Nghị quyết số 69 ngày 16/12/2020 và Nghị quyết số 05 ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đây được coi là "đòn bẩy” để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia liên doanh, liên kết, đầu tư phát triển sản xuất.
Anh Trịnh Văn Bẩy ở thôn Cầu A, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên chăm sóc đàn bò
Gia đình anh Trịnh Văn Bẩy ở thôn Cầu A, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên làm nghề phát triển chăn nuôi trâu, bò. Được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Nghị quyết 69, anh Bẩy đã đầu tư sửa sang chuồng trại, mua thêm con giống. Anh Bẩy chia sẻ: "Nghị quyết 69 đã động viên, khích lệ nông dân đổi mới tư duy, tiên phong trong phát triển sản xuất. Tôi tin rằng, sẽ ngày càng có thêm nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong phát triển chăn nuôi, sản xuất”.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69 và Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh, đến nay, tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ thực hiện tổng số 38 dự án liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, gồm: 10 dự án phát triển măng tre Bát độ, 7 dự án phát triển sản xuất trồng dâu nuôi tằm, 7 dự án phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn, 4 dự án phát triển sản xuất chè vùng thấp…
Dự kiến, trong đợt 2 (năm 2023), tỉnh sẽ phê duyệt bổ sung kinh phí thực hiện thêm 10 dự án, nâng tổng số dự án được phê duyệt lên 48 dự án.
Đối với việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc sản hữu cơ, đến nay, tỉnh phê duyệt, hỗ trợ thực hiện 2.997 cơ sở chăn nuôi cho các hộ gia đình, cá nhân; hỗ trợ 61 tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi trâu, bò với 1.570 con trâu, bò được mua mới để phát triển sản xuất.
Dự kiến, trong đợt 2 (năm 2023), tỉnh sẽ hỗ trợ thực hiện thêm 383 cơ sở chăn nuôi và 15 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò.
Chính sách hỗ trợ trồng rừng bền vững thời gian qua cũng đã được các địa phương tích cực triển khai. Đến nay, có 2.101 ha được phê duyệt, hỗ trợ trồng mới theo cơ chế, chính sách của tỉnh, góp phần hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng hàng năm đạt trên 15.000 ha (năm 2021 đạt 16.047 ha/kế hoạch 15.500 ha; năm 2022 đạt 15.861 ha/kế hoạch 15.500 ha). Đồng thời, tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu chuyển hóa rừng gỗ lớn; nâng cao chất lượng rừng, rừng che phủ và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững trong thời gian tới.
Cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao như: Dự án trồng khoai sọ tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; Dự án sản xuất miến đao theo chuỗi giá trị tại huyện Trấn Yên; thực hiện chính sách hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Qua đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần nâng cao thể trọng, chất lượng đàn trâu, bò của tỉnh.
Thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành chức năng và ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh tới người dân; đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân duy trì và phát triển tốt các dự án, nội dung chính sách đã được phê duyệt.
Đồng thời, tiếp tục thu hút, mời gọi các doanh nghiệp và thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia phát triển sản xuất, đăng ký thực hiện chính sách; tăng cường kiểm tra tình hình triển khai thực hiện chính sách tại cơ sở để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, có giải pháp tháo gỡ kịp thời; rà soát, xác định nhu cầu hỗ trợ, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm 2023 (đợt 1), UBND tỉnh đã phê duyệt phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hơn 33,189 tỷ đồng; dự kiến đợt 2 (năm 2023) sẽ phân bổ kinh phí hơn 13,8 tỷ đồng. |
Theo Báo Yên Bái
Nghị quyết số 69 ngày 16/12/2020 và Nghị quyết số 05 ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đây được coi là "đòn bẩy” để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia liên doanh, liên kết, đầu tư phát triển sản xuất.Gia đình anh Trịnh Văn Bẩy ở thôn Cầu A, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên làm nghề phát triển chăn nuôi trâu, bò. Được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Nghị quyết 69, anh Bẩy đã đầu tư sửa sang chuồng trại, mua thêm con giống. Anh Bẩy chia sẻ: "Nghị quyết 69 đã động viên, khích lệ nông dân đổi mới tư duy, tiên phong trong phát triển sản xuất. Tôi tin rằng, sẽ ngày càng có thêm nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong phát triển chăn nuôi, sản xuất”.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69 và Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh, đến nay, tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ thực hiện tổng số 38 dự án liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, gồm: 10 dự án phát triển măng tre Bát độ, 7 dự án phát triển sản xuất trồng dâu nuôi tằm, 7 dự án phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn, 4 dự án phát triển sản xuất chè vùng thấp…
Dự kiến, trong đợt 2 (năm 2023), tỉnh sẽ phê duyệt bổ sung kinh phí thực hiện thêm 10 dự án, nâng tổng số dự án được phê duyệt lên 48 dự án.
Đối với việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc sản hữu cơ, đến nay, tỉnh phê duyệt, hỗ trợ thực hiện 2.997 cơ sở chăn nuôi cho các hộ gia đình, cá nhân; hỗ trợ 61 tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi trâu, bò với 1.570 con trâu, bò được mua mới để phát triển sản xuất.
Dự kiến, trong đợt 2 (năm 2023), tỉnh sẽ hỗ trợ thực hiện thêm 383 cơ sở chăn nuôi và 15 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò.
Chính sách hỗ trợ trồng rừng bền vững thời gian qua cũng đã được các địa phương tích cực triển khai. Đến nay, có 2.101 ha được phê duyệt, hỗ trợ trồng mới theo cơ chế, chính sách của tỉnh, góp phần hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng hàng năm đạt trên 15.000 ha (năm 2021 đạt 16.047 ha/kế hoạch 15.500 ha; năm 2022 đạt 15.861 ha/kế hoạch 15.500 ha). Đồng thời, tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu chuyển hóa rừng gỗ lớn; nâng cao chất lượng rừng, rừng che phủ và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững trong thời gian tới.
Cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao như: Dự án trồng khoai sọ tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; Dự án sản xuất miến đao theo chuỗi giá trị tại huyện Trấn Yên; thực hiện chính sách hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Qua đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần nâng cao thể trọng, chất lượng đàn trâu, bò của tỉnh.
Thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành chức năng và ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh tới người dân; đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân duy trì và phát triển tốt các dự án, nội dung chính sách đã được phê duyệt.
Đồng thời, tiếp tục thu hút, mời gọi các doanh nghiệp và thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia phát triển sản xuất, đăng ký thực hiện chính sách; tăng cường kiểm tra tình hình triển khai thực hiện chính sách tại cơ sở để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, có giải pháp tháo gỡ kịp thời; rà soát, xác định nhu cầu hỗ trợ, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm 2023 (đợt 1), UBND tỉnh đã phê duyệt phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hơn 33,189 tỷ đồng; dự kiến đợt 2 (năm 2023) sẽ phân bổ kinh phí hơn 13,8 tỷ đồng.