HĐND - Ngày 12/12/2023, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên giải trình về một số nội dung cử tri quan tâm. Ban Biên tập tổng hợp nội dung Sở Nội vụ giải trình về lĩnh vực quản lý của ngành mà cử tri quan tâm:
Nội dung cử tri quan tâm: Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính", về cơ bản các địa giới hành chính (ĐGHC) nội huyện tuân thủ theo hồ sơ ĐGHC thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số tuyến, điểm, đường địa giới được thể hiện trong hồ sơ, bản đồ 364 chưa rõ ràng hoặc chưa phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và quản lý ĐGHC từ trước đến nay của các xã, thị trấn (đặc biệt là tại các điểm đi qua khu dân cư, khu vực đất canh tác), dẫn đến xảy ra tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC 364 nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết triệt để. Ví dụ: Các tuyến địa giới giữa: Xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Nậm Biếu) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Giàng Pằng, Làng Mảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Khe Sanh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã An Lương, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Đá Đen, Khe Cảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.
Đối với các khu vực nêu trên, một bộ phận người dân thuộc các thôn, bản của huyện Văn Chấn vẫn sinh sống, canh tác từ lâu, nhưng khi thực hiện quản lý địa giới theo bản đồ 364, thì đất các khu vực trên thuộc quản lý của huyện Văn Yên. Do đó, việc giải quyết chế độ, chính sách cho người dân như chi phí khoán quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ làm nhà, hỗ trợ sản xuất... không thực hiện được, dẫn đến người dân có nhiều ý kiến, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền.
Đề nghị cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên.
Sở Nội vụ giải trình:
Trong những năm qua công tác địa giới hành chính luôn luôn được các cấp Ủy, đảng, chính quyền quan tâm. Bộ hồ sơ, bản đồ 364 được lập làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính các cấp. Tuy nhiên do công tác lập hồ sơ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT được thực hiện trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật nước ta ở trình độ chưa cao, năng lực đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập nên chất lượng bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp trong cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng còn có tồn tại:
- Đường ranh giới hành chính giữa một số địa phương theo Biên bản mô tả không trùng khớp với đường ranh giới thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính; đường ranh giới hành chính giữa một số địa phương bảo đảm được sự trùng khớp giữa Biên bản mô tả với thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính nhưng không đúng theo thực tế quản lý của các địa phương... Thực tế đó đã làm nảy sinh và còn tiềm ẩn nhiều tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp.
- Công tác quản lý địa giới hành chính đã nhiều năm bị buông lỏng, thiếu quy chế chặt chẽ khi có những ý kiến khác nhau lại không được giải quyết triệt để, kiên quyết đã làm cho việc tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính kéo dài gây ảnh hưởng xấu.
- Nhận thức của người dân và các tổ chức kinh tế về quản lý địa giới hành chính còn hạn chế, tình trạng tự ý khai hoang canh tác, xâm canh, xâm cư diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương, việc giải quyết của chính quyền chưa triệt để, hiện tượng xâm canh, xâm cư kéo dài và ngày càng phức tạp.
Để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” với nhiệm vụ giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn liên quan đến địa giới hành chính các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp theo Chỉ thị số 364-CT.
Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Thời gian qua nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và sự phối hợp với các tỉnh bạn đến nay các tuyến địa giới hành chính còn có sự mâu thuẫn đã giải quyết xong, trong đó có các tuyến địa giới giữa: Xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Nậm Biếu) và xã Phòng Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Giàng Pằng, Làng Mảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Khe Sanh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã An Lương, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Đá Đen, Khe Cảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.
Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Yên Bái được lập mới đã được Cục Đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu kỹ thuật. Hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện các nội dung để trình Hội đồng thẩm định cấp nhà nước nghiệm thu cho phép đưa vào sử dụng.
Ban Biên tập
HĐND - Ngày 12/12/2023, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên giải trình về một số nội dung cử tri quan tâm. Ban Biên tập tổng hợp nội dung Sở Nội vụ giải trình về lĩnh vực quản lý của ngành mà cử tri quan tâm:Nội dung cử tri quan tâm: Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính", về cơ bản các địa giới hành chính (ĐGHC) nội huyện tuân thủ theo hồ sơ ĐGHC thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số tuyến, điểm, đường địa giới được thể hiện trong hồ sơ, bản đồ 364 chưa rõ ràng hoặc chưa phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và quản lý ĐGHC từ trước đến nay của các xã, thị trấn (đặc biệt là tại các điểm đi qua khu dân cư, khu vực đất canh tác), dẫn đến xảy ra tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC 364 nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết triệt để. Ví dụ: Các tuyến địa giới giữa: Xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Nậm Biếu) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Giàng Pằng, Làng Mảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Khe Sanh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã An Lương, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Đá Đen, Khe Cảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.
Đối với các khu vực nêu trên, một bộ phận người dân thuộc các thôn, bản của huyện Văn Chấn vẫn sinh sống, canh tác từ lâu, nhưng khi thực hiện quản lý địa giới theo bản đồ 364, thì đất các khu vực trên thuộc quản lý của huyện Văn Yên. Do đó, việc giải quyết chế độ, chính sách cho người dân như chi phí khoán quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ làm nhà, hỗ trợ sản xuất... không thực hiện được, dẫn đến người dân có nhiều ý kiến, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền.
Đề nghị cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên.
Sở Nội vụ giải trình:
Trong những năm qua công tác địa giới hành chính luôn luôn được các cấp Ủy, đảng, chính quyền quan tâm. Bộ hồ sơ, bản đồ 364 được lập làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính các cấp. Tuy nhiên do công tác lập hồ sơ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT được thực hiện trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật nước ta ở trình độ chưa cao, năng lực đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập nên chất lượng bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp trong cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng còn có tồn tại:
- Đường ranh giới hành chính giữa một số địa phương theo Biên bản mô tả không trùng khớp với đường ranh giới thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính; đường ranh giới hành chính giữa một số địa phương bảo đảm được sự trùng khớp giữa Biên bản mô tả với thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính nhưng không đúng theo thực tế quản lý của các địa phương... Thực tế đó đã làm nảy sinh và còn tiềm ẩn nhiều tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp.
- Công tác quản lý địa giới hành chính đã nhiều năm bị buông lỏng, thiếu quy chế chặt chẽ khi có những ý kiến khác nhau lại không được giải quyết triệt để, kiên quyết đã làm cho việc tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính kéo dài gây ảnh hưởng xấu.
- Nhận thức của người dân và các tổ chức kinh tế về quản lý địa giới hành chính còn hạn chế, tình trạng tự ý khai hoang canh tác, xâm canh, xâm cư diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương, việc giải quyết của chính quyền chưa triệt để, hiện tượng xâm canh, xâm cư kéo dài và ngày càng phức tạp.
Để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” với nhiệm vụ giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn liên quan đến địa giới hành chính các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp theo Chỉ thị số 364-CT.
Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Thời gian qua nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và sự phối hợp với các tỉnh bạn đến nay các tuyến địa giới hành chính còn có sự mâu thuẫn đã giải quyết xong, trong đó có các tuyến địa giới giữa: Xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Nậm Biếu) và xã Phòng Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Giàng Pằng, Làng Mảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Khe Sanh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; Xã An Lương, huyện Văn Chấn (khu vực thôn Đá Đen, Khe Cảnh) và xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.
Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Yên Bái được lập mới đã được Cục Đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu kỹ thuật. Hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện các nội dung để trình Hội đồng thẩm định cấp nhà nước nghiệm thu cho phép đưa vào sử dụng.