Vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, giá cả vật tư phân bón tăng cao, thị trường thu hẹp… sản xuất nông nghiệp vẫn giành nhiều thắng lợi nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở, nỗ lực của nông dân, đặc biệt là những cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp...
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, gia đình anh Đào Quang Hiệu ở thôn Đồng Quýt, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên đã phát triển chăn nuôi lợn hàng hóa
Năm 2021 là một năm gặp nhiều khó khăn, song nhà nông Yên Bái vẫn làm nên những "mùa vàng” bội thu. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,36%, bằng 118,3% kế hoạch năm. Cơ cấu tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ước đạt 23,17%.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, bằng 101,8% kế hoạch; đàn gia súc chính đạt 762.582 con, bằng 101,3% kế hoạch (tăng 29,30% so với cùng kỳ); sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 71.182 tấn, bằng 122,7% kế hoạch (tăng 31% so với cùng kỳ).
13 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã toàn tỉnh đạt chuẩn NTM lên 88 xã; 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu; xây dựng và phát triển 140 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 - 4 sao (20 sản phẩm đạt 4 sao, 120 sản phẩm đạt 3 sao).
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nông dân thì các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, trong đó có Nghị quyết số 69 ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh có vai trò rất quan trọng. Ngay trong năm đầu triển khai thực hiện, đã hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trên 46.951 triệu đồng.
Trong đó, đã thực hiện 21/24 dự án liên kết chuỗi giá trị, hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ 1.051 cơ sở với số vốn trên 25.520 triệu đồng; hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững, đã trồng được 1.425 ha kế hoạch 1.425 ha, đạt 100% kế hoạch; triển khai phối giống nhân tạo cho đàn trâu, bò cái sinh sản được 3.927 liều phối.
Đặc biệt, mô hình trồng khoai sọ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Dự án trồng 10 ha khoai sọ ở Trạm Tấu và 5 ha ở Mù Cang Chải trên đất nương đồi và trên ruộng một vụ do chính người Mông triển khai thực hiện, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt từ 8 - 9,5 tấn/ha, với giá bán 15.000 đồng/kg đã cho thu nhập 120 - 140 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi từ 40 - 45 triệu đồng/ha.
Dự án phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông (Trấn Yên) theo mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị, người dân đã xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu gần 44 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng 3 cơ sở chế biến với công suất 30 tấn sản phẩm/năm mang lại hiệu quả rõ nét.
Xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên có 7 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và là tiền đề cho phát triển chăn nuôi hàng hóa lớn.
Gia đình bà Phạm Thị Khanh vốn là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu năm 2021, gia đình đăng ký chăn nuôi theo Nghị quyết 69, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 15 lợn nái về nuôi, sau nghiệm thu được hỗ trợ 40 triệu đồng. Đến nay, đàn lợn sinh trưởng và phát triển rất tốt, lợn sinh sản đến đâu gia đình xuất bán con giống đến đó, dự kiến hết năm, trừ chi phí gia đình có lãi 50 triệu đồng.
Hợp tác xã Nông nghiệp Bảo Hưng với 12 thành viên, đầu tư chăn nuôi quy mô 100 con lợn nái và 500 con lợn thịt. Đến nay, xuất bán 6 lứa lợn với 1.000 con, trong đó 300 con lợn giống, 700 lợn thịt, doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng.
Năm 2021, huyện Văn Yên triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 69 trên 8 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ 253 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ với kinh phí trên 6 tỷ đồng.
Là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nhiều năm ở thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, khi có chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69, gia đình ông Phạm Văn Dần đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng chuồng trại nuôi bò 3B. Sau hơn một năm triển khai, 11 con bò giống 3B phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Ông Dần phấn khởi nói: "Nguồn hỗ trợ của Nhà nước cùng sự vào cuộc của các ngành chuyên môn từ huyện đến xã, hướng dẫn kỹ thuật, đồng hành cùng nhà nông đã "tiếp lửa” cho chúng tôi làm giàu trên chính quê hương mình”.
