CTTĐT - Trải qua 76 năm (28/8/1945 - 28/8/2021) xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Tư pháp Việt Nam không ngừng nâng cao vai trò, vị thế trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành Tư pháp Việt Nam, Ngành Tư pháp tỉnh Yên Bái đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Yên Bái. Những chặng đường đã qua đi cùng với những thay đổi tích cực về tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - Tư pháp Yên Bái luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trên các lĩnh vực công tác của Ngành, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức đều luôn đoàn kết, trách nhiệm, tận tụy, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngành Tư pháp Yên Bái đã chỉ đạo, triển khai, thực hiện kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ công tác về lĩnh vực tư pháp, do đó các mặt công tác tư pháp chuyển biến tích cực, hiệu quả cao.
Thực hiện kế hoạch công tác hàng năm, Lãnh đạo Sở tăng công tác chỉ đạo, điều hành được tăng cường đã góp phần đảm bảo cho hoạt động được thông suốt và đạt hiệu quả. Công tác xây dựng và thẩm định VBQPPL tiếp tục đi vào nề nếp, đạt hiệu quả, xây dựng các dự thảo VBQPPL bảo đảm trình tự, thủ tục ban hành, nội dung, hình thức văn bản; các văn bản thẩm định có chất lượng. Chủ động thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản, góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật tại địa phương. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ và nội dung. Công tác PBGDPL được tăng cường, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó có công tác PBGDPL. Các hoạt động về hộ tịch, luật sư, công chứng, giám định được thực hiện theo đúng quy định, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý Nhà nước đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính đã có những tác động tích cực đến hiệu quả công tác Tư pháp. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ được củng cố, kiện toàn tinh gọn, hiệu quả.
Đạt được những kết quả đó là sự đóng góp tích cực của tập thể cán bộ, công chức Ngành Tư pháp trong việc phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, đặc biệt vượt qua những khó khăn thách thức của tình hình dịch bệnh Covid- 19, đã tham mưu và tổ chức, triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Tự hào về truyền thống 76 ngành Tư pháp Việt Nam, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình Kế hoạch của Trung ương và của địa phương trên các lĩnh vực của công tác tư pháp. Trong đó, tập trung triển khai thi hành có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong đó chú trọng tới tính dự báo của chính sách, đảm báo tính khả thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ về hệ thống hóa VBQPPL đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ đề ra, thực hiện hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi việc thi hành pháp luật; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hành chính tư pháp; Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Luật đấu giá tài sản, Luật công chứng, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý... Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá; Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ngành tư pháp. Nâng cao năng lực hoạt động gắn với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành,. Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động của Ngành Tư pháp. Thực hiện nghiêm chủ trương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp chăm lo đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trải qua 76 năm (28/8/1945 - 28/8/2021) xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Tư pháp Việt Nam không ngừng nâng cao vai trò, vị thế trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành Tư pháp Việt Nam, Ngành Tư pháp tỉnh Yên Bái đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Yên Bái. Những chặng đường đã qua đi cùng với những thay đổi tích cực về tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - Tư pháp Yên Bái luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên các lĩnh vực công tác của Ngành, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức đều luôn đoàn kết, trách nhiệm, tận tụy, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngành Tư pháp Yên Bái đã chỉ đạo, triển khai, thực hiện kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ công tác về lĩnh vực tư pháp, do đó các mặt công tác tư pháp chuyển biến tích cực, hiệu quả cao.
Thực hiện kế hoạch công tác hàng năm, Lãnh đạo Sở tăng công tác chỉ đạo, điều hành được tăng cường đã góp phần đảm bảo cho hoạt động được thông suốt và đạt hiệu quả. Công tác xây dựng và thẩm định VBQPPL tiếp tục đi vào nề nếp, đạt hiệu quả, xây dựng các dự thảo VBQPPL bảo đảm trình tự, thủ tục ban hành, nội dung, hình thức văn bản; các văn bản thẩm định có chất lượng. Chủ động thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản, góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật tại địa phương. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ và nội dung. Công tác PBGDPL được tăng cường, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó có công tác PBGDPL. Các hoạt động về hộ tịch, luật sư, công chứng, giám định được thực hiện theo đúng quy định, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý Nhà nước đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính đã có những tác động tích cực đến hiệu quả công tác Tư pháp. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ được củng cố, kiện toàn tinh gọn, hiệu quả.
Đạt được những kết quả đó là sự đóng góp tích cực của tập thể cán bộ, công chức Ngành Tư pháp trong việc phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, đặc biệt vượt qua những khó khăn thách thức của tình hình dịch bệnh Covid- 19, đã tham mưu và tổ chức, triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Tự hào về truyền thống 76 ngành Tư pháp Việt Nam, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình Kế hoạch của Trung ương và của địa phương trên các lĩnh vực của công tác tư pháp. Trong đó, tập trung triển khai thi hành có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong đó chú trọng tới tính dự báo của chính sách, đảm báo tính khả thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ về hệ thống hóa VBQPPL đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ đề ra, thực hiện hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi việc thi hành pháp luật; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hành chính tư pháp; Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Luật đấu giá tài sản, Luật công chứng, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý... Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá; Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ngành tư pháp. Nâng cao năng lực hoạt động gắn với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành,. Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động của Ngành Tư pháp. Thực hiện nghiêm chủ trương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp chăm lo đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.