HĐND - Thực hiện Nghị quyết 73 của HĐND tỉnh về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có thêm nhiều những con đường giao thông được mở mới, kiên cố hóa, tạo động lực giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
GTNT phát triển tạo động lực giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, xây dựng cuộc sống hạnh phúc
Nghị quyết 73 thống nhất chủ trương và hành động
Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, ngày 31/12/2020 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện.
Trên cơ sở mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án giao thông nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố đều đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể của địa phương mình giai đoạn 2021 - 2025 và chi tiết của từng năm. Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn các cấp giai đoạn 2021 - 2025 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các cấp chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và huy động được sự vào cuộc hiệu quả của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện.
Các ngành của tỉnh đã sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt trong công tác lãnh chỉ đạo, thực hiện lồng ghép và huy động xã hội hóa được nguồn lực lớn tham gia vào thực hiện Đề án. Đến thời điểm 30/9/2021 hầu hết các mục tiêu của Đề án đề ra trong năm 2021 đều hoàn thành vượt mức, trong đó nhiều mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt trên 40%. Các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đã được các ngành, địa phương tháo gỡ kịp thời. Tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn cơ bản đảm bảo tiến độ. Công tác thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giao thông nông thôn các cấp, công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện Đề án được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Một số cơ chế hỗ trợ của Đề án có thay đổi so với giai đoạn trước, song các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội ở các địa phương đã tích cực tuyên truyền, tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch vốn được phân bổ.
Toàn dân chung sức mở đường
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn, trong 9 tháng các huyện, thị xã, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực lớn từ nhân dân, doanh nghiệp tham gia thông qua việc đóng góp ngày công lao động, tiền, ca máy… nhiều địa phương phát động phong trào dịch rào, hiến đất mở đường đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân trong việc tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để mở mới, mở rộng đường giao thông nông thôn. Kết quả huy động nhân dân đóng góp và huy động các nguồn lực hợp pháp khác tham gia thực hiện Đề án GTNT năm 2021 đã huy động đóng góp được 147.523,47 triệu đồng.
Đến thời điểm 30/9/2021, UBND tỉnh Yên Bái đã giao vốn năm 2021 chia thành 02 đợt, với tổng số vốn giao là 101.350 triệu đồng. Trong đó, đơn vị được phân bổ vốn nhiều nhất là huyện Văn Yên 26.158 triệu đồng (chiếm 25,8% tổng sổ vốn phân bổ năm 2021); đơn vị được phân bổ thấp nhất là thành phố Yên Bái 500 triệu đồng (chiếm 0,49%).
UBND các huyện, thị xã, thành phố cơ bản thực hiện phân bổ thực hiện ngay sau khi được UBND tỉnh giao vốn. Trong đó, số vốn giao đợt 1 đã được các địa phương phân bổ 100%; số vốn giao đợt 2 đến thời điểm 30/9/2021 các địa phương đang triển khai phân bổ. Tổng số nguồn vốn các huyện, thị xã, thành phố đã phân bổ để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 112.938,7 triệu đồng, gồm: Ngân sách tỉnh là 83.905,1 triệu đồng, ngân sách huyện đã bố trí để đối ứng theo quy định là 29.033,6 triệu đồng.
Ngoài nguồn vốn của Đề án GTNT, các địa phương đã huy động và lồng ghép thêm các nguồn lực khác nhau để thực hiện Đề án, gồm: Ngân sách huyện thực hiện Đề án theo cơ chế của Đề án GTNT là 7.381,2 triệu đồng; lồng ghép các nguồn vốn khác thực hiện không theo cơ chế của Đề án GTNT là 82.313,0 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện là 13.067,8 triệu đồng). Tổng cộng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các huyện, thị xã, thành phố đã lồng ghép để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 202.632,9 triệu đồng, gồm: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh là 151.897,3 triệu đồng; ngân sách huyện là 49.482,6 triệu đồng; nguồn vốn khác là 1.253,0 triệu đồng.
