Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ ba của Quốc hội diễn ra chiều nay (9/6), thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, bà Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đề nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm rõ 2 nội dung liên quan đến giải pháp giảm nghèo bền vững và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải Khang Thị Mào - đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nêu câu hỏi chất vấn tại hội trường
Cụ thể, đại biểu Khang Thị Mào đề nghị Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã có giải pháp gì để thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong thời gian tới để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Đại biểu cũng đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 02 ngày 10/1/2022 của Chính phủ được triển khai như thế nào? Giải pháp của Chính phủ để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới?
Giải trình trước Quốc hội về nội dung đại biểu Mào chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững có tầm quan trọng và được triển khai theo Nghị quyết số 24 của Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư.
Theo Phó Thủ tướng, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia đều phải có 1 bộ các quyết định hoặc nghị định liên quan mới có thể triển khai được. Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 5 văn bản để thực hiện Nghị quyết 24 theo đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, đảm bảo phù hợp Luật Đầu tư công. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn phân bổ nguồn vốn. Ngày 28/5, Chính phủ cũng đã ra quyết định về phân bổ nguồn vốn đến tất cả bộ, ngành, địa phương để thực hiện Chương trình.
Cho biết trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phải ban hành văn bản hướng dẫn để làm căn cứ cho các địa phương triển khai chương trình này, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố liên quan khẩn trương hoàn thành các văn bản tổ chức thực hiện triển khai Chương trình theo thẩm quyền và ưu tiên bố trí đầy đủ kinh phí theo quy định, phân bổ kinh phí kịp thời và thực hiện các giải pháp lồng ghép nguồn vốn. UBND các tỉnh chủ động nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách phù hợp để đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh thông tin về các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững
Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thông tin, từ năm 2020, các tổ chức quốc tế đã dừng công bố các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm để cải thiện môi trường kinh doanh và nghị quyết thứ hai của Chính phủ đầu năm 2022 cũng là nghị quyết liên quan đến đề ra các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh.
Theo đánh giá mới đây nhất về kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh công bố tháng 4/2022 cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã chuyển biến chung theo hướng tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chuyển biến tốt và rất tốt tăng trên cả 10 lĩnh vực môi trường kinh doanh.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp và yêu cầu các bộ, ngành thực hiện. Đó là: tập trung cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh; tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai, đổi mới quản lý hành chính đất đai.
Thực hiện các nhiệm vụ giải pháp chuyển đổi số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi số và tăng cường cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, kiểm tra giám sát; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh” - Phó Thủ tướng nêu giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo Báo Yên Bái
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ ba của Quốc hội diễn ra chiều nay (9/6), thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, bà Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đề nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm rõ 2 nội dung liên quan đến giải pháp giảm nghèo bền vững và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Cụ thể, đại biểu Khang Thị Mào đề nghị Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã có giải pháp gì để thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong thời gian tới để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Đại biểu cũng đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 02 ngày 10/1/2022 của Chính phủ được triển khai như thế nào? Giải pháp của Chính phủ để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới?
Giải trình trước Quốc hội về nội dung đại biểu Mào chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững có tầm quan trọng và được triển khai theo Nghị quyết số 24 của Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư.
Theo Phó Thủ tướng, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia đều phải có 1 bộ các quyết định hoặc nghị định liên quan mới có thể triển khai được. Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 5 văn bản để thực hiện Nghị quyết 24 theo đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, đảm bảo phù hợp Luật Đầu tư công. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn phân bổ nguồn vốn. Ngày 28/5, Chính phủ cũng đã ra quyết định về phân bổ nguồn vốn đến tất cả bộ, ngành, địa phương để thực hiện Chương trình.
Cho biết trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phải ban hành văn bản hướng dẫn để làm căn cứ cho các địa phương triển khai chương trình này, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố liên quan khẩn trương hoàn thành các văn bản tổ chức thực hiện triển khai Chương trình theo thẩm quyền và ưu tiên bố trí đầy đủ kinh phí theo quy định, phân bổ kinh phí kịp thời và thực hiện các giải pháp lồng ghép nguồn vốn. UBND các tỉnh chủ động nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách phù hợp để đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh thông tin về các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững
Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thông tin, từ năm 2020, các tổ chức quốc tế đã dừng công bố các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm để cải thiện môi trường kinh doanh và nghị quyết thứ hai của Chính phủ đầu năm 2022 cũng là nghị quyết liên quan đến đề ra các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh.
Theo đánh giá mới đây nhất về kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh công bố tháng 4/2022 cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã chuyển biến chung theo hướng tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chuyển biến tốt và rất tốt tăng trên cả 10 lĩnh vực môi trường kinh doanh.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp và yêu cầu các bộ, ngành thực hiện. Đó là: tập trung cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh; tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai, đổi mới quản lý hành chính đất đai.
Thực hiện các nhiệm vụ giải pháp chuyển đổi số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi số và tăng cường cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, kiểm tra giám sát; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh” - Phó Thủ tướng nêu giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.