Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Yên Bái
Qua các cuộc giám sát tại các địa phương, đơn vị, Đoàn giám sát nhận thấy, UBND tỉnh Yên Bái đã thực hiện phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng cho các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên tất cả các lĩnh vực của công tác THTK, CLP. UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để triển khai công tác THTK, CLP đảm bảo thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về THTK, CLP trên tất cả các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Giám sát về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiết kiệm được với tổng kinh phí là trên 5.026.420 triệu đồng. Các nguồn kinh phí tiết kiệm được hàng năm đã được UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đảm bảo đúng quy định.
Về tình hình thực hiện dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công hàng năm UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu, chi và giải ngân hết niên độ NSNN đảm bảo theo đúng quy định. Việc tiết kiệm NSNN được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh nghiêm túc thực hiện. Tổng nguồn tăng thu tiết kiệm chi giai đoạn 2016 - 2020 là 1.115.641 triệu đồng.
Qua giám sát cho thấy, việc tổ chức thực hiện quyết toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương hàng năm đã được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm và đảm bảo đúng thời gian, nội dung theo quy định.
Trong giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 4.558 dự án, có 4.086 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng; có 506 dự án chuyển tiếp, có 106 dự án điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư.
Tất cả các dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao, đưa vào khai thác và sử dụng đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc THTK, CLP được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: quản lý sử dụng NSNN, tài sản nhà nước, tài nguyên, lao động và thời gian lao động…
Việc sử dụng NSNN được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Bộ máy tổ chức tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, góp phần giảm chi phí cho NSNN...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là việc ban hành chính sách, pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện chương trình THTK, CLP của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai kịp thời, song vẫn còn có những khó khăn, tồn tại, thiếu tính khả thi trong thực hiện, chưa phát huy được hiệu quả; một số văn bản còn có những bất cập, thiếu tính đồng nhất dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, đặc biệt là trong quá trình triển khai các dự án đầu tư làm chậm tiến độ, gây lãng phí. Trong thực hiện một số lĩnh vực của THTK, CLP tại địa phương còn gặp phải khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách...
Qua giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đã kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tiếp tục nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật THTK, CLP với các luật khác và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác THTK, CLP trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc THTK, CLP; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai kết quả xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về THTK, CLP theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, sớm giao kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, nhất là vốn Chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương có cơ sở phân bổ và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tránh gây lãng phí ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Qua các cuộc giám sát tại các địa phương, đơn vị, Đoàn giám sát nhận thấy, UBND tỉnh Yên Bái đã thực hiện phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng cho các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên tất cả các lĩnh vực của công tác THTK, CLP. UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để triển khai công tác THTK, CLP đảm bảo thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về THTK, CLP trên tất cả các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Giám sát về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiết kiệm được với tổng kinh phí là trên 5.026.420 triệu đồng. Các nguồn kinh phí tiết kiệm được hàng năm đã được UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đảm bảo đúng quy định.
Về tình hình thực hiện dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công hàng năm UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu, chi và giải ngân hết niên độ NSNN đảm bảo theo đúng quy định. Việc tiết kiệm NSNN được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh nghiêm túc thực hiện. Tổng nguồn tăng thu tiết kiệm chi giai đoạn 2016 - 2020 là 1.115.641 triệu đồng.
Qua giám sát cho thấy, việc tổ chức thực hiện quyết toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương hàng năm đã được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm và đảm bảo đúng thời gian, nội dung theo quy định.
Trong giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 4.558 dự án, có 4.086 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng; có 506 dự án chuyển tiếp, có 106 dự án điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư.
Tất cả các dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao, đưa vào khai thác và sử dụng đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc THTK, CLP được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: quản lý sử dụng NSNN, tài sản nhà nước, tài nguyên, lao động và thời gian lao động…
Việc sử dụng NSNN được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Bộ máy tổ chức tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, góp phần giảm chi phí cho NSNN...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là việc ban hành chính sách, pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện chương trình THTK, CLP của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai kịp thời, song vẫn còn có những khó khăn, tồn tại, thiếu tính khả thi trong thực hiện, chưa phát huy được hiệu quả; một số văn bản còn có những bất cập, thiếu tính đồng nhất dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, đặc biệt là trong quá trình triển khai các dự án đầu tư làm chậm tiến độ, gây lãng phí. Trong thực hiện một số lĩnh vực của THTK, CLP tại địa phương còn gặp phải khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách...
Qua giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đã kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tiếp tục nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật THTK, CLP với các luật khác và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác THTK, CLP trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc THTK, CLP; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai kết quả xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về THTK, CLP theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, sớm giao kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, nhất là vốn Chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương có cơ sở phân bổ và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tránh gây lãng phí ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.