Kết quả đã kiên cố hóa được 393,24 km, vượt 118,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, đạt 98,3% mục tiêu của Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy (theo báo cáo của các địa phương dự ước toàn tỉnh năm 2021 sẽ kiên cố hóa được 574,8 km, vượt 219,3% mục tiêu năm 2021 của Đề án và vượt 43,7% mục tiêu Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy). Số km đường đất đã mở mới, mở rộng là 43,9 km vượt 43,6% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: đường loại 3 (đường đất mở mới) là 34,58 km và đường loại 4 (đường đất mở rộng) là 9,32 km. Số công trình đã xây dựng là 475 công trình, vượt 137,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: 19 công trình cầu và 456 công trình cống. Thông qua Đề án phát triển GTNT, nhiều tuyến đường trên địa bàn được mở rộng, cứng hóa, thay đổi khang trang, sạch đẹp. Không chỉ góp phần cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, các tuyến đường giao thông được kiên cố hóa còn thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa giảm chi phí, tăng giá thành sản phẩm, giúp phát triển kinh tế - xã hội.
Tiến độ thi công, chất lượng các công trình cơ bản đảm bảo; công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện của các cơ quan chuyên môn, của UBND cấp xã được quan tâm, các tuyến đường cơ bản được các tổ, đội thợ thi công và người dân giám sát thực hiện. Thông qua thực hiện đề án phát triển GTNT, năng lực tổ chức thi công từ cấp huyện xuống xã được nâng lên. Các tuyến đường GTNT được rà soát, thi công triển khai bảo đảm vào cấp từ nền đường, độ dày đến chiều rộng đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Đề án phát triển GTNT là một trong những đề án đạt hiệu quả cao và sát với thực tế địa phương. Trước khi có đề án, toàn bộ những tuyến đường giao thông được kiên cố hóa đều do Nhà nước đầu tư nhưng khi thực hiện đề án với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã huy động được sự vào cuộc tích cực của nhân dân từ tham gia đóng góp kinh phí, vật liệu, ngày công lao động đến tham gia giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình. Nhờ đó, người dân ý thức hơn trong giữ gìn, duy tu, bảo trì các tuyến đường GTNT.
Những con đường được cứng hóa, những cây cầu dân sinh với độ bền cao được đầu tư xây dựng thay thế những con đường đất, cây cầu yếu đã góp phần nối liền các thôn, bản, nhân dân, trẻ em đi lại thuận tiện. Giao thông nông thôn được cứng hóa, hoàn thiện, liên kết trung tâm xã với các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, dựng xây cuộc sống hạnh phúc trên chính mảnh đất quê hương.
Ban Biên tập
HĐND - Thực hiện Nghị quyết 73 của HĐND tỉnh về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có thêm nhiều những con đường giao thông được mở mới, kiên cố hóa, tạo động lực giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.Nghị quyết 73 thống nhất chủ trương và hành động
Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, ngày 31/12/2020 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện.
Trên cơ sở mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án giao thông nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố đều đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể của địa phương mình giai đoạn 2021 - 2025 và chi tiết của từng năm. Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn các cấp giai đoạn 2021 - 2025 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các cấp chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và huy động được sự vào cuộc hiệu quả của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện.
Các ngành của tỉnh đã sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt trong công tác lãnh chỉ đạo, thực hiện lồng ghép và huy động xã hội hóa được nguồn lực lớn tham gia vào thực hiện Đề án. Đến thời điểm 30/9/2021 hầu hết các mục tiêu của Đề án đề ra trong năm 2021 đều hoàn thành vượt mức, trong đó nhiều mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt trên 40%. Các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đã được các ngành, địa phương tháo gỡ kịp thời. Tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn cơ bản đảm bảo tiến độ. Công tác thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giao thông nông thôn các cấp, công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện Đề án được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Một số cơ chế hỗ trợ của Đề án có thay đổi so với giai đoạn trước, song các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội ở các địa phương đã tích cực tuyên truyền, tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch vốn được phân bổ.
Toàn dân chung sức mở đường
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn, trong 9 tháng các huyện, thị xã, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực lớn từ nhân dân, doanh nghiệp tham gia thông qua việc đóng góp ngày công lao động, tiền, ca máy… nhiều địa phương phát động phong trào dịch rào, hiến đất mở đường đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân trong việc tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để mở mới, mở rộng đường giao thông nông thôn. Kết quả huy động nhân dân đóng góp và huy động các nguồn lực hợp pháp khác tham gia thực hiện Đề án GTNT năm 2021 đã huy động đóng góp được 147.523,47 triệu đồng.
Đến thời điểm 30/9/2021, UBND tỉnh Yên Bái đã giao vốn năm 2021 chia thành 02 đợt, với tổng số vốn giao là 101.350 triệu đồng. Trong đó, đơn vị được phân bổ vốn nhiều nhất là huyện Văn Yên 26.158 triệu đồng (chiếm 25,8% tổng sổ vốn phân bổ năm 2021); đơn vị được phân bổ thấp nhất là thành phố Yên Bái 500 triệu đồng (chiếm 0,49%).
UBND các huyện, thị xã, thành phố cơ bản thực hiện phân bổ thực hiện ngay sau khi được UBND tỉnh giao vốn. Trong đó, số vốn giao đợt 1 đã được các địa phương phân bổ 100%; số vốn giao đợt 2 đến thời điểm 30/9/2021 các địa phương đang triển khai phân bổ. Tổng số nguồn vốn các huyện, thị xã, thành phố đã phân bổ để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 112.938,7 triệu đồng, gồm: Ngân sách tỉnh là 83.905,1 triệu đồng, ngân sách huyện đã bố trí để đối ứng theo quy định là 29.033,6 triệu đồng.
Ngoài nguồn vốn của Đề án GTNT, các địa phương đã huy động và lồng ghép thêm các nguồn lực khác nhau để thực hiện Đề án, gồm: Ngân sách huyện thực hiện Đề án theo cơ chế của Đề án GTNT là 7.381,2 triệu đồng; lồng ghép các nguồn vốn khác thực hiện không theo cơ chế của Đề án GTNT là 82.313,0 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện là 13.067,8 triệu đồng). Tổng cộng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các huyện, thị xã, thành phố đã lồng ghép để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 202.632,9 triệu đồng, gồm: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh là 151.897,3 triệu đồng; ngân sách huyện là 49.482,6 triệu đồng; nguồn vốn khác là 1.253,0 triệu đồng.
Kết quả đã kiên cố hóa được 393,24 km, vượt 118,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, đạt 98,3% mục tiêu của Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy (theo báo cáo của các địa phương dự ước toàn tỉnh năm 2021 sẽ kiên cố hóa được 574,8 km, vượt 219,3% mục tiêu năm 2021 của Đề án và vượt 43,7% mục tiêu Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy). Số km đường đất đã mở mới, mở rộng là 43,9 km vượt 43,6% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: đường loại 3 (đường đất mở mới) là 34,58 km và đường loại 4 (đường đất mở rộng) là 9,32 km. Số công trình đã xây dựng là 475 công trình, vượt 137,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: 19 công trình cầu và 456 công trình cống. Thông qua Đề án phát triển GTNT, nhiều tuyến đường trên địa bàn được mở rộng, cứng hóa, thay đổi khang trang, sạch đẹp. Không chỉ góp phần cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, các tuyến đường giao thông được kiên cố hóa còn thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa giảm chi phí, tăng giá thành sản phẩm, giúp phát triển kinh tế - xã hội.
Tiến độ thi công, chất lượng các công trình cơ bản đảm bảo; công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện của các cơ quan chuyên môn, của UBND cấp xã được quan tâm, các tuyến đường cơ bản được các tổ, đội thợ thi công và người dân giám sát thực hiện. Thông qua thực hiện đề án phát triển GTNT, năng lực tổ chức thi công từ cấp huyện xuống xã được nâng lên. Các tuyến đường GTNT được rà soát, thi công triển khai bảo đảm vào cấp từ nền đường, độ dày đến chiều rộng đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Đề án phát triển GTNT là một trong những đề án đạt hiệu quả cao và sát với thực tế địa phương. Trước khi có đề án, toàn bộ những tuyến đường giao thông được kiên cố hóa đều do Nhà nước đầu tư nhưng khi thực hiện đề án với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã huy động được sự vào cuộc tích cực của nhân dân từ tham gia đóng góp kinh phí, vật liệu, ngày công lao động đến tham gia giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình. Nhờ đó, người dân ý thức hơn trong giữ gìn, duy tu, bảo trì các tuyến đường GTNT.
Những con đường được cứng hóa, những cây cầu dân sinh với độ bền cao được đầu tư xây dựng thay thế những con đường đất, cây cầu yếu đã góp phần nối liền các thôn, bản, nhân dân, trẻ em đi lại thuận tiện. Giao thông nông thôn được cứng hóa, hoàn thiện, liên kết trung tâm xã với các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, dựng xây cuộc sống hạnh phúc trên chính mảnh đất quê hương.