Ngày 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 21 chất vấn và trả lời chất vấn về thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.
Các đại biểu tại điểm cầu Yên Bái tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tại điểm cầu phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì phiên họp.
Chủ trì phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh. Tham dự có các vị ĐBQH tại địa phương; đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Ngành tòa án và ngành kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hệ thống pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, góp phần tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thời gian chất vấn diễn ra trong một ngày, nội dung chất vấn cả 2 lĩnh vực đều có phạm vi rộng, đồng chí đề nghị các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, tranh luận một cách thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao để góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp hữu hiệu và khả thi mỗi chất vấn.
Sau phần khai mạc, các ĐBQH đã tập trung chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhiều nội dung quan trọng, tập trung vào giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác cán bộ của ngành tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của thẩm phán và các công chức ngành tòa án, việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành; công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ; việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Tiếp đó, phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát tập trung vào các nội dung: giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng, không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, tăng cường chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa; giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kiểm sát thi hành án dân sự, hình sự, hành chính, việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác cán bộ của ngành kiểm sát, giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của kiểm sát viên và các công chức của ngành; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành kiểm sát; giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nhất là nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm, tăng cường rà soát để kịp thời giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn.
Phiên chất vấn là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống và kết quả công tác của ngành mình. Qua đó tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp và trách nhiệm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới, phấn đấu đến năm 2030, nước ta hoàn thành cơ bản mục tiêu xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân.
Theo Báo Yên Bái
Ngày 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 21 chất vấn và trả lời chất vấn về thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.Tại điểm cầu phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì phiên họp.
Chủ trì phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh. Tham dự có các vị ĐBQH tại địa phương; đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Ngành tòa án và ngành kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hệ thống pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, góp phần tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thời gian chất vấn diễn ra trong một ngày, nội dung chất vấn cả 2 lĩnh vực đều có phạm vi rộng, đồng chí đề nghị các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, tranh luận một cách thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao để góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp hữu hiệu và khả thi mỗi chất vấn.
Sau phần khai mạc, các ĐBQH đã tập trung chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhiều nội dung quan trọng, tập trung vào giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác cán bộ của ngành tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của thẩm phán và các công chức ngành tòa án, việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành; công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ; việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Tiếp đó, phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát tập trung vào các nội dung: giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng, không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, tăng cường chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa; giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kiểm sát thi hành án dân sự, hình sự, hành chính, việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác cán bộ của ngành kiểm sát, giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của kiểm sát viên và các công chức của ngành; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành kiểm sát; giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nhất là nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm, tăng cường rà soát để kịp thời giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn.
Phiên chất vấn là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống và kết quả công tác của ngành mình. Qua đó tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp và trách nhiệm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới, phấn đấu đến năm 2030, nước ta hoàn thành cơ bản mục tiêu xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân.