HĐND - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc cấp “Giấy phép khai thác nước khoáng nóng”; lập báo cáo đanh giá tác động môi trường đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa.
Cử tri đề nghị nghiên cứu, xem xét theo hướng phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp “Giấy phép khai thác nước khoáng nóng” theo quy mô và trữ lượng
1. Hiện nay, tại một số địa phương có mỏ nước khoáng nóng, đây là tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản (giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, hiện nay một số hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu xin cấp Giấy phép khai thác nước khoáng nóng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và nhân dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện, thủ tục và không thể thực hiện được. Điều này làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không phát huy được giá trị của nguồn nước khoáng nóng sẵn có, và có trường hợp gây lãng phí (nước khoáng nóng tự chảy). Do đó, để tháo gỡ điểm nghẽn nêu trên, tạo điều kiện để các hộ gia đình, hộ kinh doanh được khai thác nước khoáng nóng, nhằm thu hút khách du lịch, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tiềm năng và lợi thế đặc thù của địa phương, cử tri đề nghị Quốc hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trình Kỳ họp thứ 7 cần nghiên cứu, xem xét theo hướng phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp “Giấy phép khai thác nước khoáng nóng” theo quy mô và trữ lượng. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, giải quyết nhanh thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại Văn bản số 6575/BTNMT-PC ngày 25/9/2024, như sau:
Tiếp thu kiến nghị của cử tri nêu trên, trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang trình Quốc hội xem xét, thông qua, Bộ đã chuyển loại khoáng sản “nước khoáng, nước nóng thiên nhiên” sang nhóm III và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác (điểm a khoản 2 Điều 113 dự thảo Luật).
2. Theo quy định tại Tiểu mục 6 Mục II Phụ lục 4 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: “Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng công trình thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.” Như vậy, tất cả các dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa đều phải thực hiện thủ tục này, dẫn đến kéo dài thời gian và tốn kém kinh phí, đặc biệt là các công trình có quy mô nhỏ. Cử tri kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, quy định cụ thể hơn đối với các dự án có quy mô diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ bao nhiêu m² thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và kinh phí khi triển khai các dự án.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại Văn bản số 6575/BTNMT-PC ngày 25/9/2024, như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường tại Tờ trình 19/TTr-BTNMT ngày 29 tháng 02 năm 2024 và Công văn số 4236/BTNMT-MT ngày 30 tháng 6 năm 2024. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiếu ghi ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc ngày 06 tháng 9 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục rà soát, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Nghị định đối với nội dung này, trong đó dự kiến đề xuất sửa đổi đối tượng tại cột (3) số thứ tự 6 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thành “Có diện tích chuyển đổi đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên từ 05 ha đến dưới 20 ha” để cắt giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo tiêu chí này. Đồng thời, trong dự thảo Nghị định cũng đã bổ sung thêm điều khoản quy định phân cấp cho địa phương thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường toàn bộ các dự án được phân loại theo tiêu chí này.
Ban Biên tập
HĐND - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc cấp “Giấy phép khai thác nước khoáng nóng”; lập báo cáo đanh giá tác động môi trường đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. 1. Hiện nay, tại một số địa phương có mỏ nước khoáng nóng, đây là tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản (giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, hiện nay một số hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu xin cấp Giấy phép khai thác nước khoáng nóng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và nhân dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện, thủ tục và không thể thực hiện được. Điều này làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không phát huy được giá trị của nguồn nước khoáng nóng sẵn có, và có trường hợp gây lãng phí (nước khoáng nóng tự chảy). Do đó, để tháo gỡ điểm nghẽn nêu trên, tạo điều kiện để các hộ gia đình, hộ kinh doanh được khai thác nước khoáng nóng, nhằm thu hút khách du lịch, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tiềm năng và lợi thế đặc thù của địa phương, cử tri đề nghị Quốc hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trình Kỳ họp thứ 7 cần nghiên cứu, xem xét theo hướng phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp “Giấy phép khai thác nước khoáng nóng” theo quy mô và trữ lượng. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, giải quyết nhanh thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại Văn bản số 6575/BTNMT-PC ngày 25/9/2024, như sau:
Tiếp thu kiến nghị của cử tri nêu trên, trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang trình Quốc hội xem xét, thông qua, Bộ đã chuyển loại khoáng sản “nước khoáng, nước nóng thiên nhiên” sang nhóm III và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác (điểm a khoản 2 Điều 113 dự thảo Luật).
2. Theo quy định tại Tiểu mục 6 Mục II Phụ lục 4 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: “Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng công trình thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.” Như vậy, tất cả các dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa đều phải thực hiện thủ tục này, dẫn đến kéo dài thời gian và tốn kém kinh phí, đặc biệt là các công trình có quy mô nhỏ. Cử tri kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, quy định cụ thể hơn đối với các dự án có quy mô diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ bao nhiêu m² thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và kinh phí khi triển khai các dự án.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại Văn bản số 6575/BTNMT-PC ngày 25/9/2024, như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường tại Tờ trình 19/TTr-BTNMT ngày 29 tháng 02 năm 2024 và Công văn số 4236/BTNMT-MT ngày 30 tháng 6 năm 2024. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiếu ghi ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc ngày 06 tháng 9 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục rà soát, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Nghị định đối với nội dung này, trong đó dự kiến đề xuất sửa đổi đối tượng tại cột (3) số thứ tự 6 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thành “Có diện tích chuyển đổi đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên từ 05 ha đến dưới 20 ha” để cắt giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo tiêu chí này. Đồng thời, trong dự thảo Nghị định cũng đã bổ sung thêm điều khoản quy định phân cấp cho địa phương thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường toàn bộ các dự án được phân loại theo tiêu chí này.