán trú ở huyện Trạm Tấu còn trật trội. Quỹ đất để xây dựng các hạng mục công trình phòng học, phòng ở và các công trình phụ trợ còn chật hẹp, nhất là đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh; có chủ trương mở rộng quỹ đất các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các trường học cần tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học, chăm sóc học sinh, nhất là các trường phổ thông dân tộc bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.