Những hộ gia đình nêu trên chỉ là số nhỏ của trên 1.000 hộ dân đã được hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ. Cái được rõ nhất trong thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh đã giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình thay đổi tư duy sản xuất, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn, chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Báo Yên Bái
Vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, giá cả vật tư phân bón tăng cao, thị trường thu hẹp… sản xuất nông nghiệp vẫn giành nhiều thắng lợi nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở, nỗ lực của nông dân, đặc biệt là những cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp...Năm 2021 là một năm gặp nhiều khó khăn, song nhà nông Yên Bái vẫn làm nên những "mùa vàng” bội thu. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,36%, bằng 118,3% kế hoạch năm. Cơ cấu tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ước đạt 23,17%.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, bằng 101,8% kế hoạch; đàn gia súc chính đạt 762.582 con, bằng 101,3% kế hoạch (tăng 29,30% so với cùng kỳ); sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 71.182 tấn, bằng 122,7% kế hoạch (tăng 31% so với cùng kỳ).
13 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã toàn tỉnh đạt chuẩn NTM lên 88 xã; 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu; xây dựng và phát triển 140 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 - 4 sao (20 sản phẩm đạt 4 sao, 120 sản phẩm đạt 3 sao).
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nông dân thì các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, trong đó có Nghị quyết số 69 ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh có vai trò rất quan trọng. Ngay trong năm đầu triển khai thực hiện, đã hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trên 46.951 triệu đồng.
Trong đó, đã thực hiện 21/24 dự án liên kết chuỗi giá trị, hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ 1.051 cơ sở với số vốn trên 25.520 triệu đồng; hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững, đã trồng được 1.425 ha kế hoạch 1.425 ha, đạt 100% kế hoạch; triển khai phối giống nhân tạo cho đàn trâu, bò cái sinh sản được 3.927 liều phối.
Đặc biệt, mô hình trồng khoai sọ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Dự án trồng 10 ha khoai sọ ở Trạm Tấu và 5 ha ở Mù Cang Chải trên đất nương đồi và trên ruộng một vụ do chính người Mông triển khai thực hiện, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt từ 8 - 9,5 tấn/ha, với giá bán 15.000 đồng/kg đã cho thu nhập 120 - 140 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi từ 40 - 45 triệu đồng/ha.
Dự án phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông (Trấn Yên) theo mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị, người dân đã xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu gần 44 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng 3 cơ sở chế biến với công suất 30 tấn sản phẩm/năm mang lại hiệu quả rõ nét.
Xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên có 7 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và là tiền đề cho phát triển chăn nuôi hàng hóa lớn.
Gia đình bà Phạm Thị Khanh vốn là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu năm 2021, gia đình đăng ký chăn nuôi theo Nghị quyết 69, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 15 lợn nái về nuôi, sau nghiệm thu được hỗ trợ 40 triệu đồng. Đến nay, đàn lợn sinh trưởng và phát triển rất tốt, lợn sinh sản đến đâu gia đình xuất bán con giống đến đó, dự kiến hết năm, trừ chi phí gia đình có lãi 50 triệu đồng.
Hợp tác xã Nông nghiệp Bảo Hưng với 12 thành viên, đầu tư chăn nuôi quy mô 100 con lợn nái và 500 con lợn thịt. Đến nay, xuất bán 6 lứa lợn với 1.000 con, trong đó 300 con lợn giống, 700 lợn thịt, doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng.
Năm 2021, huyện Văn Yên triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 69 trên 8 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ 253 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ với kinh phí trên 6 tỷ đồng.
Là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nhiều năm ở thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, khi có chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69, gia đình ông Phạm Văn Dần đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng chuồng trại nuôi bò 3B. Sau hơn một năm triển khai, 11 con bò giống 3B phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Ông Dần phấn khởi nói: "Nguồn hỗ trợ của Nhà nước cùng sự vào cuộc của các ngành chuyên môn từ huyện đến xã, hướng dẫn kỹ thuật, đồng hành cùng nhà nông đã "tiếp lửa” cho chúng tôi làm giàu trên chính quê hương mình”.
Những hộ gia đình nêu trên chỉ là số nhỏ của trên 1.000 hộ dân đã được hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ. Cái được rõ nhất trong thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh đã giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình thay đổi tư duy sản xuất, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn, chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.